Viêm da tiết bã (viêm da dầu) gây nên các tổn thương dạng hồng ban, dầu nhờn và bong tróc ngoài da. Nguyên nhân từ sự rối loạn của tuyến bã nhờn và do nấm Malassezia tác động. Khi mắc bệnh, sức khỏe và thẩm mỹ của làn da người bệnh bị ảnh hưởng đi kèm sự mặc cảm về tâm lý trong giao tiếp. Cùng tìm hiểu kỹ các thông tin chi tiết về bệnh trong bài viết dưới đây để sớm có phương pháp chữa trị kịp thời.
Viêm da tiết bã nhờn hay viêm da dầu là gì?
Bệnh viêm da tiết bã hay viêm da dầu tiết bã có tên tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis. Đây là căn bệnh viêm da mãn tính thường bùng phát theo từng đợt. Bệnh gây nên những tổn thương trên da dạng đỏ hồng ban, khô tróc cùng dầu nhờn.
Căn bệnh trên thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Người trưởng thành cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Viêm da nhờn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể chuyển biến sang viêm da tiết bã hay viêm da dầu bội nhiễm. Lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
Hơn thế, với tính chất kéo dài dai dẳng, viêm da dầu còn khiến tâm lý người bệnh tự ti khi giao tiếp, đặc biệt với trường hợp viêm da dầu trên mặt. Do vậy người bệnh không nên chủ quan mà nên sớm có hướng điều trị phù hợp.
Các triệu chứng nhận biết bệnh
Bệnh viêm da bã nhờn gây tổn thương ở nhiều vùng da trên cơ thể. Triệu chứng bệnh có thể có một chút khác biệt ở từng độ tuổi hay vùng da bị tổn thương. Viêm da tiết bã xuất hiện nhiều ở vùng da mặt, da đầu, đôi khi là cả ở lưng…
Biểu hiện viêm da tiết bã ở mặt
Ở người trưởng thành, viêm da dầu tiết bã thưởng gây tổn thương vùng da cánh mũi, ở tai. Một số trường hợp nặng, tình trạng viêm dễ lan xuống vai, ngực và lưng. Dấu hiệu chi tiết như sau:
- Làn da có nhiều mảng đỏ ửng hoặc hồng. Bề mặt da thường phẳng, vết đỏ không có ranh giới.
- Vùng da bị bệnh bắt đầu có vảy trắng kèm tình trạng, bong tróc. Đôi khi tổn thương dẫn đến da vừa khô vừa có bã nhờn.
- Tổn thương thường ở các nếp gấp của da như cánh mũi, sau tai, khóe miệng
Viêm da tiết bã da đầu
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu gây ra các tổn thương điển hình như khiến da đầu đổ nhiều dầu. Bề mặt da đỏ và bong vảy. Ở người lớn triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ, có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sau:
- Viêm da đầu gây ngứa nhẹ, chân tóc bết dính
- Da đầu nhờn, tiết nhiều dầu. Tổn thương đỏ, bong vảy mảng nhỏ.
- Triệu chứng rõ nhất ở vùng viền chân tóc.
- Tình trạng nhẹ chỉ khiến da nóng rát. Tuy nhiên viêm da tiết bã ở đầu nặng có thể gây rụng tóc.
Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh còn được gọi với cái tên dân gian là “cứt trâu”. Bệnh gây cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc và chán ăn. Bệnh thường bùng phát ở trẻ trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi. Có thể triệu chứng sẽ giảm khi trẻ 6-12 tháng.
Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh gây nên tổn thương thường xuất hiện ở vùng da đầu dạng mảng trắng, hoặc vàng nâu. Từng mảng da khô bám chặt khó bong và dễ lan rộng ra xung quanh. Giai đoạn nhẹ, tình trạng không gây ngứa hay khó chịu.
Da em bé nếu chăm sóc không đúng cách dễ khiến bệnh chuyển nặng. Viêm da sẽ lan rộng xuống cơ thể, gây đỏ, đóng vảy tiết và thường nhờn dính.
Các triệu chứng của viêm da tiết bã có tự hết không?
Bệnh viêm da bã nhờn thường bùng phát theo từng đợt và dễ tái đi tái lại nên nhiều người nhầm tưởng bệnh tự khỏi. Tuy nhiên đa số các trường hợp mắc bệnh không thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thậm chí việc chữa dứt điểm bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể chỉ bùng phát một lần và không tái lại khi trẻ lớn. Còn ở người trưởng thành, môi trường sống và thói quen ăn uống tác động nhiều đến làn da khiến tỷ lệ bị lại cao hơn. Do đó phương pháp chữa bệnh phù hợp cần hạn chế tối đa khả năng quay lại của viêm da dầu.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiết bã
Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm da dầu là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó tác động của loại nấm malassezia cũng khiến tuyến dầu nhờn tiết nhiều gây viêm da. Không chỉ vậy, viêm da tiết bã còn dễ bùng phát do một số tác nhân như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm da dầu,hoặc cha mẹ mắc bệnh tỷ lệ sinh con cũng dễ mắc.
- Yếu tố thời tiết và môi trường: Thời điểm giao mùa, hay vào mùa đông da dễ bị khô, mất nước khiến tuyến bã nhờn bị ảnh hưởng. Ngoài ra môi trường ô nhiễm cũng là tác nhân chính khiến viêm da bùng phát.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng hay uống rượu bia cũng ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn dưới da, gây viêm da.
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ ức chế hệ miễn dịch gián tiếp gây nên viêm da dầu.
- Tâm lý căng thẳng kéo dài, hay vệ sinh da chưa đúng cách là yếu tố khiến bệnh vùng phát.
Viêm da dầu tiết bã có lây không, có gây nguy hiểm không?
Với các triệu chứng bùng phát ngoài da, gây mất thẩm mỹ, nhiều người còn lo ngại bệnh lây qua đường tiếp xúc. Các chuyên gia da liễu đã chứng minh rằng, viêm da dầu không phải do các virus truyền nhiễm gây nên. Do đó bệnh không lây lan khi tiếp xúc với người bệnh hay dùng chung đồ dùng.
Người bệnh và những người xung quanh hoàn toàn có thể yên tâm và sinh hoạt bình thường mà không cần lo lắng về tình trạng lây nhiễm. Tuy nhiên như đã đề cập, đây là căn bệnh có tính di truyền do đó nếu cha mẹ mắc bệnh khả năng sinh con cũng bị bệnh rất cao.
Viêm da dầu tiết bã không khiến sức khỏe bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Tuy vậy nếu điều trị không đúng cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm. Lúc này bệnh khó để tìm được cách chữa hiệu quả, hơn nữa còn có thể để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ.
Nhiều người bệnh còn trở nên lầm lì, tự ti không muốn tiếp xúc với bên ngoài do bệnh khiến làn da xấu xí hơn. Ở trẻ nhỏ, nếu điều trị sai khiến trẻ có thể phải sống chung với viêm da cho đến tận lúc lớn. Bởi vậy không nên chủ quan trước sự nguy hiểm của bệnh viêm da dầu tiết bã.
Viêm da dầu tiết bã có chữa được không và cách điều trị mang lại hiệu quả cao
Điều trị dứt điểm viêm da tiết bã có điều trị hết hoàn toàn không là thắc mắc của nhiều người. Là căn bệnh mãn tính, dễ tái phát, để điều trị hiệu quả cần có phương pháp phù hợp. Hiện nay để chữa bệnh viêm da tiết bã có nhiều cách, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh phổ biến:
Các chữa viêm da tiết bã bằng dân gian tiện lợi, an toàn
Phương pháp dân gian được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Cách này giúp cải thiện triệu chứng ngoài da tuy nhiên hiệu quả chậm. Một số trường hợp da quá nhạy cảm hoặc tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng không nên áp dụng cách dân gian,
Một số công thức được sử dụng để cải thiện bệnh gồm:
- Mẹo dân gian giúp trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa: sát khuẩn làn da sạch sẽ. Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên lòng bàn tay để dầu nóng dần lên. Dùng tay massage nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh trong khoảng 5 phút. Vệ sinh lại da bằng nước ấm.
- Công thức bằng mật ong trị viêm da tiết bã: Trước hết cần vệ sinh da thật sạch rồi massage nhẹ bằng mật ong. Ngoài ra bạn cũng có thể cho một ít mật ong cùng sữa tắm hoặc rửa mặt.
- Điều trị viêm da tiết bã ở mặt bằng cách xông nước trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không đã rửa sạch và ngâm nước muối. Cho vào đun với 500ml nước. Dùng để xông hơi da mặt hoặc pha loãng để tắm. Chú ý nhiệt độ nước tránh trường hợp gây bỏng da.
Phác đồ điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc tân dược
Điều trị viêm da tiết bã theo y học hiện đại sử dụng các sản phẩm như sữa rửa mặt chữa cho vùng da ở mặt, thuốc uống, thuốc bôi đặc trị… Các loại thuốc chữa viêm da tiết bã phổ biến gồm:
- Viêm da đầu dùng dầu gội gì? Bệnh thường dùng thuốc hoặc dầu gội kháng nấm thành phần gồm các chất Ketoconazole, Ciclopirox… Các loại phổ biến như Zinc pyrithion và Selenium
- Viêm da dầu bôi thuốc gì? Thuốc bôi giúp bong vảy tại chỗ: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi bạt sừng chứa Acid salicylic, Acid lactic… Công dụng làm bong vảy trắng bám trên da.
- Thuốc bôi giúp ức chế calcineurin: Gồm các thuốc như Tacrolimus, Pimecrolimus… Tác dụng giảm ngứa ngoài da, dùng được cho vùng da mặt và tai.
- Thuốc chứa corticoid dạng kem bôi: Sử dụng ở nồng độ thấp và dưới sự chỉ định của bác sĩ. Không dùng quá liều có thể ảnh hưởng chức năng nội tạng, gây bào mòn da… Một số loại thuốc thuộc nhóm này là Betamethason, Desonid,…
- Thuốc kháng nấm trị viêm da tiết bã, viêm da dầu dạng uống: Chỉ định trong trường hợp nặng, không đáp ứng được với các thuốc điều trị khác. Ngăn tổn thương lan rộng trên da và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn
- Kháng sinh uống: Dùng cho trường hợp bệnh chuyển biến nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm.
Thuốc Tân dược thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Do vậy không nên tự tiện sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc cần đúng liều lượng và dựa trên từng thể trạng mà phác đồ chữa bệnh cũng khác nhau.
Trong một số trường hợp viêm da dầu tiết bã chuyển biến quá nặng, các tổn thương kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Đây là cách sử dụng các tia UVA, UVB chiếu lên vùng da bị bệnh để chữa trị. Phương pháp này được đánh giá là đẩy lùi triệu chứng hiệu quả, tuy nhiên khá nguy hiểm. Với làn da quá mỏng, liệu pháp ánh sáng có thể gây bỏng, tăng nguy cơ ung thư da, khiến da lão hóa sớm…
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả từ các bài thuốc Đông y
Để giảm các biến chứng hay tác dụng phụ ở thuốc Tây, nhiều người tìm đến y học cổ truyền để chữa bệnh. Đông y quan niệm viêm da dầu có nguyên nhân do thấp nhiệt, phong hàn ứ trệ dưới da gây uất kêt. Bài thuốc cổ truyền tập trung thanh nhiệt giải độc từ bên trong. Nhờ đó hệ miễn dịch được cải thiện, kiểm soát nhanh tình trạng bệnh.
Thành phần trong thuốc Đông y chữa bệnh đều từ thảo dược thiên nhiên lành tính. Tỷ lệ thuốc được gia giảm theo từng thể trạng người bệnh. Nhờ đó phương pháp này phát huy tối đa công dụng và lành tính với cả trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh.
Một số thuốc chữa viêm da tiết bã phổ biến từ Đông y có thể kể đến:
- Bài t
huốc Đông y điều trị viêm da tiết bã tác dụng khu phong, hóa thấp với ké đầu ngựa:
Thành phần gồm 20gr mỗi loại ké đầu ngựa, hoa kim ngân,cam thảo, thổ phục linh,bồ công anh, cỏ mần trầu
Sắc lấy nước uống trong ngày. Chia thành nhiều phần,và không để qua đêm.
- Bài thuốc ngâm ngoài da với đạm trúc diệp:
Bài thuốc gồm các thảo dược như đạm trúc diệp kết hợp với câu sơn và trầu không.
Cho nguyên liệu đun sôi với nước. Để nguội bớt hoặc pha loãng rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Bài thuốc kết hợp uống bôi và ngâm rửa Thanh bì dưỡng can thang:
Là sự kết hợp giữa cả thuốc uống, bôi và ngâm rửa, bài thuốc tác động cải thiện bệnh từ trong ra ngoài. Thành phần tạo nên thuốc gồm kim ngân, ké đầu ngựa, phòng phong, thanh bì và hơn 30 dược liệu quý hiếm khác.
Thuốc uống tác dụng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện bệnh từ bên trong. Kem bôi giúp làm dịu da, giảm ngứa rát, tiêu viêm. Thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, làm dịu da, ngăn các tổn thương lan rộng.
Lưu ý thuốc Đông y cần sử dụng kiên trì để thấy được hiệu quả rõ rệt. Thuốc không gây tác dụng phụ, ngược lại còn giúp tác nhân gây bệnh bị đẩy lùi, ngăn bệnh tái phát.
Người mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn nên kiêng ăn gì và ăn gì?
Đối với người bệnh viêm da tiết bã, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Trong thực đơn ăn uống nên bổ sung các thực phẩm có lợi như:
- Rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất oxy hóa.
- Cá biển hay các thực phẩm có nhiều omega 3 và acid béo giúp tăng cường khả năng phục hồi của da, chống viêm, dị ứng…
- Vitamin E trong dầu thực vật giúp tổng hợp collagen dưới da, dưỡng ẩm và cải thiện viêm da
- Uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm và lượng dầu nhờn trên da.
Trái lại một số thực phẩm tuy ngon miệng nhưng lại là khắc tinh của viêm da dầu như:
- Đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn dưới da gây viêm.
- hải sản như tôm, cua, hàu… Gây kích ứng, dị ứng do làm thúc đẩy sự sản sinh histamin của cơ thể.
- Đậu nành, đậu phộng làm rối loạn quá trình trao đổi chất gây dị ứng.
- Thịt gà khiến tổn thương lâu lành và tăng tình trạng viêm da.
- Rượu bia và chất kích thích: Gây nóng trong, suy giảm chức năng thải độc của gan thận khiến độc tố tích trữ dưới da…
Cách phòng tránh bệnh từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày
Xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học cũng là cách giúp ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh viêm da tiết bã. Phòng tránh bệnh từ những sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Người bệnh có thể ghi nhớ cho mình các lưu ý sau:
- Giữ cho làn da luôn sạch sẽ, được dưỡng ẩm bằng các sản phẩm có thành phần nhẹ dịu. Vào mùa khô nên bôi kem dưỡng da 2-3 lần/ngày. Tắm rửa thường xuyên và không chà sát quá mạnh ngoài da.
- Lựa chọn mỹ phẩm kỹ lưỡng tránh gây kích ứng, tránh sử dụng sản phẩm chứa cồn gây khô da…Với người bệnh nên dùng dầu gội và sữa rửa mặt đặc trị cho người bị viêm da dầu, viêm da tiết bã.
- Che chắn và bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi ra đường. Hạn chế cho da tiếp xúc với ánh nắng và khói bụi ô nhiễm
- Mặc quần áo, dùng ga gối chất liệu cotton nhẹ mềm. Ga gối dùng hàng ngày cũng nên thay giặt thường xuyên
- Hạn chế căng thẳng hay lo lắng quá mức. Thường xuyên tập thể dục tăng cường sức đề kháng với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,đạp xe…
Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm da tiết bã hay viêm da dầu mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã tham khảo được các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Tốt hơn hết nên có hướng điều trị sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.
Xem thêm: 10+ Loại dầu gội trị vảy nến ở Da Đầu tốt nhất được khuyên dùng