Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để điều trị triệt để. Việc hiểu các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm họng mãn tính là gì? Các dạng bệnh thường gặp
Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, viêm họng ở giai đoạn mãn tính là tình trạng bệnh lý viêm nhiễm tại niêm mạc họng kéo dài dai dẳng trên 1 tuần. Đây thường là hậu quả của quá trình viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần không được điều trị triệt để hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Dựa vào đặc điểm tổn thương, bệnh viêm họng mãn tính được phân làm 4 thể:
- Viêm họng mãn tính sung huyết đơn thuần: niêm mạc họng đỏ, thấy được nhiều mạch máu.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: niêm mạc họng sung huyết đỏ, xuất hiện những hạt nhỏ ở thành sau họng tăng tiết nhiều chất nhầy, trong, hơi dính dọc theo vách họng.
- Viêm họng mãn tính quá phát: niêm mạc họng bị đỏ bầm và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở sau họng phát triển mạnh khiến cho niêm mạc họng bị gồ lên tạo thành những đám xơ hóa màu hồng hoặc đỏ. Những đám xơ hóa này tạo thành 1 “trụ giả” trông như amidan. Loại này còn được gọi là viêm họng hạt.
- Viêm họng teo: sau khi giai đoạn quá phát kết thúc, viêm họng mãn tính sẽ chuyển sang thể teo. Các trụ giả sau amidan, các hạt ở thành sau họng biến mất. Phần màn hầu và lưỡi gà mỏng đi, niêm mạc nhẵn trở lại, mỏng trắng và có một số mạch máu nhỏ. Phần eo họng cũng giãn rộng và ít tiết chất nhầy hơn. Họng thường có màu hồng nhợt nhạt, đóng vảy vàng, khô. Thể bệnh này thường gặp ở những người bệnh lớn tuổi hoặc người bị bệnh trĩ mũi.
Triệu chứng viêm họng mãn tính điển hình
Triệu chứng viêm họng mãn tính thường dai dẳng và kéo dài. Người bệnh có thể sẽ gặp một số triệu chứng điển hình sau:
- Đau họng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Đau họng thường kéo dài nhiều tuần, đi kèm các triệu chứng khô, ngứa, nóng rát và cảm giác vướng ở họng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, có thể xuất hiện nhiều đờm ở cổ họng.
- Đau mắt, khô mắt
- Khó nuốt, nuốt vướng, đau
- Ho kéo dài, dai dẳng
- Thay đổi giọng nói, khàn giọng
- Nóng rát ở vùng ngực phía sau xương ức, ợ hơi, ợ chua ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu thường nghèo nàn và không đặc hiệu.
Ngoài ra, tùy theo từng thể bệnh mắc phải, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện tương đối khác như sau:
- Viêm họng hạt: Niêm mạc họng sần sùi, nhìn thấy các hạt nhỏ li ti ở thành sau của họng. Cảm giác vướng ở họng khiến người bệnh buồn nôn, khó chịu.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: Niêm mạc họng đỏ, nhiều đờm nhầy, có hạt li ti nổi quanh thành họng. Người bệnh nhức mỏi toàn thân, suy nhược, sốt cao, ăn kém.
- Viêm họng teo: Cổ họng đau rát, đờm đặc. Niêm mạc họng có thể bị tổn thương, chảy máu.
Viêm họng mãn tính có lây không? Nguyên nhân nào gây bệnh?
Viêm họng mãn tính có lây không? – Trả lời cho câu hỏi này, Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Viêm họng mãn tính không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, một vài yếu tố như khói thuốc lá, chất dị ứng, hóa chất kích thích, sức đề kháng yếu… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với những người khỏe mạnh bình thường.”
Chia sẻ về các nguyên nhân có thể gây viêm họng mãn tính, bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh, viêm họng mãn tính là tình trạng quá phát khi bệnh ở giai đoạn cấp tính không được điều trị tốt. Nguyên nhân gây bệnh cơ bản giống với tình trạng bệnh cấp tính. Cụ thể là:
- Nhiễm trùng: Nhiều loại virus, vi khuẩn có thể tấn công gây bệnh thường xuyên ở vùng hầu họng, trong đó thường gặp nhất là Streptococcus (liên cầu). Liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng khác tại tim, thận, cơ xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.
- Khói bụi và ô nhiễm: Thường xuyên hít phải các chất độc hại như bụi bẩn, hơi hóa chất, khí đốt, khói bụi… có thể gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm họng mãn tính và các tổn thương ở phổi khác.
- Bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính khác có thể trở thành nguyên nhân khởi phát viêm họng mãn tính, như: viêm amidan mãn tính, viêm xoang mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư vòm họng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do dịch từ các cơ quan tổn thương khác thường xuyên di chuyển đến họng, làm tổn thương niêm mạc họng.
- Nguyên nhân khác: Người bệnh cũng có thể bị viêm họng mãn tính do các tổn thương thực thể hoặc dị tật bẩm sinh khác như tắc mũi mãn tính do vẹo vách ngăn, polyp cuống mũi, bệnh cơ địa dị ứng như viêm thực quản bạch cầu.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Về bản chất, viêm họng mãn tính chỉ gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh chứ không nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, không tích cực điều trị bệnh. Bởi nếu viêm họng mãn tính không được điều trị triệt để sẽ trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm họng mãn tính lâu ngày, nhiều hạt, nhiều tổ chức lympho sẽ gây ra hội chứng áp xe, viêm tấy quanh vòm họng
- Với những bệnh nhân có hội chứng viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh có thể chuyển nặng dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản cấp…
- Các biến chứng toàn thân như thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp thấp… nếu nguyên nhân gây bệnh do liên cầu tan huyết nhóm A.
- Ung thư vòm họng, tử vong nếu bệnh trở nặng, tái phát nhiều lần, họng sưng to, ho ra máu, khạc nhiều đờm, đau đầu dữ dội…
Theo bác sĩ Lê Phương, viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh chủ động điều trị bệnh từ sớm, lựa chọn đúng phương pháp điều trị và tuân thủ nghiêm chỉnh hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, điều quan trọng nhất là giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Viêm họng mãn rất dễ tái phát nhiều lần nếu nguyên nhân gây bệnh không được giải quyết triệt để.
Do vậy, nếu nhận thấy những biểu hiện của bệnh viêm họng kéo dài, người bệnh nên chủ động đến gặp các bác sĩ từ sớm để được xác định đúng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị viêm họng hiện nay
Viêm họng mãn tính được chẩn đoán và điều trị dựa trên việc khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và các thăm khám vùng hầu họng. Từ đó, các bác sĩ sẽ xác định thể bệnh mắc phải, mức độ nghiêm trọng và đưa ra phương án điều trị.
Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng để chữa viêm họng mãn tính. Trong từng trường hợp bệnh khác nhau, người bệnh có thể áp dụng:
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian: An toàn nhưng hiệu quả không cao
Dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm họng mãn tính. Hầu hầu những bài thuốc này đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, gần gũi, dễ kiếm, mang lại nhiều hiệu quả chữa bệnh tích cực. Một số mẹo chữa viêm họng mãn tại nhà có thể kể đến như:
- Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong: Người bệnh có thể ngậm, nuốt từ từ mật ong nguyên chất hoặc ngâm mật ong với chanh/ quất để ngậm dần.
- Chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng cây lược vàng: Nhai trực tiếp lá lược vàng đã rửa sạch, ngậm nuốt từ từ nước cốt và bỏ bã.
- Chữa viêm họng mãn bằng tỏi: Mỗi ngày dùng 2 lần dung dịch tỏi ngâm mật ong.
- Dùng lá hẹ chữa viêm họng mãn tính: Dùng hỗn hợp lá hẹ vào giấm đắp lên vùng cổ họng khoảng 5 – 6 tiếng mỗi ngày.
Những bài thuốc chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian thường đơn giản do ít nguyên liệu, dễ chế biến. Thực hiện liên tục những mẹo này trong thời gian ngắn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở vùng cổ họng. Tuy nhiên, các mẹo này không có tác dụng giải quyết căn nguyên gây bệnh nên không thể chữa khỏi hoàn toàn viêm họng mãn . Ngược lại, nếu lạm dụng, bệnh có thể nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng mãn uống thuốc gì? – Thuốc tây y hiệu quả nhanh nhưng cẩn thận tác dụng phụ
Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y được áp dụng phổ biến vì tiện lợi và làm giảm triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần được kiểm tra, thăm khám để xác định nguyên nhân. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn gồm:
- Kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin… Kháng sinh không phải “thần dược” trị bách bệnh. Chúng không có hiệu quả trong các trường hợp viêm họng không do vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn được sử dụng điều trị để ngăn ngừa bội nhiễm khi sức đề kháng cơ thể suy giảm.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Alphachymotrypsin, các steroid…
- Thuốc chống dị ứng, thuốc kháng Histamin H2…
- Thuốc nhỏ mũi, nước muối sinh lý, thuốc bôi làm se niêm mạc họng…
- Thuốc ho dạng siro thảo dược, thuốc ngậm giảm ho, long đờm…
Các loại thuốc tây y có thể giảm các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn nhưng hầu hết không có tác dụng giải quyết căn nguyên gây bệnh. Vậy nên, bệnh có thể tái phát sau khi dừng sử dụng thuốc. Hơn nữa, điều trị bệnh mãn tính bằng thuốc Tây y cần sử dụng trong thời gian dài. Khi đó, bệnh nhân dễ gặp phải các nguy cơ kháng thuốc, phản ứng phụ của thuốc như viêm – xuất huyết dạ dày, tăng men gan, độc gan, suy thận, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…
Thuốc Tây y là “con dao hai lưỡi”, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm để sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt: Không phải trường hợp nào cũng phù hợp
Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân viêm họng mãn tính thể quá phát, xuất hiện các hạt ở thành sau của họng (còn gọi là viêm họng hạt). Khi các hạt này có kích thước quá lớn, điều trị nội khoa không đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định đốt điện, laser, đốt hóa chất nitơ lạnh…
Phương pháp đốt giúp loại bỏ các hạt trong thời gian ngắn, giúp bệnh nhân không còn đau rát, vướng víu ở cổ họng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn, khả năng ăn uống cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp đốt chỉ giúp loại bỏ những hạt lớn. Những hạt li ti không được loại bỏ sẽ trở thành nguyên nhân khiến bệnh tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các di chứng sau đốt như sẹo họng, viêm nhiễm…
Chữa viêm họng mãn tính bằng đông y: Tác dụng từ từ nhưng triệt để, an toàn, không tái phát
Họng cũng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy, đây là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, tà khí xâm nhập. Đông y cho rằng, viêm họng mãn tính gây ra bởi 2 nguyên nhân:
- Nguyên nhân bên ngoài: tà khí, bao gồm phong nhiệt, hàn tà và dịch độc thời khí. Khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, vệ khí không đủ, các yếu tố này dễ xâm nhập và gây bệnh.
- Nguyên nhân bên trong: là do hư hỏa, phế nhiệt, đàm nhiệt lâu ngày làm tổn thương tạng phủ, xáo trộn âm dương, gây viêm họng kéo dài, dai dẳng.
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung ương), muốn chữa khỏi triệt để căn bệnh này, nguyên tắc hàng đầu là phải giải quyết đồng thời cả 2 căn nguyên gây bệnh này. Vừa tập trung loại bỏ viêm nhiễm tại chỗ, vừa thanh phế, bổ tỳ, nuôi dưỡng chính khí, vệ khí, tăng cường khả năng tự bảo vệ cơ thể từ bên trong. Như vậy, bệnh viêm họng mãn tính mới khỏi triệt để và không tái phát nữa.
Hiện nay, một số bài thuốc YHCT đã hiểu và ứng dụng tốt nguyên tắc chữa bệnh này, trong đó có thể kể đến bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Bài thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nhiều năm dựa trên các để tài của Ths.Bs Lê Phương và các cộng sự tại Trung Tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam.
Thành phần chính của bài thuốc gồm Kha tử, Phật thủ, Bạch cương tàm, Tân chỉ, Bạch nghệ, Quất hồng bì và một số loại dược liệu khác. Nguyên tắc phối hợp và gia giảm các vị thuốc này đều dựa trên nguyên tắc chữa viêm họng mãn tính theo Đông y. Nhờ vậy, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang luôn đảm bảo hiệu quả:
- Điều trị triệu chứng: giảm ho, tiêu đờm, nhanh chóng làm dịu cảm giác đau rát họng, tiêu viêm, tiêu mủ, chống phù nề niêm mạc họng, nhanh chóng làm lành các tổn thương tại họng….
- Điều trị nguyên nhân bên trong: thanh phế, bổ tỳ, bổ thận âm, giải độc cơ thể, tán nhiệt khu tà, cân bằng âm dương, giúp cơ thể nuôi dưỡng chính khí, vệ khí, tự loại bỏ bệnh tật.
Hiệu quả của bài thuốc đã được kiểm nghiệm nghiêm ngặt về độ an toàn, hiệu quả, dược tính và độc tính trên cơ thể người bệnh. Một điểm đáng chú ý là thành phần dược liệu của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được thu hái hoàn toàn tại vườn, đạt tiêu chuẩn an toàn của WHO. Do vậy, với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, người già, bài thuốc vần đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Bị viêm họng mãn tính kiêng gì?
Bác sĩ Lê Phương cho biết, viêm họng mãn tính có thể khiến người bệnh ăn uống khó khăn hơn. Do vậy người bệnh nên chú đến chế độ ăn uống hằng ngày, lựa chọn những món ăn phù hợp, giảm khó chịu do bệnh. Người bệnh nên kiêng những thực phẩm có thể gây kích ứng họng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn như:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều tiêu, ớt, mù tạt
- Đồ ăn khô cứng như bánh mỳ nướng, ngũ cốc khô, nguyên hạt, bánh quy
- Đồ ăn thức uống lạnh
- Đồ uống nhiều ga, chứa cồn và chất kích thích
- Thức ăn chiên nướng, nhiều dầu mỡ
Một số thực phẩm giàu vitamin C, giàu kẽm… sẽ giúp người bớt khó chịu, hỗ trợ giảm viêm tốt hơn. Người bệnh cũng nên lưu ý chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt để không ảnh hưởng đến vùng họng đang bị tổn thương.
Địa chỉ chữa bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính nếu không có phương pháp điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh lâu khỏi và dễ tái phát nhiều lần. Do đó, việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín để điều trị bệnh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Dưới đây, là những cơ sở chuyên khám chữa các bệnh tai – mũi – họng nói chung và bệnh viêm họng mãn tính nói riêng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, bạn có thể tham khảo:
Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường
- Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349 – 0969720212 – 0969720219 – 0987976816
Trải qua hơn 150 năm, những bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân điều trị khỏi các bệnh liên quan đến tai mũi họng. Các bài thuốc của Đỗ Minh Đường đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, mang đến công dụng điều trị bệnh tận gốc, không tái phát. Thích hợp sử dụng cho cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
Bệnh viện tai mũi họng Trung ương
- Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3868 6050
Bệnh viện tai mũi họng Trung ương là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh tai mũi họng cho người lớn và trẻ em. Bệnh viện hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, nhân viên y tế hỗ trợ tận tình, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám và điều trị hiệu quả của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang gặp các vấn đề về đường hô hấp liên quan đến các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,… có thể tìm đến bệnh viện tai mũi họng Trung ương để được thăm khám và điều trị.
Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 0869 587 728
Khoa tai mũi họng bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ uy tín mà người bệnh bị các vấn đề về tai mũi họng nên ghé thăm. Tại đây người bệnh sẽ được trải nghiệm những kỹ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới như ứng dụng Laser, mổ nội soi mũi xoang và nền sọ trong điều trị tai mũi họng.
Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102
- Địa chỉ: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại: 0888 598 102
Là địa chỉ hàng đầu trong khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Đơn vị cam kết sử dụng 100% dược liệu sinh học, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn của WHO, đảm bảo độ an toàn và dược tính tốt nhất. Đồng thời đơn vị cũng kết hợp với việc chẩn đoán và xét nghiệm bằng phương pháp Tây y, nhằm đảm bảo làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh, mang đến hiệu quả chuyên sâu.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: 096 775 16 16
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Trong đó có các bệnh như viêm họng cấp và mãn tính. Đây là một trong số ít những bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt của cả nước sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bệnh viện sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng các kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến, được đổi mới cập nhật liên tục, mang đến cho người bệnh những dịch vụ tốt nhất.
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM
- Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3931 7381
Bệnh viện Tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu ngành của Sài Gòn và của cả khu vực phía Nam. Trong đó chuyên khoa Tai mũi họng cũng là một thế mạnh của bệnh viện. Nhờ được trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị y tế hàng đầu, các bác sĩ chuyên khoa dễ dàng nắm bắt được tình hình của người bệnh. Từ đó, lập ra được phác đồ điều trị chuẩn nhất, giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo tái phát.
Phòng bệnh như thế nào?
Viêm họng mãn tính gây ra nhiều triệu chứng dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy để giảm bớt khó chịu và phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối thường xuyên và hằng ngày.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời để ngăn các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ ngực, bàn tay, bàn chân khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.
- Tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt và thức ăn với người bị bệnh.
- Tắm bằng nước ấm khi bị bệnh hoặc khi chuyển mùa.
- Điều trị tích cực, triệt để các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, cảm cúm…. và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Viêm họng mãn tính là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, gây nhiều khó chịu và khó để điều trị triệt để. Chính vì thế, người bệnh cần chủ động tìm hiểu thông tin và có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời khi có những triệu chứng bất thường.
BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU:
4 cách chữa viêm họng mãn tính dân gian
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?