Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Viêm họng mủ là bệnh nguy hiểm, liên quan trực tiếp tới đường hô hấp, các dấu hiệu của bệnh nếu không nhận biết kịp thời và chính xác sẽ có nguy cơ biến chứng nặng hơn và rất khó điều trị. Vì vậy, trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần biết về viêm họng mủ cũng như cách điều trị viêm họng mủ.

Viêm họng mủ là gì?

Viêm họng mủ là bệnh về đường hô hấp, tình trạng viêm họng kéo dài làm cho các tế bào lympho bị tổn thương. Chính vì thế khi vi khuẩn xâm nhập, cổ họng không có khả năng chống viêm nhiễm sẽ hình thành các dịch mủ trong khoang họng.

Viêm họng mủ gây ảnh hưởng trực đến sức khỏe của người bệnh

Viêm họng mủ có khả năng lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh, ăn uống hay dùng chung đồ cá nhân. Vì vậy mỗi người nên biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời để bệnh không lây lan.

Nguyên nhân gây viêm họng mủ

Viêm họng mủ ngoài nguyên nhân lây lan trực tiếp từ người bệnh thì còn một số nguyên nhân hình thành bệnh như sau:

Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ

Nhiều người nhầm lẫn giữa viêm họng mủ và viêm amidan mãn tính do dấu hiệu nhận biết 2 bệnh có nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ các dấu hiệu dưới đây, người bệnh sẽ có thể phân biệt được giữa viêm họng mủ và viêm amidan mãn tính.

Các dấu hiệu nhận biết của viêm họng mủ

Viêm họng mủ có tự khỏi không?

Nói về bệnh viêm họng mủ Bác sĩ Tuyết Lan Nguyên là Trưởng khoa của khoa Khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: “Viêm họng mủ là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh sẽ không khỏi nếu như không điều trị kịp thời và theo sự chỉ dẫn của các y bác sĩ”. Viêm họng mủ chính là tình trạng nặng hơn của viêm họng, vì thế bệnh sẽ không thể tự khỏi mà còn xuất hiện các biến chứng khác như:

Với những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời tránh để bệnh  nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách điều trị viêm họng mủ

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm họng mủ từ Tây y, Đông y cho đến các bài thuốc Dân gian. Người bệnh cần hiểu rõ các phương pháp điều trị bệnh, như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

Điều trị bằng phương pháp Dân gian

Điều trị bằng phương pháp Dân gian tại nhà được coi là phương pháp điều trị an toàn, đơn giản và lành tính nhất vì các loại thảo dược có thể tìm thấy xung quanh đời sống hàng ngày của chúng ta từ các loại cây cho đến các loại rau, gia vị nấu ăn,…Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp Dân gian sẽ bị hạn chế vì bệnh sẽ có thể tái phát lại.

Điều trị viêm họng mủ bằng phương pháp Dân gian

Bài thuốc 1: Rễ cam thảo đất

Cam thảo đất có chứa chất axit glycyrrhizic gây ức chế quá trình phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cam thảo được xem như một loại thảo dược quý trong việc điều trị viêm họng mủ.

Cách thực hiện: Rễ cam thảo sau khi rửa sạch phơi khô, sau đó cắt lát mỏng và ngậm. Việc ngậm sẽ giúp giảm đau rát họng, long đờm, trị viêm họng mủ.

Bài thuốc 2: Rau diếp cá, mật ong và đường phèn

Rau diếp cá còn có tên gọi là ngư tinh thảo, lá giấp. Trong rau diếp cá có chứa quercetin, vitamin C,… nên có chất chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ cổ họng, phục hồi nhanh các tổn thương do vi khuẩn xâm nhập ở vùng họng. Kết hợp rau diếp cá, mật ong và đường phèn đều là những dược liệu tốt dùng trong việc điều trị viêm họng mủ.

Chuẩn bị:

Cách thực hiện: Rau diếp cá sau khi rửa sạch thái nhỏ bỏ vào bát chưng cách thủy với mật ong và đường phèn lấy nước uống. Uống liên tục 10 ngày sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

Bài thuốc 3: Lá hẹ, mật ong và rừng

Bản thảo tập di từng viết: “ Rau hẹ có vị chua, tính ấm, nên ăn thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe” . Ngoài việc làm món ăn thì rau hẹ cũng là một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,…trong đó có bệnh viêm họng mủ.

Chuẩn bị:

Cách thực hiện: Lá hẹn thái nhỏ bỏ vào bát trộn đều với mật ong, sau đó bỏ vài lát gừng lên mà mang đi hấp cơm, ăn cả nước lẫn lá. Duy trì ăn mỗi ngày sẽ giúp tiêu đờm, hoạt huyết,…

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, viêm họng mủ là do khí huyết ứ trệ, khí không thông, đờm bị uất ở họng cùng với đó là lao động tổn hao sức lực nên ảnh hưởng đến phế thận. Các bài thuốc chữa trị bằng thuốc Đông y được đánh giá cao vì tính hiệu quả và tỉ lệ tái phát thấp, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi người bệnh đã chọn thuốc Đông y để điều trị thì cần phải kiên trì thì mới mang lại hiệu quả.

Điều trị viêm họng mủ bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 1

Chuẩn bị dược liệu:

Cam thảo, cánh cát mỗi loại  4gr, hoa thiên phấn 6gr, tang bạch bì, hoàng cầm mỗi loại 12gr, sa sâm 16gr.

Cách thực hiện:

Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị dược liệu:

Cam thảo 2gr, xạ can 6-8gr, bạch tương tàm 8gr, tang bạch bì, thạch hộc, mạch môn, kê huyết đằng mỗi loại 12gr, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 16gr.

Cách thực hiện:

Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp mà hầu hết người bị viêm họng mủ đều chọn vì tính hiệu quả của phương pháp này cao và nhanh không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Tây sẽ có một số tác dụng phụ sau khi dùng và đặc biệt, người bệnh phải dùng  thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc khác vì có thể dị ứng với các thành phần của thuốc.

Dưới đây là một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm họng mủ.

Xem thêm: Các loại kháng sinh trị viêm họng tốt nhất & lưu ý khi dùng

Những thông tin cần biết để phòng tránh viêm họng mủ

Viêm họng mủ là bệnh mà nhiều người gặp phải bởi các nguyên nhân đã trình bày ở trên. Vì vậy, chúng ta cần biết các thông tin cần thiết  để phòng tránh bệnh tốt hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh viêm họng mủ

Viêm họng mủ là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người bệnh và cả những người xung quanh. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm: Viêm họng nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-hong-mu-9938.html

Xem thêm: Suy thận mạn là gì? Có chữa khỏi được không?

Rate this post
Exit mobile version