Hiện nay, một trong số những bệnh đường hô hấp thường gặp đó là viêm họng Vincent. Khi phát bệnh, nó khiến cho cơ thể con người rất mệt mỏi với nhiều triệu chứng đi kèm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, việc có những kiến thức căn bản về bệnh là rất cần thiết cho mỗi người.
Viêm họng Vincent là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng Vincent là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng cổ họng do xoắn khuẩn và vi khuẩn hình thoi ( vi sinh vật cộng Borrelia vincenti và Bacillus fusiformis) xâm nhập gây ra.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, hay xảy ra các tình trạng như sâu răng, viêm nướu hay viêm amidan, các vi sinh vật sống ký sinh này sẽ làm dinh dưỡng niêm mạc họng rối loạn, ăn mòn và gây ra các vết loét.
Theo các nghiên cứu, căn bệnh này là bệnh lý thuộc nhóm viêm họng loét. Các vi khuẩn ký sinh trong niêm mạc họng lấy hết các chất dinh dưỡng, sinh sôi và ăn mòn khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
Bên cạnh đó, các tình trạng răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn tấn công và gây mưng mủ, lở loét vùng họng.
Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ hoặc cảm thấy đau rát, ngứa ngáy ở cổ họng.
Ngoài ra, khi khám họng, có thể quan sát thấy xuất hiện lớp giả mạc trắng ở một bên bề mặt của amidan. Và nếu không điều trị viêm họng vincent sớm, giả mạc sẽ lan rộng và tự nứt ra tạo nên các vết loét nông, đáy có màu xám bẩn như bị hoại tử.
Về sự phát triển của bệnh, trường hợp viêm họng Vincent ở người khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chỉ sau 7 – 10 ngày, các vết lở loét sẽ tự động liền da, hồi phục. Tuy nhiên, ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém hơn, bệnh sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cụ thể, vết loét sẽ lan rộng ra đến vùng miệng và lưỡi, nặng hơn có thể gây hoại tử amidan hay ung thư vòm họng. Các di chứng đi kèm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, viêm họng vincent được đánh giá là một trong những loại viêm họng NGUY HIỂM nhất.
Bệnh viêm họng Vincent thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên đang phát triển hoàn thiện cơ thể. Ngoài ra, bệnh cũng khá phổ biến ở các quốc gia kém phát triển, các vùng có điều kiện sống thấp hay chế độ dinh dưỡng kém. Vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách phòng ngừa, kiểm soát các triệu chứng viêm họng vincent.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng Vincent
Bệnh viêm họng vincent xảy ra có thể bắt nguồn từ các nguy cơ sau:
- Do vi khuẩn cộng sinh Borrelia vincenti và Bacillus fusiformis tấn công: Như đề cập ở trên, viêm họng Vincent xuất hiện nguyên nhân chính là do xoắn khuẩn và trực khuẩn hình thoi sinh sôi trong niêm mạc họng gây ra.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Chế độ ăn uống không hợp lý hay mắc phải các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa là điều kiện giúp vi khuẩn ở vòm họng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, lười vệ sinh răng miệng,… cũng góp phần làm tăng khả năng mắc viêm họng vincent. Nhất là những đối tượng mắc bệnh vòng họng như viêm họng, nướu hay amidan có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao hơn người bình thường rất nhiều.
- Do tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nhiễm hóa chất độc hại hay nhiễm độc kim loại qua đường hô hấp cũng có thể là nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent. Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, bị nhiễm HIV, trào ngược dạ dày, nội tiết tố thay đổi cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao hơn.
Khi bị nhiễm bệnh viêm họng Vincent, cơ thể thường có các triệu chứng tương tự như bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp – tơ) hoặc bệnh nấm lưỡi . Vì vậy, mọi người cần phân biệt, nhận biết rõ để tránh chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị sai lầm.
Biểu hiện người mắc viêm họng Vincent thường xuất hiện đó là:
- Sốt, người bị nặng có thể sốt cao lên 40 độ C.
- Cơ thể mệt mỏi không có sức lực làm việc.
- Ngứa ban đầu sau chuyển sang đau rát, khó nuốt ở cổ họng.
- Nổi hạch sưng to ở cổ.
- Hơi thở nặng mùi, khó chịu.
- Xuất hiện giả mạc trắng trên bề mặt amidan họng. Nếu bệnh tiến triển xấu, giả mạc sẽ lan rộng ra vùng miệng và gây viêm loét. Lâu dần dẫn đến hoại tử amidan, có thể quan sát thấy được bằng mắt thường.
Cách chẩn đoán, điều trị tình trạng viêm họng Vincent
Dựa vào các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể người bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán xem có nhiễm viêm họng vincent hay không. Ngoài ra, mọi người cũng có thể kiểm tra xem mình có bị nhiễm viêm họng Vincent không bằng xét nghiệm máu.
Chụp X – quang cũng được các cơ sở y tế yêu cầu thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng có lan đến vùng xương dưới nướu răng hay không.
Theo ý kiến của các bác sĩ y khoa có nhiều năm công tác khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng, họ nhận định rằng: “Khi gặp một trong những biểu hiện bất thường của viêm họng vincent gây ra, người bệnh không được chủ quan, tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà mà ngay lập tức hãy đến các cơ sở y tế, các phòng khám khoa tai mũi họng để khám và được y sĩ tư vấn cách trị điều trị phù hợp với tình trạng bệnh”.
Hiện nay có 3 hướng điều trị bệnh viêm họng vincent hiệu quả, đó là điều trị theo Tây y, Đông y và theo mẹo dân gian.
Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng
Trên thị trường hiện có 3 loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm họng vincent thường dùng, đó là:
- Loại thuốc penicillin: Đây là loại thuốc thuộc nhóm beta lactam đặc trị các trường hợp viêm đường hô hấp nghiêm trọng. Thuốc này có 2 dạng dùng chính, đó là gel bôi vết loét và dạng viên ngậm.
- Loại thuốc glycerin sulfasenobezon 1%: là thuốc đặc trị viêm loét tai mũi họng ở dạng bôi vết loét.
- Loại thuốc kháng viêm, kháng sinh: Ampicillin, Amoxicillin hoặc Clindamycin, Cephalosporins, Macrolides,…
Đông y trị viêm họng
Với các vị thuốc là thảo dược tự nhiên rất hiệu quả và thích hợp với nhiều cơ địa, thuốc đông y là sự lựa chọn của nhiều người khi mắc bệnh viêm họng vincent. Có 2 bài thuốc Đông y đặc trị viêm họng vincent đó là:
- Cao giải độc, tiêu viêm
Các vị thuốc chính là: Bồ công anh, Tơ hồng xanh, Hồng hoa, Hạ khô thảo, Diệp hạ châu, Đơn đỏ, Kim ngân cành, Sài đất,Nhân trần.
Cao có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau, tấy đỏ, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để điều trị hiệu quả các chứng viêm họng, viêm họng vincent, ho do nhiễm khuẩn…
- Thuốc đặc trị viêm họng, viêm họng vincent
Được bào chế từ các dược thiên nhiên gồm: Bồ công anh, Xạ can, Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Kim ngân cành, Bách bộ, Cát căn, Ngải cứu, Cát cánh, Lá chanh. Thuốc giúp tiêu đờm, giảm viêm, đau rát cổ họng, bổ phế.
Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của các bác sĩ, thầy thuốc, người bệnh có thẻ áp dụng các mẹo dân gian để chữa viêm họng vincent. Hầu hết các mẹo này đều sử dụng các nguyên liệu dễ
tìm kiếm và lành tính nên được rất nhiều người lựa chọn.
- Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, vòm họng. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc tự pha chế để súc miệng. Súc họng mỗi ngày từ 4 đến 6 lần (thường là sau khi ăn trước và sau khi ngủ dậy) để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng Vincent, đồng thời giúp làm sạch răng miệng, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Sử dụng tỏi tươi: Người dùng chuẩn bị 1 củ tỏi tươi để nguyên vỏ nướng trên than hồng. Sau khi vàng đều lớp ngoài thì bóc bỏ, để vào bát với một ít nước ấm rồi nghiền nát. Lọc bã lấy nước cốt uống, các hoạt chất có trong tỏi sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
- Dùng mật ong kết hợp với chanh: Người bệnh dùng 300ml nước ấm và ½ trái chanh tươi để hòa tan 2 muỗng mật ong. Dùng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm ho khan, đau rát cổ họng, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Khác với các chứng viêm họng thông thường, viêm họng vincent có thể tự hồi phục với những người đề kháng khỏe mạnh. Nhưng nó cũng có thể để lại những biến chứng xấu nếu không được điều trị kịp thời, đúng hướng. Viêm họng vincent cũng có khả dẫn đến ung thư vòm họng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm họng Vincent hiệu quả
Ngoài việc thăm khám và dùng thuốc theo yêu cầu, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe dành cho mọi người để phòng ngừa và tránh viêm họng vincent chuyển nặng đó là:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày đúng cách và đừng quên súc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn kí sinh, làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng, năng cao sức đề kháng cơ thể.
- Ngừng hút thuốc lá và tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ động vật hay các loại thức uống có chứa nhiều đường.
- Nên cải thiện chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin,…
- Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhằm giúp cơ thể thoải mái, tránh stress, áp lực.
- Tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức đề kháng không chỉ cho hệ hô hấp mà còn cho cả cơ thể.
Bệnh viêm họng Vincent nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.
Vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh, mọi người không nên chần chừ. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.
Click đọc ngay:
- Cách chữa viêm họng nhanh nhất bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
- TOP 11 thuốc chữa viêm họng phổ biến và lưu ý khi sử dụng
- Viêm họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Xem thêm: Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm