Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng xung huyết hay viêm họng cấp là một thể viêm họng thường gặp, nhất là vào thời điểm thời tiết thay đổi khi trời bắt đầu vào đông. Người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng viêm họng thông thường khiến bệnh trở nặng, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư vòm họng là rất cao.

Viêm họng xung huyết là một thể thường gặp của viêm họng

Viêm họng xung huyết là gì?

Như đã đề cập, viêm họng xung huyết là một thể của viêm họng, hay xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy, đau rát, phù nề, xung huyết do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Thường xuất hiện đồng thời với các bệnh như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi, viêm xoang…

Viêm họng xung huyết là tên gọi khác của viêm họng cấp dạng nặng. Là một loại viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến với màu đỏ đặc trưng ở niêm mạc họng bị viêm. Bệnh không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, gặp khó khăn trong việc ăn uống mà còn có nguy cơ chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có hai nguyên nhân chính gây viêm họng xung huyết hiện nay là do virus và vi khuẩn. Trong đó, tình trạng xung huyết, phù nề niêm mạc họng do virus chiếm từ 60 – 80% các trường hợp. Còn do vi khuẩn thường ít gặp hơn và chỉ xuất hiện do bội nhiễm sau khi nhiễm virus. Hiện nay, các loại vi khuẩn gây viêm họng được xác định là vi khuẩn tụ cầu vàng, Hemophilus Influenza, liên cầu bêta tan huyết nhóm A và phế cầu. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây viêm họng khác cũng có thể kể đến như:

Các triệu chứng thường gặp

Khi bị viêm họng xung huyết niêm mạc họng thường sưng tấy và có màu đỏ đặc trưng

Viêm họng xung huyết do virus thường kéo dài từ 3 – 5 ngày và tự khỏi sau đó nếu người bệnh có sức đề kháng tốt. Còn nếu nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc các tác nhân khác thì bệnh sẽ kéo dài và chuyển biến nặng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng sẽ có một số triệu chứng sau đây:

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là loại viêm họng khá nguy hiểm và cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Hơn nữa, cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp thì quá trình điều trị mới mang lại hiệu quả. 

Nếu không sớm thăm khám, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Ngoài ra, viêm họng xung huyết còn được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm khi nó là biểu hiện của:

Phương pháp điều trị viêm họng xung huyết

Thông thường, viêm họng xung huyết do virus chỉ cần nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể thì chỉ sau 3 – 5 ngày, bệnh sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh do vi khuẩn liên cầu hoặc nguyên nhân khác thì cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Một số biện pháp điều trị vi khuẩn liên cầu có thể kể đến như:

Dùng kháng sinh

Kháng sinh chỉ được chỉ định cho người mắc viêm họng xung huyết do liên cầu khuẩn gây ra. Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định là:

Lưu ý: Trong trường hợp đã có kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ thì sẽ được thay đổi loại thuốc điều trị sao cho phù hợp.

Thuốc điều trị triệu chứng

Các loại thuốc điều trị triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng bệnh là:

Điều trị bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn và lành tính

Theo Đông y, viêm họng xung huyết là mất cân bằng âm dương trong cơ thể, phong hàn xâm nhập từ đó gây bệnh. Để điều trị tận gốc thì phải chú trọng tiêu độc trừ thấp, hóa đờm bổ phế, dưỡng âm, thanh nhiệt. Đồng thời, còn phải nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa để tránh bệnh tái phát. 

Mặc dù thuốc Đông y hiệu quả chậm nhưng lại đi sâu vào việc tăng cường, nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, các bài thuốc này cũng hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà liều lượng và thành phần thảo dược sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nguyên liệu chính vẫn là cát cánh, sài đất, bách hộ, bồ công anh, ké đầu ngựa…

Làm gì khi bị viêm họng xung huyết?

Vệ sinh vùng họng

Khi bị viêm họng xung huyết bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú trọng việc vệ sinh vùng họng. Nên súc miệng ít nhất 2 lần/ngày với nước muối sinh lý để làm sạch, sát khuẩn vùng họng. Nếu không có nước muối sinh lý thì có thể pha nước muối loãng để dùng. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp các tổn thương ở niêm mạc họng nhanh lành hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất không chỉ giúp bạn tăng cường sức đề kháng mà còn tránh kích thích niêm mạc họng giúp tình trạng xung huyết, viêm nhiễm nhanh lành hơn. Lúc này, bệnh nhân cần:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để các tổn thương nhanh lành hơn, người mắc viêm họng cần:

Cải thiện tình trạng bệnh tại nhà

Nếu tình trạng bệnh mới xuất hiện, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện bệnh an toàn, đơn giản sau đây:

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm họng xung huyết, đặc biệt là ở thời điểm chuyển mùa, chúng ta cần:

Có thể thấy, viêm họng xung huyết là một căn bệnh nguy hiểm, có thể là biểu hiện của các bệnh như ung thư vòm họng, viêm họng mãn tính… Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ gây bội nhiễm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, ngay khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?
  • Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?
Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-hong-xung-huyet-11238.html

Xem thêm: Chứng khát nước liên tục là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?

Rate this post
Exit mobile version