Viêm phổi có lây không, lây nhiễm qua đường nào và có dễ lây không?

Viêm phổi có lây không, lây nhiễm qua đường nào? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong số các căn bệnh truyền nhiễm thường diễn biến rất thầm lặng và gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe. Để giúp bạn giải đáp được thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

Viêm phổi có lây không?

Phổi là một cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa hoạt động hô hấp ở con người. Khi phổi bị tổn thương, sức khỏe của người bệnh sẽ bị suy yếu dần, thậm chí còn quyết định đến sự sống của chúng ta.

Bệnh viêm phổi có lây không?

Khi mô phổi bị xâm nhập bởi các loại virus, vi khuẩn gây hại sẽ gây nhiều ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của phổi. Khi mắc bệnh, hoạt động hô hấp ở con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí người bệnh còn rất dễ bị tử vong nếu như không có biện pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng nhiều. Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng, viêm phổi có lây vì đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan trong cộng đồng cao. Nguyên nhân cũng bởi là do sự hoạt động của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.  Chính vì vậy, bệnh có thể lây từ người này sang người khác.

Xem thêm: Những phương pháp điều trị viêm phổi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo

 Viêm phổi có lây qua đường hô hấp?

Các chuyên gia đầu ngành đã khẳng định bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền. Như phần trên đã đề cập, hoạt động của các loại virus, vi khuẩn chính là tác nhân để bệnh lây lan với tốc độ nhanh hơn. Virus, vi khuẩn vốn tồn tại trong khoang miệng và tuyến nước bọt. Thông qua đường hô hấp, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể của những người khỏe mạnh bằng các con đường:

  • Giao tiếp, nói chuyện với người mắc bệnh là một trong những con đường lây bệnh viêm phổi.
  • Người bị bệnh ho, hắt hơi.
  • Ngoài ra, các tia bắn bắn ra từ người mắc bệnh khi bám vào các đồ vật sử dụng chung cũng khiến cho bệnh có cơ hội lây truyền cho người khác.

Với những người có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì sẽ có khả năng chống lại sự lây nhiễm bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, với người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, người mắc các bệnh nền khác thì vi khuẩn, virus càng có điều kiện gây bệnh. 

Những điều kiện khiến cho căn bệnh này dễ lây lan nhanh:

  • Người sống trong môi trường ẩm thấp, không khí bị ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Người sống trong khu đông dân cư, nơi có nhiều người tụ tập.
  • Người nằm viện cũng có nguy cơ lây bệnh viêm phổi do tiếp xúc với các nguồn lây khác trong bệnh viện.

Thực tế, các đại dịch lớn trên thế giới như H5N1, SARS, gần đây nhất là đại dịch Covid 19 đã chứng minh được mức độ cấp tính của căn bệnh này. Chính vì tốc độ lây lan nhanh chóng như vậy, việc phòng ngừa căn bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Viêm phổi có lây qua đường máu không?

Để xác định được bệnh có khả năng lây qua đường máu hay không, trước hết ta cần xác định được nguyên nhân của căn bệnh này là gì?

Bệnh viêm phổi có lây qua đường máu không?

Bệnh xảy ra là do hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại có trong môi trường. Một khi xâm nhập vào trong phổi, chúng sẽ gây viêm và làm suy yếu hệ hô hấp ở con người. Đó là thông qua đường hô hấp. Tuy nhiên, những virus, vi khuẩn này có thể lây qua đường máu hay không? Giới chuyên gia vẫn chưa có đủ cơ sở chứng minh rằng chúng có khả năng lây lan qua đường máu.

Mặc dù vậy, viêm phổi lây qua đường máu cũng là một trong số các căn bệnh cơ hội của những người bị HIV. Và con đường lây nhiễm HIV chính là đường máu. Chính vì lẽ đó, thông qua con đường này, căn bệnh này hoàn toàn có khả năng lây truyền.

Những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh:

  • Ho: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người bị viêm phổi lây qua đường máu. Cơn do có thể kéo dài trong nhiều giờ, kèm theo đó là tình trạng ho có đờm, nhiều trường hợp bị ho ra máu.
  • Xuất hiện các cơn đau tức ngực: Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà tần suất các cơn đau xảy ra ít hay nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó thở, mệt mỏi và không có sức lực.
  • Sốt: Những cơn sốt xảy ra theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời nếu không muốn gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Buồn nôn, nôn: Mức độ nặng nhất đó là người bệnh viêm phổi bị nôn ra máu. Lúc này, bệnh đã trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng sang căn bệnh ung thư phổi.
  • Ngoài ra, khi bị bệnh, người bệnh sẽ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức lực. Kèm theo đó là cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh còn có cảm giác bị ớn lạnh, sốt cao, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Bệnh viêm phổi có dễ lây không?

Bệnh hoàn toàn có khả năng lây lan nhanh qua con đường hô hấp và đường máu thông qua sự phát tán của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng lây nhiễm rất dễ dàng khi:

  • Người khỏe mạnh ăn uống chung, sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh.
  • Người bệnh hắt hơi, ho khan, khạc nhổ nơi đông người.
  • Do chạm vào đồ dùng của người mắc bệnh.
  • Bệnh viêm phổi rất dễ lây khi thói quen không rửa tay sau khi hắt hơi, hỉ mũi cũng là tác nhân khiến cho các loại virus từ tay có điều kiện thâm nhập và lây sang người lành.

Để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh, mọi người cần thực hiện nghiêm túc những điều sau:

Rửa tay sạch sẽ phòng tránh bệnh hiệu quả

  • Tránh giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, nếu cần phải nói chuyện với bệnh nhân, bạn nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định.
  • Phòng tránh bệnh viêm phổi hiệu quả bạn nên chuẩn bị cho bệnh nhân một ống để khạc nhổ để hạn chế đờm bị bắn ra bên ngoài.
  • Thường xuyên tẩy rửa, diệt khuẩn đồ dùng cá nhân của người bệnh. Đồng thời, bạn cần rửa tay thật sạch và tắm rửa thật sạch sẽ để các loại vi khuẩn, virus không có điều kiện lây lan.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như khăn tay, chậu rửa, bát đũa, chăn màn…
  • Sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực hiện việc ăn chín, uống sôi.
  • Tiêm các loại vắc-xin để phòng bệnh.
  • Với những người bệnh, để tránh lây nhiễm bệnh viêm phổi cho người khác, cách tốt nhất là hãy ở nhà cho đến khi các bác sĩ thông báo bạn đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh đó là cần phải chấm dứt hoàn toàn bệnh lý. Để điều trị bệnh, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây có khả năng điều trị viêm phổi phải kể đến như thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc chống nấm… Thông thường, các loại thuốc này hay được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân. Mặc dù sử dụng thuốc Tây đem đến hiệu quả điều trị tức thời nhưng những tác dụng phụ của chúng đối với cơ thể cũng không phải là ít.
  • Áp dụng các bài thuốc nam: Ưu điểm của phương pháp này là đem đến sự an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của cách chữa này còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng từng người. Mật ong, lá đu đủ, tỏi, gừng… là những vị thuốc nam trị viêm phổi khá tốt.
  • Thực hiện các biện pháp tại nhà như tăng cường uống nhiều nước, bổ sung nguồn thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có trong cá, thịt, một số loại rau xanh.

Như vậy, chắc hẳn vấn đề viêm phổi có lây không, lây nhiễm qua đường nào và có dễ lây không? đã không còn khiến cho bạn phải thắc mắc. Vốn là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, mức độ nguy hiểm cũng không phải là ít, việc chủ động phòng ngừa và điều trị căn bệnh là vấn đề vô cùng cần thiết. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.

Nguồn: https://tamminhduong.com/benh-ho-hap/viem-phoi-co-lay-khong.html

Xem thêm: 4 cách chữa yếu sinh lý bằng trứng vịt lộn hiệu quả tại nhà

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!