Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?
Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không là các thắc mắc thường gặp của người bệnh. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra rằng bệnh ung thư nói chung trên thực tế không lây lan, nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền không riêng gì ung thư lưỡi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải rõ hơn về thắc mắc này.
Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không?
Ung thư lưỡi có diễn biến âm thầm. Giai đoạn bệnh bắt đầu khởi phát, triệu chứng thường bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng. Điều này khiến nhiều người áp dụng sai cách điều trị, dẫn đến tính trạng ung thư trở nên nghiêm trọng, tốc độ phát triển khối u nhanh chóng hơn.
Trường hợp bệnh chuyển nặng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, xuất hiện nhiều vết loét ở lưỡi,…ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị, người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh cho đến hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố nguy cơ tác động làm bệnh khởi phát. Trong đó có thể kể đến như vấn đề vệ sinh răng miệng không đảm bảo, ăn uống thiếu chất, thói quen hút thuốc, uống rượu thường xuyên, tiếp xúc chất phóng xạ, nhiễm virus HPV,…
Bên cạnh quan tâm về việc phát hiện và điều trị bệnh, nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi còn thắc mắc: “Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không?”. Giải đáp vấn đề này, chuyên gia nhận định bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng sẽ không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, kể cả khi bạn mắc các vấn đề về hệ hô hấp.
Do đó, khi tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc ung thư lưỡi, người khỏe mạnh sẽ không bị lây bệnh. Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy tình trạng ung thư này có liên quan đến yếu tố di truyền. Nhiều khả năng bạn bị nhiễm gen bệnh khi người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh này.
Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu, khi cơ thể gặp điều kiện thuận lợi, tế bào ác tính hoạt động mạnh mẽ hình thành khối u ở lưỡi. Lâu dần người bệnh sẽ nhận thấy được các triệu chứng bất thường ở khu vực miệng, lưỡi và vòm họng.
Do đó, ung thư lưỡi có lây không? Câu trả lời là không, khả năng lây nhiễm trực tiếp cực thấp. Ngược lại, ung thư lưỡi có di truyền không? Đáp án là có, ung thư lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì thế nếu bạn có người thân như bố hoặc mẹ mắc phải chứng bệnh này, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nhận biết sớm và điều trị ung thư lưỡi
Người bệnh thường không phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Bởi ung thư lưỡi khi khởi phát không có biểu hiện rõ ràng. Đồng thời, triệu chứng bất thường lúc này khá tương đồng với những bệnh lý về khoang miệng khác, điển hình là tình trạng nhiệt miệng, nổi hạch ở lưỡi,…
Bạn nên thăm khám sớm nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau đây:
- Vận động lưỡi khó khăn, có cảm giác đau rát khó chịu.
- Trên lưỡi xuất hiện các vết loét lâu lành, lưỡi bị sưng, nhiều nốt trắng xuất hiện.
- Đau rát khi nhai và nuốt, lưỡi gần như có màu sắc khác lạ so với bình thường.
Trường hợp ung thư đã di căn, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có triệu chứng nặng nề hơn. Chẳng hạn như cân nặng sụt giảm bất thường, cơ thể mệt mỏi, rối loạn hệ tiêu hóa, đau và sốt cao,…Khối u di căn đến đâu, người bệnh sẽ có triệu chứng tương ứng đến đó.
Hiện nay y học đã có các bước phát triển vượt bậc trong việc can thiệp kiểm soát ung thư. Dựa vào giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị ung thư lưỡi phù hợp. Dưới đây là hướng điều trị tương ứng với vị trí ung thư lưỡi, bạn đọc có thể tham khảo:
Điều trị ung thư lưỡi mặt trước
Bệnh ung thư lưỡi ảnh hưởng đến hơn ⅔ diện tích của mặt trước lưỡi thường được xếp vào dạng ung thư miệng. Điều trị th
eo các giai đoạn như:
Giai đoạn sớm: Tế bào ung thư với kích thước 4cm sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh cắt bỏ hạch bạch huyết để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ.
Giai đoạn tiến triển: Phần lưỡi chữa khối u đã phát triển vượt hơn kích cỡ 4cm ở giai đoạn trước đó. Ung thư đã phát triển ra bên ngoài lưỡi, di căn ra khu vực lân cận như mô và hạch bạch huyết. Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện:
- Phẫu thuật loại bỏ khối u ở lưỡi và các hạch bạch huyết ở cổ. Sau khi cắt bỏ phần ung thư, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm tái tạo lại lưỡi cho người bệnh.
- Xạ trị sẽ được áp dụng sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ác tính còn sót lại. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp song song hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.
- Hóa trị được áp dụng nếu trường hợp ung thư lưỡi tái phát hoặc cho tình trạng lan rộng tế bào ung thư đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Điều trị ung thư lưỡi mặt sau
Ung thư lưỡi xảy ra ở mặt sau (gốc lưỡi) tương tự như ung thư vòm họng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị theo hướng sau:
- Giai đoạn sớm: Tương tự như ở mặt trước, ung thư lưỡi mặt sau giai đoạn sớm có kích thước nhỏ hơn 4cm thường được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật hay kết hợp xạ trị. Phẫu thuật tiến hành nhằm loại bỏ tế bào ung thư tại lưỡi cùng với một số hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Áp dụng xạ trị cho khu vực cổ, họng để triệt để tiêu diệt tế bào ác tính. Trường hợp nghi ngờ ung thư tái phát, hóa trị hoặc xạ trị có thể được áp dụng sau phẫu thuật.
- Giai đoạn tiến triển: Kích thước khối u đã lớn hơn 4cm nằm dưới mặt lưỡi. Lúc này bệnh có nguy cơ cao xâm lấn ra ngoài hoặc vào các mô, hạch bạch huyết khác. Phương pháp điều trị là hóa trị cổ, họng kết hợp phẫu thuật loại bỏ khối u mặt dưới lưỡi và hạch bạch huyết cổ. Sau đó bác sĩ có thể tiếp tục hóa trị, xạ trị khi cần thiết. Trường hợp ngăn ngừa tái phát hoặc có dấu hiệu biến chứng, cả ba phương pháp hóa – xạ trị, phẫu thuật sẽ được kết hợp thực hiện cùng lúc nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bởi nếu điều trị sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh.
Ung thư lưỡi có lây không? Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Bệnh ung thư lưỡi có diễn biến âm thầm và phức tạp, nguy cơ đe dọa nguy hiểm sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải phù hợp, sử dụng chỉ nha khoa để lấy mảng thức ăn thừa bám trên răng. Thay mới bàn chải mỗi 3 tháng/lần để đảm bảo vi khuẩn không bám trên bàn chải và gây hại cho răng miệng. Bởi nếu răng miệng không khỏe mạnh có thể gây hại cho hệ miễn dịch, tăng nguy cơ khởi phát bệnh, ung thư khoang miệng, trong đó có ung thư lưỡi.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp, khả năng mắc ung thư lưỡi cao hơn nếu bạn có thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên. Do đó, để phòng bệnh, bạn nên tránh sử dụng sản phẩm độc hại này.
- Hạn chế rượu bia: Bên cạnh thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên cũng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý tiềm ẩn, bạn có thể mắc phải nếu lạm dụng chất kích thích này thường xuyên. Hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe.
- Vận động cơ thể: Tập thể dục rèn luyện sức khỏe giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Đây là một lối sống tích cực bạn nên duy trì. Hàng ngày nên dành ra 30-60 phút cho việc luyện tập thể dục thể thao. Có thể nói đây là yếu tố góp phần giúp cơ thể phòng ngừa nhiều vấn đề, trong đó có bệnh ung thư, cụ thể là ung thư lưỡi.
- Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng lối sống kết hợp chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý cho cơ thể. Một khẩu phần ăn đủ chất giúp bạn tránh được bệnh ung thư về khoang miệng. Do đó bạn nên lựa chọn thực phẩm đầy đủ chất, ăn hạn chế gia vị nhiều, tránh sử dụng nhiều dầu ăn, gia vị cay nóng,…
- Khám nha khoa định kỳ: Thăm khám răng miệng định kỳ mỗi năm 2 lần giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng. Đây là biện pháp phòng bệnh ung thư lưỡi nói riêng và các dạng ung thư khác nói chung. Ngoài ra, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở lưỡi, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Ung thư lưỡi có lây không?”. Bệnh không có khả năng lây nhiễm trực tiếp nhưng liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, nếu bạn có cha hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này, bạn nên thăm khám định kỳ, tầm soát phát hiện bệnh sớm để can thiệp điều trị, phòng tránh rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
- Khám – Tầm soát ung thư lưới ở đâu tốt nhất hiện nay?
- Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Xem thêm: Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Vị thuốc hay từ dân gian
Tin mới nhất
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nan y của nấm lim xanh Tiên Phước
- Trải lòng của người phụ nữ nông thôn khi phát hiện viêm cổ tử cung ở độ tuổi ngũ tuần
- Tất tần tật về các bệnh ở đường hô hấp
- Các loại bánh làm từ bột bình tinh mà bé thích mê
- Rụng tóc ở nam giới – Dấu hiệu nhiều bệnh lý đáng chú ý
- Top 5 ưu điểm giúp bài thuốc Định tâm An thần thang chữa dứt mất ngủ kinh niên
- Thận ứ nước là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh
- Hội chứng suy giảm miễn dịch là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả
- Protein niệu
- Tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Cách trị bệnh hiệu quả