Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm vùng chậu là một bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm và xảy ra phổ biến ở nữ giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến chức năng sinh sản. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị là vô cùng cần thiết.

Viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu là thuật ngữ dùng để chỉ viêm nhiễm đường sinh dục gây ảnh hưởng đến các nhóm cơ quan sinh sản như: Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và khung chậu. Bệnh thường xảy ra đối với các chị em có đời sống tình dục không lành mạnh, phụ nữ từng mang thai và sinh con.

Viê vùng chậu là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa xảy ra hầu hết ở các chị em phụ nữ

Bệnh viêm vùng chậu khi bước vào giai đoạn cấp tính sẽ khiến cho cơ quan sinh sản bị phụ nề và sưng đỏ. Nếu để tình trạng kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính thì vùng bị viêm nhiễm sẽ bị xơ hóa và hình thành các dải xơ, các dây dính sẽ làm tắc vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Hầu hết cơ quan sinh dục ở nữ giới đều có chức năng tự phòng vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Mặc dù trong âm đạo có tồn tại lượng vi khuẩn có hại, nhưng chúng tồn tại song song và duy trì sự cân bằng với vi khuẩn có lợi. Nếu hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cho lượng vi khuẩn có hại ồ ạt xâm nhập vào gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh có thể gây ra sẹo bên trong bộ phận sinh dục nữ, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vô sinh hiếm muộn, thai ngoài tử cung, đau mãn tính vùng chậu hoặc thậm chí là ung thư.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là do sự phát tán của các loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo cùng với vi khuẩn lây lan qua con đường tình dục đi qua con đường chủ yếu sau đây:

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là một trong những con đường gây ra bệnh viêm vùng chậu phổ biến nhất. Những người có đời sống tình dục không lành mạnh có thể bị lây nhiễm qua đường tình dục và gây ra những căn bệnh tình dục phổ biến như: Giang mai, lậu, sùi mào gà, lậu cầu khuẩn, HIV, mụn rộp sinh dục,…

Những tác nhân lây nhiễm này có thể phát triển rất nhanh và gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới các chức năng của bộ phận sinh dục. Vì vậy, khi đi thăm khám nên đưa bạn tình của mình đi khám và điều trị cùng.

Bên cạnh quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ trong những ngày hành kinh cũng làm tổn thương vùng kín. Vì trong những ngày đèn đỏ, cơ quan âm đạo rất dễ suy yếu, nếu có một tác động mạnh sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm vùng chậu.

2. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vùng kín là khu vực nhạy cảm của các chị em phụ nữ và là nơi  rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm. Vì vậy mà việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. 

Vệ sinh vùng kín quá nhiều và không đúng cách như: Thụt rửa âm đạo vào sâu bên trong vùng kín, lạm dụng hóa chất vệ sinh, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Lâu dần, các vi khuẩn sẽ lây lan ra những bộ phận lân cận gây viêm vùng chậu.

3. Vệ sinh không sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt

Sử dụng băng vệ sinh, giấy vệ sinh kém chất lượng, không đảm bảo độ an toàn hoặc quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ, không thường xuyên thay băng vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn nhiễm trùng sinh sôi và lây lan gây viêm nhiễm.

4. Viêm nhiễm từ nạo phá thai, sinh đẻ

Nạo phá thai nhiều lần hoặc sinh đẻ sẽ khiến nữ giới phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng tới các cơ quan sinh dục của nữ giới. Nạo phá thai nếu thực hiện trong điều kiện không đảm bảo an toàn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sót thai, băng huyết, thủng tử cung,…

Sau khi sinh đẻ, máu sản dịch sẽ thường xuyên tiết ra. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hặc quan hệ tình dục sớm sẽ dẫn đến tình trạng băng huyết hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Nếu phá thai tại những cơ sở phòng khám không uy tín, đội ngũ bác sĩ thiếu chuyên môn và các trang thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vô trùng sẽ khiến cho các chị em dễ dàng đối mặt với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm tử cung và viêm vùng chậu.

5. Không trị dứt điểm các bệnh phụ khoa

Thông thường, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có những triệu chứng điển hình và rất dễ phát hiện nếu nữ giới cảm thấy bên trong cơ thể có những biến đổi thất thường. 

Thế nhưng, đại đa số đều chủ quan và ngại đi chữa trị, từ đó khiến cho tình trạng viêm nhiễm có cơ hội phát tán mạnh mẽ và lan sang các cơ quan kề cận, trong đó có cơ quan vùng chậu. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các chị em phụ nữ. 

6. Biến chứng sau phẫu thuật

Những chị em đã từng thực hiện qua các ca phẫu thuật như: Đặt vòng tránh thai, thông tắc vòi trứng, bóc tách u xơ tử cung,… nhưng quá trình thực hiện không đảm bảo được vệ sinh đúng cách thì chị em rất dễ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh dục mãn tính. Liên tục kéo dài tình trạng sẽ gây viêm vùng chậu.

Dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu thường có triệu chứng tương tự như các bệnh viêm phụ khoa khác. Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Đến khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh sẽ có rất nhiều triệu chứng. Những dấu hiệu điển hình thường gặp của bệnh chủ yếu là:

Đau vùng bụng dưới thường xuất hiện với những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội

Viêm vùng chậu có gây nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh viêm vùng chậu, nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

Nếu nghi ngờ bản thân có những triệu chứng bất thường trên, thì các chị em cần đến thăm khám sớm và điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu được điều trị sớm thì bệnh sẽ không để lại bất kỳ biến chứng nào. Khi đi thăm khám, bệnh nhân sẽ được thực hiện các chẩn đoán như sau:

Kiểm tra vùng chậu:

Thực hiện các xét nghiệm:

Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sẽ gặp khó khăn hơn các bệnh phụ khoa khác. Do đó, để có kết quả chính xác, bệnh nhân phải đảm bảo sạch kinh hoàn toàn trước khi khám và tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục hoặc sử dụng kem bôi trơn, thuốc đặt phụ khoa trước khi tới bệnh viện.

Phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu

Việc điều trị bệnh viêm vùng chậu sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiêm nhiễm của các cơ quan nằm trong vùng chậu. Những trường hợp bị viêm nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc. Còn trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.

1. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp dân gian

Các bài thuốc dân gian thường được các chị em áp dụng để chữa các bệnh lý về phụ khoa ở mức độ nhẹ, kể cả bệnh viêm vùng chậu. Các bài thuốc này thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và đặc biệt không có tác dụng phụ.

Lá trầu giúp chữa bệnh viêm vùng chậu hiệu quả ở giai đoạn nhẹ

2. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp sử dụng thuốc

Đối với trường hợp bị viêm vùng chậu cấp tính, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

3. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp phẫu thuật

Bệnh nhân bị viêm vùng chậu sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp như sau:

Hầu hết các bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để hút cạn mủ tránh hoặc phẫu thuật rạch bụng. Nguyên tắc thực hiện phẫu thuật chủ yếu là cắt bỏ tổn thương để tránh nguy cơ tái phát và bảo vệ chức năng buồng trứng.

4. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp này sẽ sử dụng máy đa chức năng là HGP-1000 để tiêu diệt vi khuẩn E.coli, cầu khuẩn Casndida và tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus và các vi khuẩn gây bệnh khác.

Phương pháp này là sự kết hợp giữa thuốc và công nghệ trị liệu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có tác dụng tiêu viêm nhanh chóng.

Ưu điểm của phương pháp này là:

Máy đa chức năng HGP-1000 là phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục trong thời điểm này vì sẽ khiến cho các vi khuẩn lây lan nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống khoa học khi bị viêm vùng chậu

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, các chị em cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống điều dđộ và khoa học mỗi ngày để các chứng bệnh dần được cải thiện.

Viêm vùng chậu nên ăn gì?

Những người mắc bệnh viêm vùng chậu cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

Viêm vùng chậu nên kiêng gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn, người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng như:

Phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu

Để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cũng cần phải có sự thay đổi tích cực trong lối sống cùng các thói quen chăm sóc bản thân một cách kỹ lượng bằng những biện pháp phòng ngừa sau đây:

Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu mỗi khi vệ sinh vùng kín

Bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hầu hết chị em phụ nữ. Nếu bệnh không sớm điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, khi bị viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh nên sớm đi thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-vung-chau-17055.html

Xem thêm: Đau dạ dày ở trẻ em do đâu? Triệu chứng và hướng điều trị

Rate this post
Exit mobile version