Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng khí huyết không lưu thông khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mức. Thường xuất hiện do nhiễm khuẩn HP, thói quen ăn uống không khoa học hoặc do thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi… Là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không sớm điều trị có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là gì?
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày hay viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mức, máu ứ đọng quá nhiều khiến mạch máu bị giãn nở do khí huyết không lưu thông. Trạng trạng này chưa gây viêm loét dạ dày hay chảy máu dạ dày do chưa có tổn thương hở bên trong.
Thông thường, bệnh hay gây ra các tổn thương ở các vị trí như bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị, thân vị, phình vị. Trong đó, hang vị là vị trí dễ bị xung huyết niêm mạc dạ dày nhất do chứa nhiều thức ăn và thuốc. Viêm xung huyết hang vị dạ dày được chia thành 2 dạng chính là:
- Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày cấp tính: Mang tính chất tạm thời, các hồng ban và tình trạng xung huyết chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
- Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày mãn tính: Kéo dài nhiều ngày, thường chuyển biến chậm, có thể khu trú tại một khu vực hoặc lan tỏa.
Triệu chứng viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là căn bệnh phổ biến, dễ gặp với các triệu chứng bệnh như sau:
- Đau bụng, nặng bụng, chướng bụng
- Nhức đầu, ợ hơi, chán ăn, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng
- Nóng rát thượng vị, đặc biệt khi ăn nhiều đồ chua ngọt, gia vị cay nóng
- Ngực, bụng khó chịu khi uống rượu bia
- Chướng bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày
- Đau âm ỉ, kéo dài, khó chịu vùng thượng vị nhất là sau mỗi bữa ăn
- Có rêu trắng ở lưỡi, lợi chảy máu, người gầy đi.
Dựa vào tần số xuất hiện của các vết hồng ban mà bệnh được chia thành các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Trong đó, ở trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ có vài vết hồng ban, nếu không kịp thời điều trị, các hồng ban này sẽ lan ra khắp niêm mạc hang vị dạ dày khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây xung huyết niêm mạc hang vị
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân gây viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày, có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn HP: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pyloric, loại vi khuẩn
sống được trong môi trường acid dạ dày duy nhất . - Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc kháng viêm không Steroid, Corticoid trong thời gian dài do thuốc kích thích niêm mạc dẫn đến tình trạng xung huyết.
- Tâm lý bất ổn: Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài khiến các hormone lo lắng hoạt động nhiều làm tăng tiết HCl và acid pepsin trong dạ dày gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc. Đây là lý do gây xung huyết niêm mạc hang vị và các bệnh lý về dạ dày thường gặp.
- Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi: Vừa ăn vừa nói, ăn nhanh, vội vàng, không nhai kỹ, ăn uống không đúng giờ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày dẫn đến hình thành bệnh. Ngoài ra, cũng có thể xuất phát từ việc ăn thức ăn nhiễm hóa chất, uống cà phê, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu bia nhiều.
- Tuổi tác: Tuổi tác làm các cơ quan trong cơ thể lão hóa, thoái hóa và suy giảm chức năng, đây là do khiến người cao tuổi thường phải đối mặc với tình trạng xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày.
>> Xem chương trình Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chuyên đề chữa bệnh dạ dày bằng Đông y
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất. Đặc biệt, nếu không kịp thời điều trị, chữa tận gốc, tình trạng xung huyết có thể lan sang những khu vực khác. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người bệnh và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, khó chịu trong việc ăn uống do những cơn đau thường xuất hiện thất thường kéo dài nhiều năm.
- Gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh thiếu tự tin do da xanh xao, thiếu sức sống
- Nguy cơ gây ra các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Điều vị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày được điều trị theo nguyên tắc hạn chế tăng tiết acid và tăng cường một số chất bảo vệ niêm mạc kết hợp với chống viêm để đưa niêm mạc dạ dày trở lại trạng thái ban đầu. Một số phương pháp điều trị thường dùng là:
Thuốc Tây y
Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được thăm khám, chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh. Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày thường được điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Dùng để trung hòa acid trong dạ dày, giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc ngăn chặn H2, thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazole…
- Thuốc chống co thắt, thuốc trị vi khuẩn: Được chỉ định theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thường dùng là Sucralfat, Oryzanol tablets, Prostaglandin… Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn của acid, pepsin và dịch vị.
Thuốc Đông y
Theo Đông y, để điều trị dứt điểm căn bệnh này thì quan trọng hơn hết là phải điều trị tận gốc, tác động vào căn nguyên gây bệnh, bồi bổ ngũ tạng, cân bằng âm dương. Một số vị thuốc Đông y nổi tiếng với công dụng đẩy lùi bệnh dạ dày có thể kể đến như: Ô tặc cốt, Bố chính sâm, Cam thảo, Đương quy, Sài hồ, Tam thất, Bạch thược,…
Hoạt chất trong các thảo dược này mang đến nhiều hoạt tính sinh học quý như: Chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim….
Ứng dụng những điểm mạnh đó, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Sơ can Bình vị tán giúp khắc phục tận gốc viêm đau dạ dày.
Bài thuốc được phát triển với 3 chế phẩm kết hợp tập trung tác động vào căn nguyên gây viêm dạ dày là tỳ vị hư yếu, từ đó sơ can, giải uất, kiện tỳ, khôi phục lại niêm mạc dạ dày và làm lành các tổn thương tại dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm về bài thuốc Sơ can Bình vị tán tại đây.
Mỗi liệu trình sử dụng ít nhất 2 chế phẩm kết hợp nhằm loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây nên (đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua… và loại bỏ các yếu tố gây hại, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường chức năng dạ dày.
Bài thuốc còn có công dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cho người dùng. Từ đó giúp bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn sau một thời gian dùng thuốc.
Với thành phần tự nhiên, an toàn, không có tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao, bài thuốc Sơ can Bình vị tán được nhiều người bệnh tin chọn. Đây cũng là một trong những vấn đề được giới báo chí quan tâm và thường xuyên phân tích.
Báo chí nói gì về bài thuốc chữa đau dạ dày Thuốc dân tộc:
- VTC: Sơ can Bình vị tán – Giải pháp “vàng” dành cho người đau dạ dày
- Người đưa tin: Công dụng “thần kỳ” của bài thuốc chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc
- Tiền phong: NSND Trần Nhượng chia sẻ hành trình điều trị đau dạ dày bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán
NSND Trần Nhượng chia sẻ về bài thuốc đã giúp ông thoát khỏi bệnh dạ dày
Thuốc Nam
Với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, các bài thuốc nam để điều trị. Có thể kể đến như:
- Nghệ vàng: Nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày tá tràng hiệu quả. Có thể lấy 1 muỗng cà phê nghệ trộn với 1/2 muỗng cà phê mật ong, ăn 2 lần/ngày.
- Lá mơ: Lá mơ tính mát, giải nhiệt, sát khuẩn, tốt cho đường tiêu hóa, chữa được các bệnh về dạ dày trong đó có viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày. Lấy lá mơ phơi nắng, nghiền thành bột mịn, nhào với nước ấm cho bột dẻo rồi vo thành viên. Cho bột lá mơ vào làm nhân, hấp chín, ăn trước bữa chính, mỗi ngày dùng 2 – 3 viên.
- Trầ bì: Có công dụng kháng viêm, chống loét. Lấy một ít trần bì, nấu cháo, ăn vào buổi sáng.
Biện pháp phòng ngừa
Để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các bệnh về dạ dày, người bệnh cần:
- Hạn chế sử dụng rau sống, thực phẩm chưa chế biến vì dễ gây nhiễm trùng tại dạ dày.
- Khi bị viêm hang vị dạ dày, cần hạn chế ăn nhiều rau có chứa chất xơ, các thực phẩm khó tiêu như gân, sụn vì có thể làm tăng tiết dịch vị axit dạ dày, khiến vùng niêm mạc xuất huyết bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, trung hòa acid như bánh mỳ trắng, khoai lang, sữa chua, trứng, nha đam…
- Nên ăn ít dầu mỡ, tránh các thực phẩm chua cay như hạt tiêu, mù tạt, dấm, ớt…
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh hoặc quá no, tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa xem phim…
- Sau khi ăn không vận động liền, không sử dụng rượu bia, nước nói có gas, trà đặc khi đói
- Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nên đi bộ hoặc bơi lội, đánh cầu lông…
Trên đây là một số thông tin về viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị phù hợp. Viêm xung huyết niêm mạc hang vị là căn bệnh thường gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam
- Các triệu chứng viêm hang vị dạ dày cần biết
Xem thêm: Bệnh giả gout