Dù chỉ là món ăn đơn giản nhưng món cháo đậu đen cho bé ăn dặm lại cực kỳ bổ dưỡng, thanh mát, là món ăn giải nhiệt tốt cho bé.
Dù chỉ là món ăn đơn giản nhưng món cháo đậu đen cho bé ăn dặm lại cực kỳ bổ dưỡng, thanh mát, là món ăn giải nhiệt tốt cho bé.
Nếu bạn đau đầu không biết nên nấu món gì cho bé thì món cháo đậu đen cho bé ăn dặm sẽ là sự lựa chọn mà bạn có thể có cân nhắc. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm cùng cách nấu đơn giản nhưng lại vô cùng bổ dưỡng, chắc chắn sẽ khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn của mình.
3 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm đơn giản
1. Cháo đậu đen cho bé đơn giản
Để nấu cháo đậu đen cho bé giải nhiệt, bạn cần chuẩn bị:
- 1 nắm gạo tẻ
- 1 nắm gạo nếp
- 30g đậu đen
- 10g đường
Mẹ không nhất thiết phải dùng gạo nếp. Tuy nhiên, để món cháo đậu đen cho bé thơm ngon hơn, bạn nên phối trộn cả 2 loại gạo. Tuy nhiên, tỷ lệ gạo tẻ phải lớn hơn hoặc bằng gạo nếp bởi nếu không, bé sẽ dễ bị đầy hơi.
Cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm:
- Đậu đen đãi sạch, nhặt bỏ hạt sâu, lép, ngâm khoảng 1 giờ để đậu mềm, khi nấu đậu nhanh nhừ hơn.
- Gạo nếp và gạo tẻ vo xong, ngâm trong nước.
- Cho gạo và đậu đen vào nấu với 1 lít nước. Đun với lửa to, đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh khoảng 1 giờ để hạt gạo và đậu đen nở bung, mềm.
- Trong quá trình nấu, bạn nên mở nắp để tránh bị trào.
- Nếu nước hơi cạn thì bạn có thể cho thêm nước và điều chỉnh độ loãng cho phù hợp
- Khi cháo và đậu nhừ, tắt bếp, đợi khoảng 10 phút rồi thêm đường, khuấy đều.
- Tùy vào độ ăn thô của bé mà bạn có thể cho vào máy xay nhuyễn.
- Múc ra chén và cho bé thưởng thức…
2. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng
Cháo đậu đen bí đỏ có vị ngọt, thơm, lành tính, rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Không những vậy, món cháo này còn có cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
- 100g gạo nếp
- 400g bí đỏ
- 150g đậu đen
- Đường, muối
Cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với bí đỏ:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ
- Đậu đen ngâm nước ít nhất 2 giờ, vớt ra để ráo
- Gạo vo sạch, để ráo
- Cho đậu đen, bí đỏ vào nấu với 1,5 lít nước đun với lửa lớn. Khuấy đều để cháo không bị trào ra ngoài, sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu.
- Bạn có thể dùng thìa tán nhuyễn bí đỏ và đậu đen rồi dùng rây ray cho mịn hoặc cho vào máy, xay nhuyễn rồi đổ ra nồi, đun tiếp cho đến khi sôi.
- Múc ra chén, để nguội và cho bé thưởng thức khi còn ấm.
3. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với sườn non
Nếu bạn đau đầu không biết nên nấu món gì cho bé thì món cháo đậu đen cho bé ăn dặm sẽ là sự lựa chọn mà bạn có thể có cân nhắc. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm cùng cách nấu đơn giản nhưng lại vô cùng bổ dưỡng, chắc chắn sẽ khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn của mình.
3 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm đơn giản
1. Cháo đậu đen cho bé đơn giản
Để nấu cháo đậu đen cho bé giải nhiệt, bạn cần chuẩn bị:
- 1 nắm gạo tẻ
- 1 nắm gạo nếp
- 30g đậu đen
- 10g đường
Mẹ không nhất thiết phải dùng gạo nếp. Tuy nhiên, để món cháo đậu đen cho bé thơm ngon hơn, bạn nên phối trộn cả 2 loại gạo. Tuy nhiên, tỷ lệ gạo tẻ phải lớn hơn hoặc bằng gạo nếp bởi nếu không, bé sẽ dễ bị đầy hơi.
Cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm:
- Đậu đen đãi sạch, nhặt bỏ hạt sâu, lép, ngâm khoảng 1 giờ để đậu mềm, khi nấu đậu nhanh nhừ hơn.
- Gạo nếp và gạo tẻ vo xong, ngâm trong nước.
- Cho gạo và đậu đen vào nấu với 1 lít nước. Đun với lửa to, đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh khoảng 1 giờ để hạt gạo và đậu đen nở bung, mềm.
- Trong quá trình nấu, bạn nên mở nắp để tránh bị trào.
- Nếu nước hơi cạn thì bạn có thể cho thêm nước và điều chỉnh độ loãng cho phù hợp
- Khi cháo và đậu nhừ, tắt bếp, đợi khoảng 10 phút rồi thêm đường, khuấy đều.
- Tùy vào độ ăn thô của bé mà bạn có thể cho vào máy xay nhuyễn.
- Múc ra chén và cho bé thưởng thức…
2. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng
Cháo đậu đen bí đỏ có vị ngọt, thơm, lành tính, rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Không những vậy, món cháo này còn có cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
- 100g gạo nếp
- 400g bí đỏ
- 150g đậu đen
- Đường, muối
Cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với bí đỏ:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ
- Đậu đen ngâm nước ít nhất 2 giờ, vớt ra để ráo
- Gạo vo sạch, để ráo
- Cho đậu đen, bí đỏ vào nấu với 1,5 lít nước đun với lửa lớn. Khuấy đều để cháo không bị trào ra ngoài, sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu.
- Bạn có thể dùng thìa tán nhuyễn bí đỏ và đậu đen rồi dùng rây ray cho mịn hoặc cho vào máy, xay nhuyễn rồi đổ ra nồi, đun tiếp cho đến khi sôi.
- Múc ra chén, để nguội và cho bé thưởng thức khi còn ấm.
3. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với sườn non
Để nấu cháo đậu đen sườn non cho bé, bạn cần chuẩn bị:
- 100g đậu đen
- 100g gạo tẻ
- 50g gạo nếp
- 100g sườn non
Cách nấu cháo đậu đen sườn non cho bé:
- Đậu đen ngâm nước ít nhất 2 giờ, vớt ra để ráo
- Gạo vo sạch, để ráo
- Cho sườn vào trần sơ với nước sôi. Sau đó, cho sườn, gạo, đậu đen vào một cái nồi khác và cho nước vào ninh nhừ. Đừng cho nước quá đầy vì sẽ bị trào, nếu hơi cạn, bạn có thể cho thêm nước lọc
- Khi cháo chín nhừ thì vớt sườn ra, gỡ lấy thịt băm nhỏ và cho bé ăn chung với cháo hoặc bạn cũng có thể cho cả thịt, cháo và đậu vào máy, xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của trẻ.
4. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với khoai lang
Để nấu món cháo đậu đen cho bé với khoai lang, bạn cần chuẩn bị:
- Nửa củ khoai lang nhỏ, đã gọt vỏ, hấp chín
- 1 muỗng đậu đen đã nấu chín
- 2 muỗng sữa mẹ hay sữa công thức đã pha.
Chế biến món cháo đậu đen này khá là đơn giản, bạn chỉ cần nghiền các nguyên liệu lại với nhau, cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để điều chỉnh độ loãng phù hợp.
Trẻ mấy tháng tuổi có thể ăn đậu đen?
Bạn có thể cho trẻ ăn đậu đen nấu chín mềm ở giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, do lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, trong khi đậu đen lại khó tiêu hóa nên bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, tốt nhất, bạn có thể đợi cho đến khi bé được 8 tháng đến 1 tuổi rồi mới nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm.
Trẻ nhỏ ăn đậu đen có tốt không?
Câu trả lời chắc chắn là “Có” nếu bạn cho trẻ ăn đúng cách. Đậu đen rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein. Không những vậy, đậu đen còn có lượng chất chống oxy cao gấp 10 quả cam. Cụ thể, các hợp chất thực vật anthocyanins có trong đỗ đen có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ trẻ khỏi ung thư và các bệnh tim mạch.
Để nấu cháo đậu đen sườn non cho bé, bạn cần chuẩn bị:
- 100g đậu đen
- 100g gạo tẻ
- 50g gạo nếp
- 100g sườn non
Cách nấu cháo đậu đen sườn non cho bé:
- Đậu đen ngâm nước ít nhất 2 giờ, vớt ra để ráo
- Gạo vo sạch, để ráo
- Cho sườn vào trần sơ với nước sôi. Sau đó, cho sườn, gạo, đậu đen vào một cái nồi khác và cho nước vào ninh nhừ. Đừng cho nước quá đầy vì sẽ bị trào, nếu hơi cạn, bạn có thể cho thêm nước lọc
- Khi cháo chín nhừ thì vớt sườn ra, gỡ lấy thịt băm nhỏ và cho bé ăn chung với cháo hoặc bạn cũng có thể cho cả thịt, cháo và đậu vào máy, xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của trẻ.
4. Cháo đậu đen cho bé ăn dặm với khoai lang
Để nấu món cháo đậu đen cho bé với khoai lang, bạn cần chuẩn bị:
- Nửa củ khoai lang nhỏ, đã gọt vỏ, hấp chín
- 1 muỗng đậu đen đã nấu chín
- 2 muỗng sữa mẹ hay sữa công thức đã pha.
Chế biến món cháo đậu đen này khá là đơn giản, bạn chỉ cần nghiền các nguyên liệu lại với nhau, cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để điều chỉnh độ loãng phù hợp.
Trẻ mấy tháng tuổi có thể ăn đậu đen?
Bạn có thể cho trẻ ăn đậu đen nấu chín mềm ở giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, do lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, trong khi đậu đen lại khó tiêu hóa nên bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, tốt nhất, bạn có thể đợi cho đến khi bé được 8 tháng đến 1 tuổi rồi mới nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm.
Trẻ nhỏ ăn đậu đen có tốt không?
Câu trả lời chắc chắn là “Có” nếu bạn cho trẻ ăn đúng cách. Đậu đen rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein. Không những vậy, đậu đen còn có lượng chất chống oxy cao gấp 10 quả cam. Cụ thể, các hợp chất thực vật anthocyanins có trong đỗ đen có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ trẻ khỏi ung thư và các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, đậu đen còn rất giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B1 và folate, những dưỡng chất có thể giúp cơ thể xử lý carbohydrate, chất béo và protein, đồng thời cung cấp năng lượng cho não và hệ thần kinh.
Đặc biệt, đậu đen còn chứa nhiều sắt và kẽm, hai chất dinh dưỡng thiết yếu thường bị thiếu hụt ở trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt mà bé cần sẽ tăng lên khi nguồn dự trữ trong cơ thể dần cạn kiệt. Với trẻ bú mẹ thì việc bổ sung sắt lại càng đặc biệt quan trọng bởi sữa mẹ chứa rất ít chất sắt. Đây là lý do tại sao bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé thêm các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như đậu đen vào chế độ ăn của bé để tăng cường sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
Hơn nữa, đậu đen còn rất giàu magie, kẽm, canxi, phốt pho, mangan và đồng. Phốt pho và canxi là 2 chất tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc xương trong khi kẽm và sắt giúp nâng cao độ cứng cáp của xương.
Bạn cũng có thể nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với các với thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải xanh, súp lơ… để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Lưu ý khi cho trẻ dùng đậu đen
Đỗ đen không nằm trong danh sách các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể dị ứng với bất cứ thực phẩm nào. Do đó, khi cho trẻ ăn lần đầu tiên, bạn chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ, nếu không có triệu chứng bất thường, bạn có thể tăng dần số lượng trong những bữa ăn sau.
Nếu cho bé dùng đậu đen đóng hộp, bạn nên đọc kỹ các thành phần được ghi trên bao bì. Bởi rất nhiều sản phẩm đóng hộp có hàm lượng natri cao, nếu không chú ý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
Không nấu đậu đen chung với thịt bò vì điều này sẽ khiến chất sắt trong thịt bò bị mất đi, khiến bé khó dung nạp được lượng sắt từ thịt bò.
Cách chế biến đậu đen cho bé từng độ tuổi
- 6 đến 12 tháng tuổi: Xay hoặc tán đậu đen đã nấu chín thành hỗn hợp nhuyễn. Để tăng cường dinh dưỡng, bạn có thể thêm sữa mẹ, sữa công thức, dầu ô liu hoặc thậm chí sữa chua nguyên chất vào.
- 9 đến 12 tháng tuổi: Bạn có thể cho trẻ ăn đậu nguyên hạt được nấu chín mềm. Nếu sợ bé bị nghẹn, bạn có thể dùng thìa nghiền nhuyễn cho bé. Bạn cũng có thể trộn với sữa hoặc các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh.
- 12 đến 24 tháng tuổi: Chế biến đậu đen theo những cách trên và thử kết hợp với ngũ cốc, mì ống, trứng hoặc súp.
Bên cạnh đó, đậu đen còn rất giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B1 và folate, những dưỡng chất có thể giúp cơ thể xử lý carbohydrate, chất béo và protein, đồng thời cung cấp năng lượng cho não và hệ thần kinh.
Đặc biệt, đậu đen còn chứa nhiều sắt và kẽm, hai chất dinh dưỡng thiết yếu thường bị thiếu hụt ở trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt mà bé cần sẽ tăng lên khi nguồn dự trữ trong cơ thể dần cạn kiệt. Với trẻ bú mẹ thì việc bổ sung sắt lại càng đặc biệt quan trọng bởi sữa mẹ chứa rất ít chất sắt. Đây là lý do tại sao bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé thêm các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như đậu đen vào chế độ ăn của bé để tăng cường sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
Hơn nữa, đậu đen còn rất giàu magie, kẽm, canxi, phốt pho, mangan và đồng. Phốt pho và canxi là 2 chất tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc xương trong khi kẽm và sắt giúp nâng cao độ cứng cáp của xương.
Bạn cũng có thể nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với các với thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải xanh, súp lơ… để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Lưu ý khi cho trẻ dùng đậu đen
Đỗ đen không nằm trong danh sách các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể dị ứng với bất cứ thực phẩm nào. Do đó, khi cho trẻ ăn lần đầu tiên, bạn chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ, nếu không có triệu chứng bất thường, bạn có thể tăng dần số lượng trong những bữa ăn sau.
Nếu cho bé dùng đậu đen đóng hộp, bạn nên đọc kỹ các thành phần được ghi trên bao bì. Bởi rất nhiều sản phẩm đóng hộp có hàm lượng natri cao, nếu không chú ý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
Không nấu đậu đen chung với thịt bò vì điều này sẽ khiến chất sắt trong thịt bò bị mất đi, khiến bé khó dung nạp được lượng sắt từ thịt bò.
Cách chế biến đậu đen cho bé từng độ tuổi
- 6 đến 12 tháng tuổi: Xay hoặc tán đậu đen đã nấu chín thành hỗn hợp nhuyễn. Để tăng cường dinh dưỡng, bạn có thể thêm sữa mẹ, sữa công thức, dầu ô liu hoặc thậm chí sữa chua nguyên chất vào.
- 9 đến 12 tháng tuổi: Bạn có thể cho trẻ ăn đậu nguyên hạt được nấu chín mềm. Nếu sợ bé bị nghẹn, bạn có thể dùng thìa nghiền nhuyễn cho bé. Bạn cũng có thể trộn với sữa hoặc các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh.
- 12 đến 24 tháng tuổi: Chế biến đậu đen theo những cách trên và thử kết hợp với ngũ cốc, mì ống, trứng hoặc súp.
Xem thêm: Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ