7 bí quyết tập thể dục cho người tiểu đường tuýp 2

Người tiểu đường tuýp 2 cần xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát đường huyết hiệu quả và duy trì sức khỏe ổn định.

Người tiểu đường tuýp 2 cần xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát đường huyết hiệu quả và duy trì sức khỏe ổn định.

Thói quen tập thể dục sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe rất nhiều. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bạn càng nên vận động cơ thể thông qua các bài tập thể dục. Cùng với chế độ ăn uống và quá trình trị liệu, hoạt động thể chất sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu và duy trì cân nặng lành mạnh.

Sau đây là những bí quyết đơn giản giúp bạn làm quen và tìm ra kế hoạch luyện tập hiệu quả khi mắc tiểu đường tuýp 2.

1. Đặt ra những mục tiêu khả thi

Việc đặt mục tiêu cụ thể khi lên kế hoạch tập thể dục kiểm soát đường huyết sẽ mang lại ích lợi hơn nhiều so với việc bạn luôn tự nhủ rằng “mình phải tập luyện nhiều hơn”. Có một mục tiêu cụ thể kết hợp với những bài tập thể dục hợp lý sẽ góp phần mang lại hiệu quả bất ngờ cho quá trình rèn luyện.

Ngoài ra, bạn nên đặt mục tiêu khả thi để có thể đạt được mục tiêu đó một cách dễ dàng hơn. Việc này sẽ thúc đẩy sự tự tin của bạn. Sau đó bạn có thể đặt mục tiêu cao hơn và cố gắng hoàn thành chúng. Bạn sẽ dễ đạt được thành công nếu biết bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và trong tầm với rồi dần dần nâng cao mức độ tập luyện của mình.

2. Chia nhỏ thời gian luyện tập

Bạn chỉ cần tập đủ 30 phút/ngày thì việc tập luyện nhiều lần trong thời gian ngắn vẫn ổn. Tất nhiên, nếu bạn tập luyện đủ 30 phút/lần thì quá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thực hiện như vậy thì hãy chia nhỏ thời gian tập luyện ra sao cho cả ngày bạn có thể tập được 30 phút. Bạn nên dậy sớm tập thể dục vì đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.

3. Ghi chú để nhắc nhở luyện tập

Bạn có thể dán một tờ giấy ghi chú lên tủ lạnh hoặc để đôi giày chạy bộ cạnh cửa để nhắc nhở bản thân tự giác chạy bộ hoặc đi bộ.

Thói quen tập thể dục sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe rất nhiều. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bạn càng nên vận động cơ thể thông qua các bài tập thể dục. Cùng với chế độ ăn uống và quá trình trị liệu, hoạt động thể chất sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu và duy trì cân nặng lành mạnh.

Sau đây là những bí quyết đơn giản giúp bạn làm quen và tìm ra kế hoạch luyện tập hiệu quả khi mắc tiểu đường tuýp 2.

1. Đặt ra những mục tiêu khả thi

Việc đặt mục tiêu cụ thể khi lên kế hoạch tập thể dục kiểm soát đường huyết sẽ mang lại ích lợi hơn nhiều so với việc bạn luôn tự nhủ rằng “mình phải tập luyện nhiều hơn”. Có một mục tiêu cụ thể kết hợp với những bài tập thể dục hợp lý sẽ góp phần mang lại hiệu quả bất ngờ cho quá trình rèn luyện.

Ngoài ra, bạn nên đặt mục tiêu khả thi để có thể đạt được mục tiêu đó một cách dễ dàng hơn. Việc này sẽ thúc đẩy sự tự tin của bạn. Sau đó bạn có thể đặt mục tiêu cao hơn và cố gắng hoàn thành chúng. Bạn sẽ dễ đạt được thành công nếu biết bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và trong tầm với rồi dần dần nâng cao mức độ tập luyện của mình.

2. Chia nhỏ thời gian luyện tập

Bạn chỉ cần tập đủ 30 phút/ngày thì việc tập luyện nhiều lần trong thời gian ngắn vẫn ổn. Tất nhiên, nếu bạn tập luyện đủ 30 phút/lần thì quá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thực hiện như vậy thì hãy chia nhỏ thời gian tập luyện ra sao cho cả ngày bạn có thể tập được 30 phút. Bạn nên dậy sớm tập thể dục vì đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.

3. Ghi chú để nhắc nhở luyện tập

Bạn có thể dán một tờ giấy ghi chú lên tủ lạnh hoặc để đôi giày chạy bộ cạnh cửa để nhắc nhở bản thân tự giác chạy bộ hoặc đi bộ.

Bạn nên viết tất cả những mục tiêu ra một cách rõ ràng, cụ thể và tự theo dõi quá trình sau mỗi lần tập luyện. Hãy đánh dấu vào lịch tổng số thời gian bạn tập luyện trong ngày

4. Tập luyện cùng với một người bạn

Một người bạn đồng hành trong suốt thời gian tập thể dục sẽ tạo ra động lực luyện tập cho bạn, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trên 60 tuổi.

Khi có một người bạn nhắc nhở và truyền cảm hứng tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Khoa học đã chứng minh rằng nếu trong môi trường luyện tập có yếu tố kích thích thì việc luyện tập sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Ngoài ra, bạn hãy nhờ bác sĩ giới thiệu bạn với một người cũng mắc tiểu đường tuýp 2 nhưng đã thành công trong việc luyện tập thể thao hoặc giảm cân tại nhà. Những người này có thể chia sẻ cho bạn những cách tập luyện sao cho hiệu quả.

5. Sử dụng máy đếm bước đi mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 26 bài nghiên cứu về chức năng của máy đếm bước đi bộ trong việc thúc đẩy hoạt động thể chất. Kết quả cho thấy những người sử dụng máy đếm bước đi hoạt động nhiều hơn bình thường 27%.

Việc đặt ra mục tiêu 10.000 bước chân mỗi ngày (khoảng 8 km) rất quan trọng để tạo động lực cho bạn luyện tập. Người dùng máy đếm bước đi giảm cân hiệu quả hơn, giảm được lượng đường trong máu đáng kể hơn và đi bộ nhiều hơn 2.500 bước một ngày so với những người không dùng thiết bị này. Để tiết kiệm, bạn có thể tải ứng dụng đếm bước đi về điện thoại của mình để có chức năng tương tự.

6. Chăm sóc đôi chân cẩn thận

Bạn nên viết tất cả những mục tiêu ra một cách rõ ràng, cụ thể và tự theo dõi quá trình sau mỗi lần tập luyện. Hãy đánh dấu vào lịch tổng số thời gian bạn tập luyện trong ngày

4. Tập luyện cùng với một người bạn

Một người bạn đồng hành trong suốt thời gian tập thể dục sẽ tạo ra động lực luyện tập cho bạn, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trên 60 tuổi.

Khi có một người bạn nhắc nhở và truyền cảm hứng tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Khoa học đã chứng minh rằng nếu trong môi trường luyện tập có yếu tố kích thích thì việc luyện tập sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Ngoài ra, bạn hãy nhờ bác sĩ giới thiệu bạn với một người cũng mắc tiểu đường tuýp 2 nhưng đã thành công trong việc luyện tập thể thao hoặc giảm cân tại nhà. Những người này có thể chia sẻ cho bạn những cách tập luyện sao cho hiệu quả.

5. Sử dụng máy đếm bước đi mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 26 bài nghiên cứu về chức năng của máy đếm bước đi bộ trong việc thúc đẩy hoạt động thể chất. Kết quả cho thấy những người sử dụng máy đếm bước đi hoạt động nhiều hơn bình thường 27%.

Việc đặt ra mục tiêu 10.000 bước chân mỗi ngày (khoảng 8 km) rất quan trọng để tạo động lực cho bạn luyện tập. Người dùng máy đếm bước đi giảm cân hiệu quả hơn, giảm được lượng đường trong máu đáng kể hơn và đi bộ nhiều hơn 2.500 bước một ngày so với những người không dùng thiết bị này. Để tiết kiệm, bạn có thể tải ứng dụng đếm bước đi về điện thoại của mình để có chức năng tương tự.

6. Chăm sóc đôi chân cẩn thận

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ở bàn chân, vì thế bạn phải đặc biệt chú ý đến bộ phận này khi tập thể dục. Bạn nên chọn cho mình những loại giày thể thao có cấu trúc thích hợp cho hoạt động luyện tập. Ví dụ như giày đánh tennis không dành cho hoạt động chạy bộ bởi vì đôi bàn chân bạn cần được hỗ trợ ở những mặt khác khi chạy bộ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch đôi bàn chân. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào với đôi chân, hãy lập tức báo ngay cho bác sĩ.

7. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Người bệnh rất cần kiểm tra định kỳ chỉ số HbA1C và đo đường huyết. Kết quả khả quan sẽ tạo động lực thúc đẩy bạn kiên trì tập luyện cho dù bạn có cảm thấy mệt mỏi đi chăng nữa.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 là do tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, thói quen tập thể dục sẽ giúp bạn cải thiện tốt hơn. Hãy điều chỉnh thói quen vận động mỗi ngày một ít, bạn sẽ thấy khỏe mạnh hơn đấy!

Ban biên tập HELLO BACSI

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ở bàn chân, vì thế bạn phải đặc biệt chú ý đến bộ phận này khi tập thể dục. Bạn nên chọn cho mình những loại giày thể thao có cấu trúc thích hợp cho hoạt động luyện tập. Ví dụ như giày đánh tennis không dành cho hoạt động chạy bộ bởi vì đôi bàn chân bạn cần được hỗ trợ ở những mặt khác khi chạy bộ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch đôi bàn chân. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào với đôi chân, hãy lập tức báo ngay cho bác sĩ.

7. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Người bệnh rất cần kiểm tra định kỳ chỉ số HbA1C và đo đường huyết. Kết quả khả quan sẽ tạo động lực thúc đẩy bạn kiên trì tập luyện cho dù bạn có cảm thấy mệt mỏi đi chăng nữa.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 là do tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, thói quen tập thể dục sẽ giúp bạn cải thiện tốt hơn. Hãy điều chỉnh thói quen vận động mỗi ngày một ít, bạn sẽ thấy khỏe mạnh hơn đấy!

Ban biên tập HELLO BACSI

Xem thêm: Méo mặt với biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!