Bị đau bụng kinh kéo dài – Nguyên nhân và cách khắc phục
Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp nhưng nếu nó kéo dài với mức độ nặng nề thì chị em cần hết sức cẩn trọng. Có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp kịp thời. Chủ quan và chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sẽ khiến chị em dễ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Đau bụng kinh kéo dài – Nguyên nhân do đâu?
Đau bụng kinh là hiện tượng mà rất nhiều chị em gặp phải vào trước và trong kỳ kinh nguyệt. Nó đặc trưng bởi sự xuất hiện của những cơn đau quặn thắt rất khó chịu ở bụng dưới và vùng chậu, có khi lan ra cả phía sau lưng.
Phụ nữ thường sẽ bị đau bụng kinh khi còn trong độc tuổi vị thành niên. Hiện tượng này thường sẽ bắt đầu cải thiện dần theo độ tuổi và nhất là sau khi trải qua quá trình sinh đẻ.
Tình trạng đau bụng kinh kéo dài bao lâu thường phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như sinh lý của mỗi người. Có người chỉ đau nhẹ thoáng qua nhưng có người lại đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Tình trạng căng thẳng, suy nhược cơ thể hay chứng mất ngủ kinh niên… được cho là tác động rất nhiều đến sự kéo dài của chứng đau bụng kinh.
Nếu gặp phải chứng đau bụng kinh kéo dài thường xuyên với những cơn đau dữ dội quặn thắt, kèm theo đó là các triệu chứng bất thường khác như đau đầu, sốt cao, buồn nôn… thì chị em cần hết sức chú ý. Lúc này có thể chị em đang sống chung với một số căn bệnh tiềm ẩn như:
1. U xơ tử cung
Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh để. U xơ tử cung thực chất là khối u lành tính và rất hiếm khi gây ra biến chứng ung thư về sau. Khối u này có thể bị teo sau khi sinh hay khi đã bước sang độ tuổi mãn kinh.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sẽ gặp phải vấn đề nguy hiểm, nhất là khi khối u phát triển lớn. Một số triệu chứng phiền toái rất dễ phát sinh, bao gồm:
- Vùng bụng dưới sưng to, gây ra cảm giác nặng nề
- Đau bụng dưới âm ỉ kéo ngày ngay cả khi không trong kỳ kinh
- Cơn đau lan tỏa ra cả cùng khung xương chậu và lưng dưới
- Kinh nguyệt rối loạn, máu kinh ra nhiều
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao
- Ra nhiều khí hư bất thường
Bệnh lý này nếu không được can thiệp sớm và đúng cách vẫn có thể phát sinh biến chứng. Điển hình nhất là băng huyết khi sinh, chảy máu kéo dài, sảy thai, vỡ khối u, ảnh hưởng chức năng sinh sản…
2. Lạc nội mạc tử cung
Bệnh lý này đặc trưng bởi hiện tượng các mô tế bào đáng ra phát triển trong tử cung nhưng lại được tìm thấy tại những bộ phận khác trên cơ thể. Đa phần các trường hợp lạc nội mạc tử cung sẽ được phát hiện ở vùng chậu. Tại các cơ quan như ống dẫn trứng, buồng trứng, mặt sau hay trên mô nâng đỡ tử cung, bàng quang, đường tiêu hóa dưới…
Triệu chứng ban đầu của bệnh chính là những cơn đau bụng kinh kéo dài ở vùng chậu. Cơn đau này thường có xu hướng tăng dần lên theo thời gian. Các triệu chứng thông thường bao gồm:
- Đau trong giai đoạn hành kinh, đau ngay tại vùng chậu, có thể lan ra bụng và phía lưng dưới.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Đau khi di chuyển hay đi tiểu.
- Chảy máu ồ ạt khi hành kinh hay giữa các chu kỳ.
- Các biểu hiện đi kèm: tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón…
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh là ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, gây vô sinh. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh có thể dẫn đến ung thư buồng trứng hay u lạc nội mạc tử cung.
3. Viêm ống dẫn trứng
Bệnh lý này đặc trưng bởi hiện tượng viêm nhiễm xuất hiện ngay tại vòi trứng thường do vi khuẩn hay một số tác nhân xấu khác. Thông thường là do tình trạng nhiễm tùng lây lan từ âm đạo và cổ tử cung ảnh hưởng đến tận ống dẫn trứng.
Sau đây là một số biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh viêm vòi trứng:
- Đau bụng kinh kéo dài, thường thì trước thời điểm hành kinh khoảng 1 tuần chị em sẽ gặp tình trạng đau bụng. Và cơn đau có biểu hiện nặng nề và dữ dội hơn khi kinh nguyệt xuất hiện.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Khí hư ra nhiều, âm đạo ngứa ngáy.
- Các triệu chứng đi kèm có thể là: buồn nôn, chóng mặt, sốt, tiểu rắt…
Bệnh viêm ống dẫn trứng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Phụ nữ dễ bị mang thai ngoài tử cung hay thậm chí là bị tắc nghẽn ống dẫn trứng hoàn toàn dẫn đến vô sinh.
4. Ung thư cổ tử cung
Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh kéo dài với mức độ nặng thì chị em cũng có nguy cơ đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây được xem là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở đối tượng phụ nữ.
Ban đầu, khi các tế bào ung thư mới bắt đầu hình thành thì triệu chứng dường như chưa xuất hiện. Tuy nhiên khi ung thư phát triển thì chị em sẽ dễ gặp phải các dấu hiệu như:
- Đau vùng chậu, vùng bụng dưới rốn, thỉnh thoảng đau bụng kinh kéo dài và dữ dội.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau hay phù chân, đau rát khi quan hệ tình dục.
Nếu sớm phát hiện thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh tương đối cao. Tuy nhiên đa phần các trường hợp đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, lúc này tính mạng người bệnh thường bị đe dọa nghiêm trọng.
5. Hẹp cổ tử cung
Tình trạng này có thể là do bẩm sinh nhưng trong nhiều trường hợp cũng có thể do các vấn đề khác như viêm cổ tử cung, dính sau hút nạo thai. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chị em bị đau bụng kinh kéo dài.
Cổ tử cung hẹp hơn so với bình thường sẽ cản trở dòng chảy kinh nguyệt. Chính điều này sẽ khiến cho áp lực ở bên trong tử cung tăng lên và gây đau. Ngoài ra, tình trạng này còn gây chảy máu bất thường, đau đớn khi giao hợp.
Khi bị hẹp cổ tử cung, chị em thường bị chậm kinh, khó có thai do đường đi của tinh trùng đến vòi trứng bị cản trở. Đồng thời, tình trạng này còn được cho là có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hay sinh non.
6. Viêm vùng chậu
Bệnh lý này cũng được cho là một nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh kéo dài bất thường. Viêm vùng chậu phát sinh khi vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung di chuyển vào trong tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng. Hoạt động của vi khuẩn có thể gây nên tình trạng áp xe ở trong ống dẫn trứng hay buồng trứng.
Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể bao gồm:
- Đau ở vùng bụng dưới hay bụng trên bên phải.
- Xuất hiện dịch tiết âm đạo khác thường.
- Đau sau khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục.
- Các dấu hiệu khác kèm theo: sốt và ớn lạnh, buồn nôn, nôn…
Nếu không sớm can thiệp bằng những biện pháp phù hợp thì bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng kéo dài. Dễ gặp nhất là mang thai ngoài tử cung, đau xương chậu mãn tính, khó có thai hay thậm chí là vô sinh.
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh kéo dài
Chứng đau bụng kinh kéo dài không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Chính vì thế, chị em luôn lo lắng không biết nên làm gì khi gặp phải tình trạng này.
Một số phương án dưới đây sẽ là giải pháp giúp chị em khắc phục hiệu quả tình trạng đau bụng kinh kéo dài:
1. Các giải pháp khắc phục tạm thời
Để tạm thời ức chế cơn đau, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc thường ngày, chị em có thể áp dụng một số cách sau:
Tác dụng nhiệt:
Nhiệt độ cao ở mức phù hợp được cho là có thể đáp ứng tốt với tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Tác dụng nhiệt sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, từ đó tác động tích cực đến cơn đau.
Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, sử dụng miếng dán nhiệt, miếng đệm sưởi ấm hay dùng chai nước ấm để chườm lên bụng được cho là những cách tác dụng nhiệt đơn giản nhất giúp làm giảm đau bụng kinh tạm thời.
Massage vùng bụng:
Mặc dù không thể tác động trực tiếp đến căn nguyên của tình trạng đau bụng kinh nhưng đây được cho là giải pháp tạm thời có thể đáp ứng. Massage sẽ giúp mang đến cảm giác dễ chịu, nhất là trường hợp cơn đau lan tỏa trên diện rộng.
Tuy nhiên, cần sử dụng lực tay nhẹ nhàng. Đồng
thời nên massage theo chuyển động tròn để tác động tốt nhất đến cơn đau.
Kiểm soát căng thẳng:
Việc kiểm soát tốt căng thẳng cũng được cho là giải pháp có thể làm giảm đồng thời ngăn ngừa chứng đau bụng kinh kéo dài. Nên điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, tránh thức khuya hay làm việc quá sức. Ngoài ra nên dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể thao, nghe nhạc, đọc sách để góp phần giải tỏa căng thẳng.
Ngoài ra, chị em cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, Omega-3, magie… Đồng thời kiêng uống rượu bia, cà phê hút thuốc lá, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối, gia vị cay nóng khi thường xuyên bị đau bụng kinh kéo dài.
2. Thăm khám và điều trị khi đau bụng kinh kéo dài
Đối với tình trạng đau bụng kinh kéo dài thì việc sớm thăm khám được cho là rất cần thiết, nhất là khi có những triệu chứng bất thường khác đi kèm. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có các cách can thiệp cho phù hợp. Thông thường, giải pháp được dùng phổ biến nhất là sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc sau sẽ có thể được chỉ định:
- Thuốc giảm đau: Với trường hợp đau nhẹ, các thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen hay Diclofenac… sẽ được dùng phổ biến. Còn với những cơn đau kéo dài ở mức độ nặng thì thuốc giảm đau chống co thắt hoặc thuốc giảm đau gây nghiện sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này sẽ được chỉ định khi chẩn đoán phát hiện cơn đau bụng kinh kéo dài là do tình trạng viêm nhiễm gây nên. Thường đáp ứng với các trường hợp viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu…
- Viên uống bổ sung: Thường là các loại vitamin như B, B1, E… đáp ứng trong trường hợp đau bụng kinh kéo dài là do thiếu hụt dinh dưỡng hay suy nhược cơ thể.
- Các loại thuốc khác: Thuốc trị mất ngủ, thuốc tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế mô… tùy thuộc vào bệnh lý gây đau bụng kinh kéo dài mà bác sĩ sẽ có sự chỉ định phù hợp.
Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà cũng như việc dùng thuốc không thể đáp ứng thì bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Thường thực hiện khi nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài là hẹp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Một số thử thuật được áp dụng bao gồm bóc tách lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật loại bỏ u xơ, nong cổ tử cung, xạ trị tế bào ung thư…
Đau bụng kinh kéo dài là vấn đề mà chị em chớ nên chủ quan, nhất là khi mức độ cơn đau dữ dội đi kèm những biểu hiện bất thường khác. Sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ bác sĩ là cách tốt nhất để chị em bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau bụng kinh nên uống nước gì giảm đau hiệu quả?
- Đau bụng kinh nên ăn gì, tránh gì để giảm đau nhanh?
Tin mới nhất
- Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì trong chế độ ăn?
- Công dụng của rong biển và cách chế biến rong biển
- 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt
- Ợ nóng cổ họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
- Trầm cảm: Triệu chứng và cách chữa trị
- 5 Cách làm kem tẩy tế bào chết cho da mặt trắng sáng và làn da đẹp
- Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa
- Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách khắc phục
- Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư là liệu pháp từ đông y cổ truyền
- Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt là gì? Các yếu tố nguy cơ
- TIN TỨC UNG THƯ Chủ quan trước bệnh VIÊM ĐẠI TRÀNG – Tình trạng chung đáng báo động của người Việt hiện nay
- TIN TỨC UNG THƯ Trị nám tàn nhang bằng vitamin E có hiệu quả không?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ “Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc