X-quang ngực
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang ngực
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang ngực
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Ngực
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Ngực
Tìm hiểu chung
Chụp X-quang ngực là gì?
Chụp X-quang ngực là ảnh chụp lại phần ngực bằng tia X-quang, trong phim chụp bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết. Chụp X-quang ngực còn cho thấy xương cột sống và các xương ngực, bao gồm xương ức, xương sườn, xương đòn và phần trên cột sống. Chụp X-quang ngực rất thường được sử dụng để tìm những bất thường bên trong lồng ngực.
Chụp X-quang ngực giúp bác sĩ đánh giá được nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm:
- Tình trạng phổi. Chụp X-quang ngực phát hiện bệnh ung thư, viêm nhiễm hay khí tích tụ quanh phổi (tràn khí màng phổi). Chụp X-quang ngực còn xác định các bệnh lý phổi mãn tính như xơ nang, hay biến chứng có liên quan.
- Những vấn đề về phổi liên quan đến tim. Chụp X-quang ngực cho thấy những bất thường trong phổi mà nguyên nhân là từ tim. Ví dụ, dịch trong phổi (phù phổi) là kết quả của bệnh suy tim xung huyết.
- Kích thước và hình dạng của tim. Những thay đổi về kích thước và hình dạng của tim gợi ý cho bác sĩ những bệnh như suy tim, phù phổi hay những bệnh về van tim.
- Mạch máu. Hình ảnh X-quang có thể cho thấy động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và dưới, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như là phình động mạch chủ hay dị tật tim bẩm sinh.
- Tích tụ canxi. Chụp X-quang ngực phát hiện lượng canxi tích tụ trong tim hay mạch máu. Sự tích tụ canxi gợi ý tình trạng hủy hoại van tim, động mạch vành, cơ tim, các khoang bảo về xung quanh tim. Sự tích tụ canxi trong phổi cho thấy bệnh nhân đã từng bị viêm nhiễm trước đó.
- Gãy xương. Tìm thấy những vấn đề với xương sườn, gãy xương sống hay những vấn đề khác khi chụp X-quang ngực.
- Thay đổi sau phẫu thuật. Chụp X-quang ngực giúp theo dõi quá trình hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật ở ngực, như tim, phổi hay cuống họng. Bác sĩ sẽ quan sát thành và ống dùng trong phẫu thuật để kiểm tra hiện tượng rò khí hay những vùng tích tụ dịch lỏng và khí.
- Máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim và ống thông. Máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim có dây (bằng chì) được gắn vào tim để duy tì nhịp tim ở mức bình thường. Chụp X-quang được dùng để xem những máy này đã được gắn vào đúng vị trí không. Thông thường, chụp X-quang là chụp 2 phim, 1 từ đằng sau ngực và 1 từ trước. Với trường hợp khẩn cấp, có khi chỉ có thể chụp 1 phim X-quang và nhìn thấy mặt trước của ngực.
Khi nào bạn nên thực hiện chụp X-quang ngực?
Chụp X-quang ngực là một trong những xét nghiệm đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện khi nghi ngờ bạn mắc bệnh về tim hay về phổi. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện Chụp X-quang ngực nếu bạn có những triệu chứng sau đây:
- Tình trạng ho kéo dài;
- Ho ra máu;
- Khó thở;
- Sốt;
- Đau nặng sau khi chấn thương (gãy xương hay biến chứng phổi) hay do bệnh về tim.
Chụp X-quang ngực có thể thực hiện khi có dấu hiệu bệnh lao, ung thư phổi và những loại bệnh khác.
Chụp X-quang ngực là gì?
Chụp X-quang ngực là ảnh chụp lại phần ngực bằng tia X-quang, trong phim chụp bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết. Chụp X-quang ngực còn cho thấy xương cột sống và các xương ngực, bao gồm xương ức, xương sườn, xương đòn và phần trên cột sống. Chụp X-quang ngực rất thường được sử dụng để tìm những bất thường bên trong lồng ngực.
Chụp X-quang ngực giúp bác sĩ đánh giá được nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm:
- Tình trạng phổi. Chụp X-quang ngực phát hiện bệnh ung thư, viêm nhiễm hay khí tích tụ quanh phổi (tràn khí màng phổi). Chụp X-quang ngực còn xác định các bệnh lý phổi mãn tính như xơ nang, hay biến chứng có liên quan.
- Những vấn đề về phổi liên quan đến tim. Chụp X-quang ngực cho thấy những bất thường trong phổi mà nguyên nhân là từ tim. Ví dụ, dịch trong phổi (phù phổi) là kết quả của bệnh suy tim xung huyết.
- Kích thước và hình dạng của tim. Những thay đổi về kích thước và hình dạng của tim gợi ý cho bác sĩ những bệnh như suy tim, phù phổi hay những bệnh về van tim.
- Mạch máu. Hình ảnh X-quang có thể cho thấy động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và dưới, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như là phình động mạch chủ hay dị tật tim bẩm sinh.
- Tích tụ canxi. Chụp X-quang ngực phát hiện lượng canxi tích tụ trong tim hay mạch máu. Sự tích tụ canxi gợi ý tình trạng hủy hoại van tim, động mạch vành, cơ tim, các khoang bảo về xung quanh tim. Sự tích tụ canxi trong phổi cho thấy bệnh nhân đã từng bị viêm nhiễm trước đó.
- Gãy xương. Tìm thấy những vấn đề với xương sườn, gãy xương sống hay những vấn đề khác khi chụp X-quang ngực.
- Thay đổi sau phẫu thuật. Chụp X-quang ngực giúp theo dõi quá trình hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật ở ngực, như tim, phổi hay cuống họng. Bác sĩ sẽ quan sát thành và ống dùng trong phẫu thuật để kiểm tra hiện tượng rò khí hay những vùng tích tụ dịch lỏng và khí.
- Máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim và ống thông. Máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim có dây (bằng chì) được gắn vào tim để duy tì nhịp tim ở mức bình thường. Chụp X-quang được dùng để xem những máy này đã được gắn vào đúng vị trí không. Thông thường, chụp X-quang là chụp 2 phim, 1 từ đằng sau ngực và 1 từ trước. Với trường hợp khẩn cấp, có khi chỉ có thể chụp 1 phim X-quang và nhìn thấy mặt trước của ngực.
Khi nào bạn nên thực hiện chụp X-quang ngực?
Chụp X-quang ngực là một trong những xét nghiệm đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện khi nghi ngờ bạn mắc bệnh về tim hay về phổi. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện Chụp X-quang ngực nếu bạn có những triệu chứng sau đây:
- Tình trạng ho kéo dài;
- Ho ra máu;
- Khó thở;
- Sốt;
- Đau nặng sau khi chấn thương (gãy xương hay biến chứng phổi) hay do bệnh về tim.
Chụp X-quang ngực có thể thực hiện khi có dấu hiệu bệnh lao, ung thư phổi và những loại bệnh khác.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp X-quang ngực?
Trong một số trường hợp, chụp X-quang không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ chẩn đoán. Nên nếu kết quả chụp X-quang ngực không bình thường hay không đủ thông tin, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT (chụp cắt lớp điện toán), siêu âm, siêu âm tim hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Kết quả chụp X-quang ngực có thể sẽ khác nhau giữa các bệnh viện vì ở những bệnh viện khác nhau sẽ có những phương pháp chụp khác nhau.
Một số bệnh lý có thể không hiện rõ trên X-quang như ung thư kích thước nhỏ, tắc mạch phổi hay những căn bệnh tiềm ẩm trong ngực.
Một số người lao động tiếp xúc với những chất ô nhiễm trong quá trình làm việc cần thực hiện chụp X-quang ngực thường xuyên để kiểm tra những biến chứng lên phổi.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp X-quang ngực?
Trong một số trường hợp, chụp X-quang không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ chẩn đoán. Nên nếu kết quả chụp X-quang ngực không bình thường hay không đủ thông tin, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT (chụp cắt lớp điện toán), siêu âm, siêu âm tim hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Kết quả chụp X-quang ngực có thể sẽ khác nhau giữa các bệnh viện vì ở những bệnh viện khác nhau sẽ có những phương pháp chụp khác nhau.
Một số bệnh lý có thể không hiện rõ trên X-quang như ung thư kích thước nhỏ, tắc mạch phổi hay những căn bệnh tiềm ẩm trong ngực.
Một số người lao động tiếp xúc với những chất ô nhiễm trong quá trình làm việc cần thực hiện chụp X-quang ngực thường xuyên để kiểm tra những biến chứng lên phổi.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp X-quang ngực?
Bạn không cần chuẩn bị nhiều. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cởi quần áo ra và khoác vào một chiếc áo dành cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn gỡ bỏ trang sức, những thiết bị nha khoa, kính hay vật bằng kim loại vì chúng có thể ảnh hưởng tới hình chụp X-quang.
Phụ nữ nên báo với bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang nếu họ nghi ngờ mình đang hoặc đã mang thai. Chụp X-quang ngực sẽ không được thực hiện khi đang mang thai để tránh tiếp xúc bức xạ tới thai nhi. Nhưng nếu tình trạng sức khỏe của bạn cần thực hiện chụp X-quang, bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc bức xạ tới trẻ.
Quy trình thực hiện chụp X-quang ngực như thế nào?
Bạn có thể đứng thẳng dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tư thế đúng.
Bạn cần ngồi hoặc nằm yên khi chụp X-quang ngực để tránh làm mờ ảnh chụp. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở trong vài giây khi chụp X-quang.
Một vài bệnh viện hay phòng khám có máy chụp X-quang di động. Nếu bạn thực hiện bằng máy chụp X-quang di động ở tại giường trong bệnh viên, kỹ thuật viên X-quang sẽ giúp bạn di chuyển đúng vị trí, thường thì chỉ cần chụp 1 lần ở phần phía trước cơ thể.
Bạn nên làm gì sau khi chụp X-quang ngực?
Bạn có thể quay trở lại hoạt động như bình thường ngay sau khi chụp X-quang. Kết quả chụp sẽ có ngay lập tức sau đó.
Tùy vào kết quả chụp quang, bác sĩ sẽ giải thích tình trạng bệnh của bạn và cho bạn biết bạn có cần thực hiện bài kiểm tra bổ sung nào nữa không.
Bạn không nên quá lo lắng về việc phải tiếp xúc với tia X. Trong quá trình chụp bạn sẽ phải tiếp xúc với tia X và nó có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Nhưng lượng tia X này rất thấp và không gây hại gì đáng kể, thậm chí nó còn thấp hơn cả lượng tia X mà bạn nhiễm phải khi bạn đi ra ngoài đường.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp X-quang ngực?
Bạn không cần chuẩn bị nhiều. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cởi quần áo ra và khoác vào một chiếc áo dành cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn gỡ bỏ trang sức, những thiết bị nha khoa, kính hay vật bằng kim loại vì chúng có thể ảnh hưởng tới hình chụp X-quang.
Phụ nữ nên báo với bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang nếu họ nghi ngờ mình đang hoặc đã mang thai. Chụp X-quang ngực sẽ không được thực hiện khi đang mang thai để tránh tiếp xúc bức xạ tới thai nhi. Nhưng nếu tình trạng sức khỏe của bạn cần thực hiện chụp X-quang, bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc bức xạ tới trẻ.
Quy trình thực hiện chụp X-quang ngực như thế nào?
Bạn có thể đứng thẳng dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tư thế đúng.
Bạn cần ngồi hoặc nằm yên khi chụp X-quang ngực để tránh làm mờ ảnh chụp. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở trong vài giây khi chụp X-quang.
Một vài bệnh viện hay phòng khám có máy chụp X-quang di động. Nếu bạn thực hiện bằng máy chụp X-quang di động ở tại giường trong bệnh viên, kỹ thuật viên X-quang sẽ giúp bạn di chuyển đúng vị trí, thường thì chỉ cần chụp 1 lần ở phần phía trước cơ thể.
Bạn nên làm gì sau khi chụp X-quang ngực?
Bạn có thể quay trở lại hoạt động như bình thường ngay sau khi chụp X-quang. Kết quả chụp sẽ có ngay lập tức sau đó.
Tùy vào kết quả chụp quang, bác sĩ sẽ giải thích tình trạng bệnh của bạn và cho bạn biết bạn có cần thực hiện bài kiểm tra bổ sung nào nữa không.
Bạn không nên quá lo lắng về việc phải tiếp xúc với tia X. Trong quá trình chụp bạn sẽ phải tiếp xúc với tia X và nó có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Nhưng lượng tia X này rất thấp và không gây hại gì đáng kể, thậm chí nó còn thấp hơn cả lượng tia X mà bạn nhiễm phải khi bạn đi ra ngoài đường.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Trong trường hợp khẩn cấp, kết quả chụp X-quang ngực sẽ có trong vài phút.
Kết quả bình thường:
- Phổi bình thường về kích thước, hình dáng và mô phổi bình thường. Không có biến chứng hay khối nào trong phổi. Màng phổi bình thường.
- Tim bình thường về kích thước, hình dáng và mô tim bình thường. Mạch máu dẫn tới và ra khỏi tim bình thường về kích thước, hình dáng và vẻ ngoài.
- Xương sống và xương sườn bình thường.
- Cơ hoành bình thường về hình dáng và vị trí.
- Không tìm thấy sự tích tụ chất lỏng hay khí, và không có sự xuất hiện vật lạ.
- Các loại ống, ống soi hay vật dụng y tế ở đúng vị trí trong phổi.
Kết quả bất thường:
- Phát hiện viêm nhiễm như viêm phổi, bệnh lao.
- Phát hiện những vấn đề như khối u, chấn thương, phù phổi do suy tim. Trong vài trường hợp, cần thực hiện chụp X-quang hay kiểm tra bổ sung để tìm hiểu sâu hơn.
- Phát hiện vấn đề về hở tim gây ra do tổn thương tim, bệnh van tim, hay tràn dịch màng tim. Hay phát hiện ra vấn đề về mạch máu như hở động mạch chủ, chứng phình động mạch, xơ cứng động mạch.
- Phát hiện dịch quanh phổi (phù phổi) hay khí xung quanh (khí tràn màng phổi).
- Phát hiện gãy xương ở xương sườn, xương đòn, xương vai hay cột sống.
- Phát hiện hạch to.
- Phát hiện vật thể lạ trong thực quản, ống thở hay phổi.
- Các loại ống, ống soi hay vật dụng y tế không ở đúng vị trí trong ngực.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Trong trường hợp khẩn cấp, kết quả chụp X-quang ngực sẽ có trong vài phút.
Kết quả bình thường:
- Phổi bình thường về kích thước, hình dáng và mô phổi bình thường. Không có biến chứng hay khối nào trong phổi. Màng phổi bình thường.
- Tim bình thường về kích thước, hình dáng và mô tim bình thường. Mạch máu dẫn tới và ra khỏi tim bình thường về kích thước, hình dáng và vẻ ngoài.
- Xương sống và xương sườn bình thường.
- Cơ hoành bình thường về hình dáng và vị trí.
- Không tìm thấy sự tích tụ chất lỏng hay khí, và không có sự xuất hiện vật lạ.
- Các loại ống, ống soi hay vật dụng y tế ở đúng vị trí trong phổi.
Kết quả bất thường:
- Phát hiện viêm nhiễm như viêm phổi, bệnh lao.
- Phát hiện những vấn đề như khối u, chấn thương, phù phổi do suy tim. Trong vài trường hợp, cần thực hiện chụp X-quang hay kiểm tra bổ sung để tìm hiểu sâu hơn.
- Phát hiện vấn đề về hở tim gây ra do tổn thương tim, bệnh van tim, hay tràn dịch màng tim. Hay phát hiện ra vấn đề về mạch máu như hở động mạch chủ, chứng phình động mạch, xơ cứng động mạch.
- Phát hiện dịch quanh phổi (phù phổi) hay khí xung quanh (khí tràn màng phổi).
- Phát hiện gãy xương ở xương sườn, xương đòn, xương vai hay cột sống.
- Phát hiện hạch to.
- Phát hiện vật thể lạ trong thực quản, ống thở hay phổi.
- Các loại ống, ống soi hay vật dụng y tế không ở đúng vị trí trong ngực.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Nổi mụn khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Tin mới nhất
- Viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dứt điểm
- Thuốc xương khớp Hàn Quốc loại nào tốt? Cách dùng và giá bán
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
- Ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt
- Bệnh á sừng vảy nến là gì? Đặc điểm nhận biết và điều trị
- Đau nhức lưng khi ngủ có phải dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng?
- Ra khí hư có lẫn máu là bị gì? Có nguy hiểm không?
- Bệnh sùi mào gà ở nam giới: Hãy cẩn thận khi làm chuyện ấy!
- Sử dụng tảo Spirulina giảm cân đúng chuẩn
- Ung thư cổ tử cung đại cương
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Khối u lành tính và ác tính trong dạ dày: chẩn đoán và điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm khớp gối ở trẻ em: Những triệu chứng và cách chữa cha mẹ cần lưu ý
- TIN TỨC UNG THƯ Làm thế nào để mãn kinh muộn an đảm bảo AN TOÀN, HIỆU QUẢ cho phái đẹp?
- TIN TỨC UNG THƯ Liệu trình điều trị bệnh Tuyến giáp Nhất Nam y Viện từ bài thuốc thảo dược