Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng khối nhân nhầy trong đĩa đệm kết nối đốt sống L5 và S1 thoát khỏi vị trí bình thường, gây một số triệu chứng như đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, mông. Trong trường hợp nặng, lượng chất nhầy tiết ra có thể gây chèn ép lên dây thần kinh vận động và mạch máu, gây cản trở sự lưu thông máu, khó khăn trong vận động.

Hiện tượng khối nhân nhầy trong đĩa đệm liên kết đốt sống L5 và S1 thoát khỏi vị trí bình thường gọi là thoát vị đĩa đệm L5 S1.

I. Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? 

1. Vị trí của đĩa đệm L5 – S1

Cột sống gồm có 33 đốt sống được chia thành năm đoạn: 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng  (S1 – S5), 3 – 5 đốt sống cụt. Trong đó, L5 được xem là đốt cuối cùng của cột sống thắt lưng, S1 là đốt đầu tiên của xương cùng. Giữa hai đốt sống này được ngăn cách với nhau bởi đĩa đệm (bộ phận nằm giữa hai đốt sống, có tính chất đàn hồi, bảo vệ cột sống và dây thần kinh khỏi những tác động cơ học trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày).

Đốt sống L5 S1 là một trong những cặp đốt sống vô cùng quan trọng trong hệ thống cột sống thắt lưng của con người bởi đây chính là nơi thắt lưng chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể cũng như những hoạt động hằng ngày. Cũng chính vì thế, hầu hết những trường hợp bị thoát vị đốt sống đĩa đệm cột sống thắt lưng đều xảy ra tại vị trí trên.

2. Thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 – S1 là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm ngăn cách giữa hai đốt sống L5  và S1 bị tổn thương và thoái hóa đẫn đến chất nhân nhày trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài. Lúc này, chất nhân nhầy sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống và khu vực lân cận khiến bệnh nhân có cảm giác tê bì, đau đớn.

Không chỉ vậy, lượng chất nhầy tiết ra nhiều còn gây chèn ép lên mạch máu và thần kinh vận động của nhiều cơ quan khác, cản trở quá trình máu lưu thông, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân gây hiện tượng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng L5 S1 phần lớn là do các yếu tố: Chấn thương, mắc một số bệnh di truyền (như co cứng cơ cạnh cột sống, vẹo cốt sống thắt lưng), do các tác động cơ học gây tổn thương đốt sống lưng hoặc rễ L5 S1, lão hóa, béo phì, hút thuốc, di truyền.

II. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Đau nhức là tình trạng chung mà tất cả bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 S1 đều gặp phải. Cụ thể, người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

Đau nhức thắt lưng, mông là tình trạng chung mà tất cả bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 S1 đều gặp phải.
  • Đau vùng thắt lưng và mông:  Đĩa đệm L5 S1 nằm ở vị trí thắt lưng. Vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vị trí này trước tiên.
  • Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh: Lượng chất nhầy trong đĩa đệm L5 S1 khi thoát ra có thể tràn ra bên ngoài, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng đau nhức chạy dọc theo dân thần kinh lan xuống dưới mông, mặt sau và mặt trước của đùi cũng như phần bàn chân.
  • Tê, mất cảm giác ở chân: Triệu chứng trên xuất hiện khi nhây nhày trong đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh L5. Khi bị tổn thương, mu bàn chân và chân bị đau nhức, tê yếu, khả năng co duỗi bị hạn chế. Trong trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác và rối loạn vận động.
  • Yếu cơ bắp: Nhân nhày trong đĩa đệm thoát ra có thể khiến cho dây thần kinh nối với cơ bắp bị ảnh hưởng, cơ bắp trở nên yếu đi. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi bộ, vận động, nâng đồ vật.

III. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1

Sau khi thăm khám lâm sàn, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định bạn tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán được thực hiện bằng cách sử dụng chùm tia X để tạo hình ảnh vùng đốt sống thắt lưng. Dựa trên hình ảnh, chuyên viên y tế sẽ phát hiện được những điểm bất thường tại cột sống thắt lưng.
  • MRI (cộng hưởng từ): Đây được xem là kỹ thuật tiên tiến nhất. Dựa trên hình ảnh MRI, các chuyên gia có thể chẩn đoán xác định dạng thương tổn, ví trí và mức độ thoát vị chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh.
  • CT Scan (Chụp điện toán cắt lớp): Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng tia X tạo hình ảnh cắt ngang vùng đốt sống thắt lưng. Máy quét sẽ nhanh chóng vòng quanh cơ thể và gởi hình ảnh về trên máy tính. Dựa vào kết quả trả về, chuyên viên sẽ tiến hành phân tích để tìm ra những điểm bất thường.

Ngoài việc chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh trên, chuyên gia y tế sẽ tiến hành khám thực thể để chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang mắc phải. 

  • Khám cột sống thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho cột sống bên trong bị viêm. Nếu tình trạng viêm nặng nề, vùng da tại khu vực này sẽ nhạy cảm hơn khi chạm vào. 
  • Kiểm tra thần kinh: Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số bài tập như đi bằng mũi chân để quan sát xem dây thần kinh có gặp vấn đề bất thường hay không. 
  • Kiểm tra phạm vi chuyển động: Chuyên gia có thể yêu cầu bạn thực hiện một số động tác đòi hỏi lưng và hông vận động để xem xét mức độ ảnh hưởng của khối nhân nhày bị thoát vị lên cơ quan này. 
  • Nâng chân: Thoát vị đĩa đệm khiến cho các chi bên dưới bị ảnh hưởng. Do đó, chuyên gia có thể yêu cầu bạn thực hiện bài tập trên để kiểm tra bạn có đau đớn khi nâng chân quá mức.

IV. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 – S1 nếu như không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng như: khó khăn trong đi lại, rối loạn cơ tròn (hiện tượng xảy ra khi các khớp xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến cơ quan như bàng quang, ruột, thần kinh thắt lưng xùng bị chèn ép, hệ quả là người bệnh có thể mắc phải một số chứng bệnh như tiểu tiện, đại tiện không tự chủ)…

Tham khảo một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 hiện nay sau đây:

1. Dùng thuốc

Sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sổng thắt lưng L5 S1 là giải pháp phổ biến vì tính tiện lợi và độ hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị gồm có:

Thuốc tây có thể giảm đau, viêm do thoát vị đĩa đệm đốt sổng thắt lưng L5 S1 hiệu quả và nhanh chóng.

  • Thuốc giảm đau: Thông thường, các chuyên gia sẽ kê Acetaminophen (Tylenol) để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đau nghiêm trọng hơn, chuyên gia sẽ cân nhắc một số loại thuốc khác, kể các một số thuốc giảm đau gây có chất gây nghiện.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc thuộc nhóm trên hoạt động dựa trên cơ chế cản trở sự sản sinh prostalandin – chất kích thích cơn đau, từ đó giảm đau hiệu quả. Ngoài tác dụng trên, NSAID còn có công dụng kháng viêm, giảm sưng viêm. Một số loại NSAID thường dùng trong điều trị bệnh lý xương khớp gồm có: Aspirin (Bufferin, Bayer, Ecotrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Ibuprofen (Advil, Motrin), Celecoxib (Celebrex).
  • Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể khiến co thắt cơ bắp xung quanh, gây đau đớn. Do dó, các chuyên gia có thể kê cho bạn một số loại thuốc có khả năng làm giãn cơ trơn như Baclofen, Therabenzaprine, Carisoprodol, Dantrolene, Metaxalone, Diazepam,… để hạn chế sự co thắt của cơ bắp, cải thiện cơn đau.
  • Thuốc streroid: Ở một số trường hợp, các chuyên gia có thể chỉ định bạn tiêm tĩnh mạch thuốc streroid ngoài màng cứng. Thuốc streroid hoạt động tương tự như cortisone – một loại hormone có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm sưng, viêm, đau nhức tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị, khôi phục khả năng vận động.

Việc dùng thuốc tây trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm, đau nhức nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như loãng xương, xương giòn , dễ gãy, đau dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày), phù nề… Do đó, khi dùng thuốc tây điều trị, cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia để tránh những tác động tiêu cực không đáng có đến sức khỏe.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, vật lý trị liệu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 cũng là giải pháp phổ biến có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng vận động ở người bệnh.

Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được vận dụng trong việc điều trị gồm: nhiệt trị liệu (chườm nóng), điện trị liệu (dùng xung điện kích thích thần kinh để giảm đau, sóng ngắn, dòng Gavanic và Faradic).

Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động của cơ thể.

3. Phẫu thuật

Khi triệu chứng thoát vị đĩa đệm kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng và những phương pháp điều trị khác không được đáp ứng, chuyên gia sẽ chỉ định bạn giải pháp phẫu thuật. Cụ thể:

  • Cơn đau vùng thắt lưng, mông, bàn chân… dữ dội, người bệnh không thể chịu đựng được, các hoạt động đi lại, sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn.
  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng thần kinh tiến triển như: chân tê yếu, mất cảm giác, mất kiểm soát khi đi đại tiện, tiểu tiện.
  • Thuốc tây, các bài tập vật lý trị liệu sau 3 tháng không phảt huy tác dụng hoặc tác dụng không đáng kể.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L5 S1 được tiến hành như sau:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép lên thần kinh.
  • Phẫu thuật cắt bản sống (cung sau của đốt sống): Chỉ định cho những đối tượng bị đau thần kinh tọa do hẹp sống sống.

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích giảm bớt áp lực của chất nhày trong đĩa đệm lên các rễ thần kinh tại khu vực L5 S1. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị hạn chế hoạt động trong vài tuần để phục hồi. Phần lớn, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường hoặc ít đau hơn trước sau vài tuần phẫu thuật.

Tuy nhiên, đây chưa phải là phương pháp an toàn tuyệt đối vì không phải 100% trường hợp đều thành công, bệnh nhân có thể gặp phải một số rủi ro và biến chứng sau này. Vì thế, cần thận trọng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

V. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bên cạnh việc chủ động thăm khám và tuân thủ nghiêm các hướng dẫn điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường. Khi ăn uống, đi vệ sinh cần có người trợ giúp để giảm bớt áp lực lên cột sống thắt lưng.
  • Nên đeo dai lưng khi ra khỏi giường để giảm bớt áp lực cho cột sống, hạn chế tổn thương tối đa, bảo vệ cột sống. Tuy vậy, người bệnh cũng cần lưu ý không đeo đai quá 3 tháng vì điều này có thể khiến cho cơ lưng bị teo.
  • Chú ý ăn, đi, đứng, nằm đúng tư thế và đúng cách. Không giữ một tư thế trong thời gian quá lâu. Thường xuyên đổi tư thế để cột sống được nghỉ ngơi, bớt áp lực.
  • Không mang vác vật nặng hay làm việc quá sức trong thời gian điều trị.
  • Chú ý bổ sung thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người bị thoái hóa đĩa đệm, thực hành những bài tập vận động nhẹ theo yêu cầu của chuyên gia để nhanh chóng phục hồi.

Tho
át vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L5 S1 nói riêng là bệnh khó điều trị triệt để, quá trình trị bệnh cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực từ người bệnh. Do đó, khi phát hiện những triêu chứng, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm và tư vấn cụ thể.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ chuyên viên y tế.

Xem thêm: Xét nghiệm kích thích glucagon

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!