Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh ho là gì? Nguyên nhân gây ho và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người, không phân biệt đối tượng và lứa tuổi. Ho là biểu hiện khi sức khỏe gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, thậm chí là tim mạch. Những cơn ho kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ho là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh ho?

Bệnh ho là gì? Triệu chứng điển hình của bệnh

Ho là phản xạ có điều kiện, thường xảy ra đột ngột và lặp lại nhiều lần nhằm loại bỏ các chất gây kích thích, nội tiết, các dị vật, hoặc vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào đường hô hấp.

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người

Có 3 giai đoạn hình thành nên phản xạ ho:

Các triệu chứng điển hình của bệnh ho như:

Nguyên nhân bị ho thường gặp

Bệnh ho là căn bệnh thường gặp và được chia ra làm 2 dạng: Ho cấp tính và ho mãn tính. Theo đó, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây ho khác nhau.

Nguyên nhân ho cấp tính

Ho cấp tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho đột ngột, hoặc cơn ho kéo dài dưới 3 tuần. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho cấp tính như:

Ngoài các nguyên nhân trên, ho cấp tính có thể hình thành do hen suyễn, viêm họng, viêm tai, viêm xoang.

Ho cấp tính là một dạng của bệnh ho

Triệu chứng điển hình của bệnh ho cấp tính như:

Các nguyên nhân gây ho mãn tính

Ho mãn tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho kéo dài khoảng 2 tháng, hoặc có thể nhiều hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Một số bệnh lý gây ra ho mãn tính như:

Ngoài ra, các bệnh như: Lao, nhiễm nấm phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, xơ nang, hoặc dị ứng thuốc, hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ho mãn tính.

Triệu chứng ho mãn tính là:

Ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi

Bệnh ho có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hại

Ho là phản xạ có điều kiện giúp cơ thể loại bỏ các chất dịch, vi khuẩn có hại. Nếu các cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng như: Ho ra máu, đau tức ngực, nôn ói,… sẽ không gây nguy hiểm.

Ngược lại, bệnh ho sẽ thực sự nguy hiểm nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng. Hoặc ở một số trường hợp, cơn ho do cảm cúm thông thường nhưng không được điều trị cũng có thể biến chứng và gây nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gây ra như:

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, ngay khi bị ho, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên.

Các loại bệnh ho thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà bệnh ho được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Một số loại bệnh ho chúng ta thường gặp như:

Ho gà

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua nước bọt hoặc dịch tiết.

Khi bị mắc bệnh ho gà, người bệnh thường có những cơn ho dữ dội và kéo dài và khó kiểm soát. Cơn ho gây áp lực lên lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mệt mỏi. Ở một số trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng vùng bụng co thắt.

Một số triệu chứng khác của bệnh ho gà như:

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn cả. Theo số liệu của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ, ho gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cho trẻ em tại đất nước này.

Chính vì vậy bố mẹ nên lưu ý và tiêm phòng cho trẻ ở độ tuổi 2 tháng để phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra những người đang mắc phải bệnh ho gà nên điều trị sớm trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng.

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em

Ho khan

Ho khan là căn bệnh rối loạn đường hô hấp do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường gây ra. Ngoài ra, ho khan còn do một số nguyên nhân khác như: Hen suyễn, trào ngược dạ dày, ung thư phổi, dị ứng, nhiễm virus,…

Bệnh ho khan kéo dài, không được điều trị có thể biến chứng thành viêm thanh quản, ung thư vòm họng, hoặc nhiễm trùng tai,…

Một số triệu chứng bệnh ho khan như:

Ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng cơn ho kéo dài và có chất nhầy, đờm. Nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, ung thư phổi,…

Triệu chứng của bệnh ho có đờm như:

Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng đáng báo động. Điều này có nghĩa bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm. Lượng máu bạn ho ra nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị là điều bạn cần làm khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân gây ho ra máu có thể là: Bệnh lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc giãn phế quản.

Một số triệu chứng của bệnh ho ra máu như:

Ho ra máu là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm

Ho cảm lạnh

Ho cảm lạnh do virus cảm lạnh gây ra. Đây là tình trạng rất phổ biến, người bệnh có một số triệu chứng sau:

Ho cảm lạnh là tình trạng phổ biến tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể biến chứng thành mãn tính.

Cách điều trị bệnh ho hiệu quả, an toàn

Bệnh ho là bệnh thường gặp ở mỗi người. Nếu cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh không cần sử dụng thuốc để điều trị. Vì đây có thể là do họng bị kích thích sinh ra ho để loại bỏ các dị vật, vi khuẩn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng cường đề kháng cho họng, giúp họng hoạt động trơn tru hơn.

Nếu người bệnh ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần, đồng thời kèm theo các triệu chứng bất thường như: Ho ra máu, ho ra đờm có màu lạ, đau tức ngực kèm khó thở,… cần đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh như: Lao phổi, ung thư phổi, viêm phế quản, hen suyễn,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ho hiệu quả, như: Sử dụng phương pháp Tây y, mẹo dân gian, hoặc bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bạn cần xác định nguyên nhân và loại bệnh mà mắc phải. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh khiến cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, thời gian chữa cũng được rút ngắn.

Các mẹo dân gian trị ho lành tính

Mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh chọn bởi lành tính, đơn giản dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Đồng thời ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Một số mẹo dân gian lành tính trị ho người bệnh có thể tham khảo:

Chanh mật ong chữa bệnh ho hiệu quả

Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trong mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali,… Chanh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.

Sự kết hợp của chanh và mật ong giúp loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cơ thể, kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Uống nước mật ong chanh giúp người bệnh dịu cơn ho, thông đường thở.

Cách thực hiện:

Trị bệnh ho bằng gừng

Gừng không chỉ là gia vị trong nấu ăn, nó còn là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả. Gừng có tác dụng tiêu đờm, giải độc, chống nôn,… Ngoài ra, trong gừng còn có tác dụng chữa cảm lạnh rất tốt. Với những trường hợp ho do cảm lạnh có thể tham khảo bài thuốc từ gừng, hoặc có thể kết hợp mật ong.

Cách thực hiện:

Thông tin hữu ích

Người bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Gừng là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả

Vỏ quýt trị ho

Ít ai biết rằng vỏ quýt cũng có công dụng chữa bệnh, nhất là bệnh ho. Trong vỏ quýt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tiêu đờm, trị ho.

Cách thực hiện:

Trị ho bằng lá hẹ

Trong lá hẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn phát triển. Vì thế mà lá hẹ được nhiều người bệnh sử dụng để chữa bệnh ho.

Cách thực hiện:

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn có công dụng chữa bệnh ho rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Công dụng bất ngờ của tỏi trong điều trị bệnh ho

Tỏi cũng là một gia vị trong nấu ăn, đồng thời nó cũng là một vị thuốc giúp trị ho hiệu quả. Trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất giúp loại bỏ độc tố, giảm viêm, làm dịu cổ họng.

Cách sử dụng:

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại nước ép để cải thiện tình trạng ho. Một số loại nước ép như:

Điều trị bệnh ho bằng phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này người bệnh cần thực hiện thăm khám lâm sàng, hoặc một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong Tây y trị ho như:

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại nước muối để rửa mũi, giúp kháng khuẩn và giảm dịch nhầy. Đối với người bệnh là trẻ em, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc Codein vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh

Bài thuốc Đông y trị bệnh ho hiệu quả

Đông y là một trong những phương pháp chữa ho được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị ho dưới đây:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 1 giúp làm dịu họng, giảm các cơn ho, tránh những tác động khiến cổ họng tổn thương, tăng khả năng kháng khuẩn.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 2 giúp long đờm, dịu cổ họng và giảm ho. Ngoài ra bài thuốc giúp bỏ phế, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 3 có tác dụng chữa các bệnh ho do cảm lạnh, ho có đờm, làm dịu cổ họng. Điều trị các triệu chứng sốt cao, khàn tiếng và đau mỏi khi ho. Giống như các bài thuốc khác, bài thuốc số 3 cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Trong thuốc có cam thảo nên có vị ngọt nên rất dễ uống.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 4 có tác dụng điều trị các bệnh ho khan, ho dai dẳng lâu ngày. Bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm ho, giảm sưng họng, giảm sốt.

Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 5 điều trị các cơn ho dai dẳng, long đờm bổ phế. Đồng thời giảm các kích ứng ở cổ họng và chống viêm, làm ấm họng. Bài thuốc giúp tăng cường thể lực và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Bài thuốc số 6

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 6 điều trị các bệnh ho do cảm lạnh. Bài thuốc giúp giảm các cơn đau rát ở cổ họng, long đờm, giải cảm.

Bài thuốc số 7

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 7 trị bệnh ho cảm lạnh và có đờm.

Bài thuốc số 8

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 8 trị bệnh ho có đờm loãng.

Các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh

Bài thuốc số 9

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 9 trị các bệnh ho có nhiều đờm kèm theo triệu chứng đau tức ngực.

Bài thuốc số 10

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Bài thuốc số 10 trị ho cảm lạnh. Người già yếu khi mắc bệnh cũng có thể dùng bài thuốc này.

Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y trị ho, người bệnh nên xin chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền, đặc biệt với phụ nữ đang cho con bú. Phương pháp Đông y do lành tính nên thời gian đạt kết quả lâu hơn, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, không bỏ dở liệu trình.

Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y, người bệnh nên kết hợp tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình điều trị. Một điều đáng lưu ý nữa đó là tuyệt đối không sử dụng thuốc đã để qua đêm. Bởi thuốc có thể đã bị thay đổi thành phần, biến thành độc tố và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bị ho nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ho kéo dài và mãi không khỏi đó chính là chế độ ăn uống. Bởi có một số thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ khiến cho họng bị kích thích, gây ngứa, dẫn đến tình trạng ho kéo dài. Vậy người bị ho nên ăn và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Người bị ho nên ăn gì?

Người bị ho nên ăn các loại rau xanh và hoa quả

Những thực phẩm cần tránh để bệnh ho mau khỏi

Ngoài việc nên ăn gì và kiêng gì, người bị ho nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh với những thói quen tốt như:

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh ho, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp tình trạng này không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình mình.

Xem thêm: Hội chứng đau đầu mất ngủ triền miên có tác hại gì? Lý do bị mất ngủ

Rate this post
Exit mobile version