Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tác dụng phụ thuốc, căng thẳng kéo dài,… Bệnh không điều trị sớm tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm thậm chí ung thư dạ dày, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là gì? Các loại bệnh thường gặp
Trong phiên bản mã bệnh ICD 10 của Việt Nam ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành K21 là trào ngược dạ dày thực quản. Do đó bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là bệnh trào ngược dạ dày. Đây là căn bệnh thường gặp ở nhiều dân Việt Nam, khi dịch vị dạ dày (thức ăn, axit dạ dày,… ) trào ngược lên thực quản và cổ họng kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.
Trào ngược dạ dày thực quản K21 được chia thành 2 loại:
K21.0: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản với viêm thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khi dịch vị dạ dày trào ngược tấn công và gây viêm loét niêm mạc thực quản. Người bệnh cảm thấy đau, cơ thể mệt mỏi, chảy máu kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, cơn đau âm ỉ. Một số trường hợp không điều trị sớm dẫn đến biến chứng như xuất huyết, thủng thực quản,…
K21.9 Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không có viêm thực quản
Đây là tình trạng trào ngược dạ dày chưa biến chứng dẫn đến viêm thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày K21.9 người bệnh thường ợ hơi, ợ chua, bụng đau, tiết nhiều nước bọt, trào ngược dạ dày khi ngủ,…
Tuy nhiên người bệnh để trình trạng kéo dài dẫn đến trào ngược viêm thực quản và một số bệnh lý khác.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 có thể khắc phục khi được phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại người bệnh chủ quan không điều trị sớm, bệnh diễn biến nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tắc nghẽn thực quản: Tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương kéo dài, dẫn đến hình thành sẹo và gặp khó khăn trong ăn uống:
- Barrett thực quản: Người bệnh bị tổn thương thực quản có nguy cơ cao dẫn đến ung thư tỷ lệ này chiếm khoảng 5-10%. Do đó người bệnh cần đi thăm khám và điều trị bằng y khoa kịp thời
- Loét thủng thực quản: Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, trường hợp nặng dẫn đến thủng thực quản cần can thiệp bằng y khoa
- Viêm đường hô hấp: Dịch vị trào ngược kèm theo axit, thức ăn lên thực quản, cổ họng gây bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,..
- Chảy máu và viêm loét dạ dày: Trào ngược kéo dài dẫn đến xuất huyết, một số trường hợp nghiêm trọng chảy máu nhiều, tụt huyết áp, nguy cơ tử vong cao,…
- Ung thư thực quản: Khi bị trào ngược thực quản có nguy cơ dẫn đến ung thư đặc biệt là với trường hợp người bệnh biến chứng Barrett thực quản.
- Ngoài ra người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sâu miệng,…
Người bệnh cần phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và điều trị đúng giúp bệnh cải thiện nhanh chóng và không biến chứng nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản K21
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một số nguyên nhân phổ biến như:
- Tác dụng phụ thuốc: Người bệnh lạm dụng nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh như aspirin, ibuprofen
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trong thực đơn hằng ngày sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ nướng, thực phẩm dễ tiêu, rượu, bia hay chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên thức khuya, công việc áp lực, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược K21
- Người bệnh béo phì gây áp lực lên ổ bụng
- Người bệnh mắc một số bệnh lý như ung thư dạ dày, viêm phù nề dạ dày, hẹp môn vị dạ dày thực quản,…
Ngoài ra người bệnh ăn quá no, nằm hoặc vận động sau khi ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày K21
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21
Phụ thuộc vào cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp được sử dụng phổ biến như:
Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21
Sử dụng thuốc Tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh và phòng ngừa bệnh biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc tạo lớp màng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và ngăn chặn axit xâm lấn và bào mòn. Bạn tham khảo thuốc như Sucralfate, Misoprostol, Bismuth,…
- Thuốc trung hòa axit: Thuốc thay đổi nồng độ axit trong dịch vị, giúp làm chậm và ngừa quá trình ăn mòn dạ dày. Hơn nữa thuốc ức chế hoạt động cơ vòng dạ dày co bóp quá mức và ức chế phân giải protein của pepsin. Bạn sử dụng thuốc chống axit ion – (Natri, Cacbonat canxi, Carbonate monosodique), thuốc chống axit ion (+)
- Thuốc ức chế giải phóng histamin H2: Người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin giảm axit trong dịch vị được bài tiết
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc giảm khả năng bài tiết HCL, hiệu quả cao kéo dài trên 24 giờ như Rabeprazole, Lansoprazole, Omeprazole,…
Trường hợp người bệnh bị trào ngược viêm thực quản do sử dụng thuốc kháng sinh nên sử dụng thuốc giảm đau được điều trị.
Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó không nên lạm dụng tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày thực quản k21
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày là do khí huyết không lưu thông, can phế tỳ suy yếu. Do vậy, bài thuốc Đông y phục hồi chức năng cơ quan nội tạng bị suy yếu, cải thiện triệu chứng. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, người bệnh sử dụng bài thuốc như:
Người bệnh căng thẳng kéo dài
Khi bị căng thẳng kéo dài, dịch vị không lưu thông, tỳ vị hư nhược dẫn đến trào ngược và một số bệnh khác về đường tiêu hóa. Người bệnh nên sử dụng thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, khí huyết lưu thông ổn định. Bài thuốc với thảo dược:
- 20g mỗi thảo dược Hắc táo nhân, Phòng sâm
- 16 Hoài sơn, Ngưu tất, Bạch truật, Cát căn, Liên nhục
- 12g mỗi loại Cam thảo, Viễn chí, Trần bì
- 10g mỗi loại Bán hạ chế, Chỉ xác
Bạn đem thuốc sắc lên và sử dụng theo chỉ định của lương y, kết hợp với thời gian làm việc nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Trào ngược dạ dày do chế độ dinh dưỡng không khoa học
Sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu, rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích dẫn đến trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… Sử dụng bài thuốc với thảo dược: Hoàng kỳ, Sâm đại hành, Lá đắng, Đương quy, Bạch truật, Biển động, Xương bồ, Ngũ sắc, Tía tô, Lá lốt, Trần bì cùng một số nguyên liệu khác.
Đem nguyên liệu sắc theo liều lượng và chỉ định sử dụng 2 lần/ ngày. Bài thuốc tác dụng chức năng hệ tiêu hóa tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Hơn nữa còn giúp tăng cường sức khỏe và điều hòa khí huyết
Cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến, khiến người bệnh khó chịu, hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này kéo dài dẫn đến viêm họng và một số bệnh lý khác về đường hô hấp. Sử dụng thảo dược Bối mẫu, Đan bì, Thược Dược, Thanh bì, Trạch tả và một số thảo dược khác. Đem nguyên liệu sắc đến khi còn khoảng 250ml và sử dụng 5 lần/ ngày.
Điều trị với triệu chứng buồn nôn
Người bệnh trào ngược dạ dày viêm loét thực quản thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khiên cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược Nhân sâm, Di đường, Thục tiêu, Can khương giúp kích thích tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bài thuốc do cơ thể suy nhược
Thể trạng người bệnh suy yếu, rối loạn co bóp, axit bài tiết nhiều gây trào ngược dạ dày. Sử dụng thảo dược Mã đề, Đương quy, Cam thảo, Hoài sơn, Bạch truật, Liên nhục, Chi tử, bán hạ,.. cải thiện triệu chứng của bệnh, điều hòa khí huyết tăng cường sức khỏe.
Bài thuốc Đông y trị trào ngược K21 tốt nhất
Với bài thuốc trên người bệnh cần phải sắc mất thời gian và có thể giảm tác dụng của thuốc. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được nghiên cứu bởi trung tâm ứng dụng và nghiên cứu Thuốc Dân Tộc với 3 chế phẩm
- Sơ can bình vị – Viêm loét HP: Tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, phục hồi vết loét khi trào ngược dẫn đến viêm thực quản, viêm loét dạ dày
- Sơ can bình vị – Trào ngược: cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh và phục hồi vết loét bị tổn thương do trào ngược
- Cao bình vị: Tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, giảm đau và triệu chứng trào ngược
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể sử dụng 1-3 liệu trình, theo thống kê của trung tâm Thuốc Dân Tộc sau khoảng 2 tuần đầu tiên dùng thuốc giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, trào ngược vào ban đêm.
Trong khoảng 1 tháng, triệu chứng trào ngược dạ dày hoàn toàn biết mất và sau 2-3 tháng sức khỏe ổn định. Hơn nữa 100% người bệnh sau khi sử dụng thuốc khẳng định bài thuốc không tác dụng phụ, an toàn với thảo dược tự nhiên đạt chuẩn GACP – WHO.
Bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh còn tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên thuốc mang đến hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng.
Mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày thực quản k21
Bài thuốc dân gian lưu truyền qua nhiều đời giúp điều trị trào ngược dạ dày với trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị bệnh. Bài thuốc sử dụng nguyên liệu tự nhiên như:
Nha đam
Nha đam được biết đến không chỉ tác dụng làm đẹp còn giúp điều trị trào ngược hiệu quả. Bởi hoạt chất arabinose, glycoprotein trong nha đam kháng viêm, sát khuẩn ức chế vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Hơn nữa, hoạt chất Anthraquinon kích thích tiêu hóa, giảm axit bài tiết trong da dạ dày. Bạn cho nha đam xay nhuyễn với nước lọc, chắt lấy nước hoặc sử dụng nha đam trong món chè để cải thiện triệu chứng
Bài thuốc từ nghệ
Nghệ là nguyên liệu quen thuộc sử dụng phổ biến trong bài thuốc điều trị trào ngược. Sử dụng bột nghệ kết hợp với cà phê đen, hãm nước sôi sử dụng hằng ngày như trà. Hoặc sử dụng nghệ kết hợp mật ong cải thiện triệu chứng trào ngược
Bài thuốc từ gừng
Sử dụng gừng thái lát đun sôi với nước và sử dụng hằng ngày. Hoặc dùng gừng ngâm chung với mật ong đến khi mềm sử dụng sau khi ăn.
Trà hoa cúc
Hoa cúc sau khi
được phơi khô đem pha với ấm nước sôi và sử dụng hằng ngày
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21 bằng mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn và thực hiện đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên bài thuốc này lưu truyền trong dân gian và chưa được kiểm chứng khoa học, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Biện pháp phòng bệnh trào ngược thực quản K21
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh bệnh diễn biến lâu dài, khó điều trị và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm
- Điều trị theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, không sử dụng thuốc đông y và tây y kết hợp, không ngưng sử dụng thuốc giữa chừng
- Bổ sung nước cho cơ thể, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, giàu chất xơ và tốt cho tiêu hóa
- Không nên sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng, sử dụng rượu bia,…
- Nên ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày
- Không nên tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Khám sức khỏe định kỳ nhận biết dấu hiệu trào ngược và bệnh lý khác để điều trị sớm
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 hoàn toàn có thể khắc phục nếu điều trị sớm và đúng cách. Ngược lại, người bệnh lơ là chủ quan, bệnh kéo dài khó điều trị và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đừng bỏ lỡ
- 6 Loại xét nghiệm trào ngược dạ dày chẩn đoán bệnh chính xác
- 22+ Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Uống là khỏi
Xem thêm: 12 loại lá trị ho hiệu quả nhất dùng tại nhà ai cũng cần biết