Bệnh Zona thần kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh Zona thần kinh được gây ra bởi virus Aaricella – Zoster (là loại virus gây ra bệnh thủy đậu) khiến người bệnh nổi nhiều dải mụn nước ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh Zona gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Điều trị sớm có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng Zona và làm giảm nguy cơ biến chứng.

Hình ảnh mô phỏng bệnh zona thần kinh và biểu hiện thông qua da

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng ở một dây thần kinh nhất định và được biểu hiện thông qua da. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên các mụn nước do bệnh Zona thường có xu hướng xuất hiện ở hai bên mạn sườn.

Sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh (virus Varicella – Zoster) có thể tồn tại trong cơ thể rất nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định nào đó, virus có thể bùng phát trở lại và gây ra các triệu chứng bệnh Zona.

Bệnh Zona thần kinh thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Zona được gây ra bởi virus Varicella – Zoster, cùng loại với virus gây ra bệnh thủy đậu. Do đó, bất cứ ai từng bị thủy đậu thì đều có nguy cơ nhiễm bệnh Zona. Điều này được giải thích là do sau khi bị thủy đậu, virus gây bệnh có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và tồn tại ở đó nhiều năm. Tại một thời điểm nào đó trong đời, virus có thể được kích hoạt và di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến bên dưới da và gây các triệu chứng bệnh Zona thần kinh.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh Zona vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch yếu có thể là tác nhân chính gây ra Zona thần kinh. Do đó, bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số đối tượng có nguy cơ nhiễm Zona cao hơn, bao gồm:

  • Trên 50 tuổi: Nguy cơ này sẽ cao dần theo thời gian. Các chuyên gia ước tính có một nửa người trên 80 tuổi sẽ bị bệnh Zona.
  • Có một số bệnh lý nhất định: Các bệnh lý như HIV / AIDS và ung thư có thể làm hệ thống miễn dịch suy yếu và gây ra bệnh Zona.
  • Từng điều trị ung thư: Những bệnh nhân từng xạ trị, hóa trị thường có sức đề kháng yếu và dễ nhiễm virus, bao gồm virus gây bệnh Zona.
  • Sử dụng các loại thuốc thường xuyên: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona. Các loại thuốc này thường có chứa Steroid, phổ biến là  Prednison (một loại thuốc chống viêm và ức chế hệ thống miễn dịch).

Dấu hiệu nhận biết

Đau đớn là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của Zona thần kinh. Đây có thể là một cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc đau nhói thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh có thể bị gặp một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Sau khi nhiễm virus gây bệnh, các nốt mụn nước sẽ được hình thành gây đau đớn, có thể ngứa hoặc không.
  • Các nốt mụn nước có hình dạng giống như thủy đậu, nhưng chỉ xuất hiện ở những nơi có dây thần kinh bị nhiễm trùng.
  • Trong một số trường hợp, mụn nước hoặc mẩn ngứa có thể xuất hiện ở mặt, mắt, miệng và tai.
  • Đôi khi mụn nước có thể tạo thành một dải màu đỏ trông giống như một vết bỏng nặng.
  • Trong một số ít trường hợp (thường là ở những người có hệ miễn dịch yếu), mụn nước có thể lan rộng hơn và trông giống như bệnh thủy đậu.
  • Trong trường hợp bệnh Zona ảnh hưởng đến mắt (gọi là bệnh Zona quang học) người bệnh có thể bị viêm mắt hoặc mất thị lực tạm thời.
  • Các mô mềm dưới da có thể bị viêm, sưng gây đau đớn nhẹ khi chạm vào.
Hình ảnh bệnh zona thần kình gây đau và nổi mụn nước

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác (hiếm khi xảy ra), bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Khó chịu
  • Buồn nôn
  • Đau cơ hoặc viêm khớp
  • Đau dạ dày
  • Sưng các hạch bạch huyết

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đến bệnh viện hoặc liên hệ cho  bác sĩ có chuyên môn ngay khi nhận ra các dấu hiệu bệnh Zona. Hãy gọi cho cấp cứu, trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như:

  • Cơn đau và mụn nước xảy ra gần mắt. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng này có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.
  • Người bệnh trên 60 tuổi, vì tuổi tác cao sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng.
  • Có hệ thống miễn dịch yếu do ung thư, thuốc men hoặc các bệnh mãn tính.
  • Mẩn ngứa trên diện rộng và gây đau đớn.

Cách điều trị bệnh Zona thần kinh

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh Zona. Các biện pháp điều trị bệnh Zona thần kinh đều nhằm mục đích kiểm soát tốc độ nhiễm trùng và hạn chế biến chứng.

1. Chăm sóc tại nhà

Không có biện pháp khắc phục bệnh Zona thần kinh tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số cách phục hồi làn da và tăng tốc độ chữa lành các tổn thương. Các biện pháp bao gồm:

  • Giữ cho khu vực bị ảnh hưởng sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí.
  • Đôi khi người bệnh có thể bị ngứa, nhưng cố gắng không gãi hoặc làm vỡ mụn nước .
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về kem và những loại thuốc có thể ngăn ngừa các cơn ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Một số người bệnh cho rằng châm cứu và các phương pháp điều trị bổ sung khác giúp giảm đau để hỗ trợ điều trị bệnh Zona thần kinh. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn muốn thử những phương pháp này.

2. Thuốc trị bệnh Zona thần kinh

Bác sĩ có thể kê cho bạn một vài loại thuốc để chống lại nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành của da, giảm viêm và giảm đau. Thuốc điều trị bệnh Zona thần kinh phổ biến bao gồm:

Thuốc kháng virus:

Thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng Zona, bao gồm ngăn ngừa hình thành mụn nước. Các loại thuốc này thường các tác dụng rất tốt trong 72 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Acyclovir (Zovirax)
  • Famciclovir (Famvir)
  • Valacyclovir (Valtrex)
Có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh Zona thần kinh

Thuốc giảm đau:

Các triệu chứng bệnh Zona thường gây viêm và đau. Do đó, sử dụng thuốc giảm đau để làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Ibuprofen
  • Naproxen

Những loại thuốc này cũng có thể giúp bạn ngăn chặn chứng đau dây thần kinh Postherpeti. Đây là một cơn đau rát mà một số người mắc phải sau khi phát ban và mụn nước của bệnh Zona biến mất.

Các loại thuốc phổ biến khác:

Nếu bạn bị đau dữ dội sau khi điều trị mẩn ngứa hoặc mụn nước do bệnh Zona, bác sĩ có thể kê đơn:

  • Kem Capsaicin: Dùng để giảm viêm và điều trị các cơn đau nhẹ. Sử dụng thuốc cẩn thận, không để thuốc chạm vào mắt.
  • Thuốc tê: Phổ biến là Lidoderm và Xylocaine có tác dụng giảm đau. Thuốc có sẵn ở nhiều dạng như kem, miếng dán, bột và thuốc xịt.
  • Thuốc kháng sinh: Bạn có thể cần những loại thuốc này nếu vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Thuốc chống trầm cảm: Có tác dụng giảm đau sau khi kết thúc đợt điều trị bệnh Zona. Các loại thuốc phổ biến như: Amitriptyline, Desipramine và Nortriptyline. Thuốc cũng có tác dụng an thần và giúp giúp người bệnh lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.

Biến chứng của bệnh Zona

Mặc dù bệnh Zona thần kinh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da: Nếu mụn nước Zona không được điều trị đúng cách, vi khuẩn phát triển và gây  nhiễm trùng da.
  • Đau dây thần kinh: Một số người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau kéo dài sau khi điều trị bệnh Zona. Tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh Postherpetic, và nó xảy ra khi các sợi thần kinh bị tổn thương gửi các thông điệp đau đớn và phóng đại từ da đến não của bạn.
  • Ảnh hưởng đến thị lực hoặc dẫn đến mù lòa: Bệnh Zona bên trong hoặc xung quanh mắt có thể gây nhiễm trùng mắt và dẫn đến mất thị lực.
  • Vấn đề về thần kinh: Tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng mà bệnh Zona có thể gây viêm não, liệt cơ mặt hoặc các vấn đề về thính giá
    c.

Cách phòng ngừa bệnh Zona thần kinh

Hiện tại người bệnh có thể phòng ngừa bệnh Zona bằng cách tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu và vắc-xin Zona.

  • Vắc-xin thủy đậu (Varivax): Là một loại chủng ngừa thông thường cho trẻ em để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin cũng được khuyên dùng cho người lớn chưa bao giờ bị thủy đậu. Mặc dù vắc-xin không đảm bảo bạn sẽ không bị thủy đậu hoặc bệnh zona, nhưng nó có thể làm giảm khả năng nhiễm bệnh, biến chứng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Vắc-xin Zona: Hại loại vắc-xin Zona phổ biến là Zostavax và Shingrix. Tương tự như vắc-xin thủy đậu, vắc-xin bệnh Zona không đảm bảo bạn sẽ không bị bệnh Zona. Nhưng vắc-xin này có thể sẽ làm giảm quá trình và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như giảm nguy cơ mắc chứng đau dây thần kinh Postherpetic.
Người bệnh có thể tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh Zona

Một số điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin:

  • Người trên 50 tuổi và chưa từng tiêm vắc-xin trước đó nên tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh.
  • Vắc-xin Shingrix cần tiêm đủ 2 mũi để có tác dụng ngăn ngừa bệnh. Hai liều thường cách nhau 6 tháng.
  • Người đã từng bị Zona vẫn có thể tiêm ngừa. Thuốc có thể ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc-xin Zona bao gồm đau và sưng sau khi tiêm. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, sốt và đau dạ dày. Ngoài ra, vắc-xin Zona là một loại vắc-xin virus sống, nên người bệnh có thể bị thủy đậu nhỏ như phát ban xung quanh vị trí bạn tiêm ngừa.

Bệnh Zona thường tự khỏi trong vòng 2 đến 4 tuần ở người trẻ tuổi và khỏe mạnh. Khoảng 1 – 4% những người bị bệnh Zona cần nhập viện để điều trị các biến chứng và 30% người bệnh bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong một số ít các trường hợp, bệnh Zona thần kinh có thể dẫn đến tử vong và thường xuất hiện ở người cao tuổi. Do đó, nhận biết các dấu hiệu bệnh và khắc phục kịp lúc là cách tốt nhất để tránh các trường hợp xấu. Trao đổi với bác sĩ có chuyên môn để tìm liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: 5 thay đổi cơ thể khi bé gái dậy thì bố mẹ nên quan tâm

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!