Đau khớp háng phải làm sao để nhanh khỏi, không tái phát?
Hiện nay ngày càng có nhiều người bị đau nhức khớp háng, không chỉ ở người già, người trưởng thành mà ngay ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy khi bị đau khớp háng phải làm sao để nhanh khỏi? Bài viết sau đây sẽ trang bị đầy đủ kiến thức về câu hỏi này cho bạn.
Đau khớp háng phải làm sao để nhanh khỏi, không tái phát?
Điều trị đau khớp háng hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, vật lý trị liệu thì bác sĩ cũng cần sự nỗ lực của người bệnh trong quá trình tập luyện, ăn uống khoa học tại nhà.
Mẹo dân gian điều trị
Đau khớp háng phải làm sao? Bên cạnh các bài thuốc Đông y, bài thuốc dân gian dùng điều trị đau khớp háng cũng được áp dụng rất nhiều. Phương pháp này rất an toàn đối với người bệnh bởi nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Bên cạnh đó, cách thực hiện cũng rất đơn giản dễ làm, ai cũng có thể áp dụng.
Tuy nhiên các bài thuốc dân gian cũng có một số nhược điểm nhất định như: Chỉ áp dụng có hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ, đau khớp háng vị trí bên phải hoặc bên trái. Và đòi hỏi người bệnh sử dụng một thời gian dài mới phát huy tác dụng,…
Một số mẹo dân gian trị đau khớp háng thông dụng:
Mẹo dân gian với gừng và rượu
Nguyên liệu: 200g gừng tươi, 400ml rượu hương, 120g đường đỏ.
Cách thực hiện:
- Gừng ép lấy nước sau đó cho hỗn hợp gừng, rượu và đường đỏ vào nồi đun sôi.
- Sử dụng loại nước trên uống hàng ngày trước khi đi ngủ cho đến khi thuốc phát huy tác dụng.
Mẹo dân gian bằng cải bó xôi và nấm hương
Nguyên liệu: 180g nấm hương, 60g cải bó xôi, muối trắng.
Cách thực hiện:
- Đem nấm hương và cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho nguyên liệu vào nồi đổ nước vừa đủ đun đến khi chín rồi thêm muối cho dễ ăn.
- Mỗi ngày sử dụng bài thuốc trên 2 lần sáng và tối.
Mẹo điều trị đau khớp háng bằng lá đào và rượu trắng
Nguyên liệu: Lá đào tươi, 150ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem rượu trắng đổ vào nồi hâm nóng. Bóp nát lá đào rồi tẩm vào rượu.
- Dùng hôn hợp trên rửa, chườm vùng khớp bị đau trước khi đi ngủ.
Đông y điều trị đau khớp háng
Sử dụng các bài thuốc trong Đông y cũng mang lại hiệu quả trị bệnh nhất định cho người đau khớp háng. Đa số các bài thuốc Đông y thường có nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên, lành tính, không có chất bảo quản. Chính vì vậy không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây.
Tuy nhiên thuốc tác dụng khá chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài mới thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sắc thuốc uống hằng ngày cũng khá tốn thời gian và công sức vì phải đun trong nhiều giờ.
Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị đau khớp háng:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Lá lốt, sơn thục, hà thủ ô, cây trinh nữ, quế chi, mỗi vị 12g, sinh địa 20g, cây cỏ xước 16g.
- Cách dùng: Tất cả nguyên liệu trên thái nhỏ, rửa sạch rồi đem phơi khô sắc thuốc uống. Mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống cho đến khi tình trạng đau được cải thiện.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Kim ngân, thạch cao mỗi loại 20g, ngạnh mễ, tri mẫu, hoàng bá, tang chỉ mỗi loại 12g, quế chi 6g, thương truật 8g.
- Cách dùng: Tất cả nguyên liệu sắc uống ngày 1 thang, chia làm 1 hoặc hai lần uống đều đượ
c.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Kim ngân hoa, tri mẫu, bạch thược, bạch truật, phòng phong, liên kiều, mỗi thứ 12g, quế chi 8g, cam thảo bắc 6g, ma hoàng 8g.
- Cách dùng: Sắc thuốc uống đều đặn ngày 1 thang thuốc.
Đau khớp háng phải làm sao – Phương pháp Tây y
Trong Tây y, có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị đau khớp háng như sử dụng thuốc, phẫu thuật hay vật lý trị liệu. Mỗi cách làm đều có những ưu nhược điểm riêng và mang lại những hiệu quả nhất định.
Điều trị bằng thuốc
Đau khớp háng phải làm sao để nhanh khỏi? Đa số mọi người sẽ lựa chọn “Thuốc Tây y” là câu trả lời. Sở dĩ như vậy là do loại thuốc này trong điều trị đau khớp háng đem lại tác dụng nhanh chóng, cách sử dụng tương đối tiện lợi và đơn giản.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây y cần người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian uống. Trong một số trường hợp cũng có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Đau đầu, chóng mặt, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, nhiệt, đau dạ dày,…
Chính vì vậy, người bệnh phải cân nhắc kỹ lưỡng đối với việc dùng thuốc Tây y trong điều trị đau khớp háng.
Một số loại thuốc Tây y thường dùng để điều trị đau khớp háng gồm:
- Các loại thuốc giảm đau: Gồm nhóm thuốc chống viêm không steroids ( Ketoprofen, ibuprofen, tolmetin, meloxicam, celecoxib…); nhóm thuốc Salicylates ( salsalate, diflunisal, magie salicylate,…); nhóm thuốc giảm đau gây nghiện ( Alfentanil, fentanyl, codeine,…) và hóm thuốc ức chế COX-2 (Rofecoxib, valdecoxib, celebrex)
- Nhóm thuốc DMARDs: Hydroxychloroquine sulfate, methotrexate, tofacitinib,…
- Nhóm thuốc chống viêm có steroids: Betamethasone, prednisone,…
- Nhóm thuốc ức chế Janus Kinase: Baricitinib, upadacitinib 15mg,…
Điều trị bằng phẫu thuật
Có thể nói phẫu thuật là cách nhanh nhất để điều trị đau khớp háng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh đã ở mức độ nặng và gây một số biến chứng nhất định mà không thể chữa trị bằng các phương pháp khác.
Thông thường, tình trạng đau khớp háng để quá lâu gây nên các biến chứng như biến dạng khớp háng, gãy xương, viêm khớp háng…bệnh nhân sẽ phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế khớp, xương.
Đây là ca phẫu thuật không khó lắm đối với các bác sĩ chuyên ngành và thường có tỉ lệ thành công cao. Chính vì vậy bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng khi được chỉ định áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, Sau phẫu thuật thay khớp, bệnh nhân cũng cần một khoảng thời gian luyện tập để thích nghi mới phần khớp mới và phục hồi khả năng vận động.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Hiện nay có rất nhiều bài tập vật lý trị liệu được vận dụng để điều trị đau khớp háng. Phương pháp này có một số ưu điểm như: Tránh được những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, đem lại hiệu quả lâu dài về sau,…
Điều trị đau khớp háng bằng vật lý trị liệu cũng tồn tại một số hạn chế như: Đem lại hiệu quả tương đối chậm, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì của cả người bệnh và gia đình. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt vô cùng khắt khe,…
Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong điều trị đau khớp háng gồm:
Tập luyện các bài tập yoga nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp
- Nhiệt trị liệu: Lợi dụng hơi nóng của nước tác động lên cơ, xương, khớp giúp giảm đau, kháng viêm,…
- Thủy trị liệu: Sử dụng lực tác động của nước tác động lên xương khớp thông qua da giúp giảm tình trạng đ
au nhức, sưng viêm. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tốt cho giấc ngủ và làn da của người bệnh. - Chườm nóng: Sử dụng túi nhiệt, cát nóng, bùn nóng, hay chườm lá ngải cứu nóng lên vùng khớp háng bị đau. Hơi nóng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức.
Đau khớp háng nên tập gì để bệnh thuyên giảm
Không ít người bị đau khớp háng đã đặt ra câu hỏi: Đau khớp háng nên tập gì để thuyên giảm? Câu trả lời chính là đi bộ và áp dụng các bài tập nhẹ nhàng.
Đi bộ mỗi ngày
Trong trường hợp bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát, cơn đau xuất hiện không thường xuyên thì đi bộ chính là liều thuốc vô cùng tốt giúp giảm tình trạng đau khớp háng. Ngược lại, khi bệnh đã tiến triển nặng, bệnh nhân tuyệt đối không nên đi bộ và cần đợi sự chỉ định của bác sĩ.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng của việc đi bộ đối với điều trị đau khớp háng như:
- Cải thiện sức khỏe và khả năng vận động của vùng cơ khớp
- Cải thiện tư thế, thư giãn các cơ, khớp háng…
- Giúp tăng cường chất dịch bôi trơn khớp giúp khớp, sụn không bị khô.
Khi đi bộ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn giày thể thao phù hợp, mềm mại, không gây trơn trượt.
- Khởi động nhẹ nhàng khoảng 10 đến 15 phút trước khi đi bộ.
- Không đi bộ quá sức.
- Lựa chọn nơi đi bộ có mặt bằng phẳng,thoáng mát, yên tĩnh. Hoặc cũng có thể đi bộ trên máy tại nhà.
- Nhớ mang theo nước uống và khăn lau mồ hôi.
- Các bài tập giúp thuyên giảm đau khớp háng
- Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giúp khớp háng trở nên dẻo dai hơn. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu ở vị trí khớp đau từ đó giảm dần tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp háng.
Các bài tập giúp thuyên giảm đau khớp háng
Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giúp khớp háng trở nên dẻo dai hơn. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu ở vị trí khớp đau từ đó giảm dần tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp háng.
Một số bài tập thông dụng:
Bài tập với tư thế nâng chân cao
- Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm sấp, hai tay chống vuông góc với sàn và đỡ toàn bộ cơ thể. Đồng thời hai mũi chân chạm sàn nhà.
- Hai đầu gối chạm từ từ xuống đất, rồi nâng hai chân sao cho vuông góc 90 độ với sàn nhà.
- Giữ vị trí vừa rồi trong khoảng 5 đến 7 giây, rồi lặp lại động tác khoảng 5 lần.
- Thực hiện động tác này mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả.
Bài tập giúp căng giãn khớp
- Người bệnh bắt đầu ở tư thế ngồi theo kiểu xếp bàn tròn, hai gót chân sát vào với nhau.
- Kéo nhẹ nhàng đồng thời hai bàn chân về phần khớp háng.
- Lặp đi lặp lại động tác trên. Dần dần học cách tăng cường khả năng kéo chân gần khớp háng hơn để khớp háng được giãn ra tốt nhất.
Bài tập với tư thế kéo gối
- Nằm ngửa, hai đầu gối co lại.
- Lấy tay kéo đầu gối sát vào phần ngực cho tới khi cảm nhận được sự căng giãn.
- Cố gắng kéo đầu gối sát với ngực nhất có thể. Tuy nhiên hãy dừng lại khi thấy đau.
- Thực hiện hàng ngày, mỗi ngày 2 lần với động tác trên.
Lưu ý về chế độ ăn uống và thói quen sống
Song song với việc thực hiện các biện pháp điều trị vừa nêu ở trên, trong quá trình chữa đau khớp háng, bệnh nhân cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống và thói quen sống như:
- Nếu đang bị thừa cân hay béo phù, người bệnh cần giảm cân ngay. Từ đó hạn chế áp lực cân nặng đè lên khớp háng, khớp gối và phần cột sống.
- Không vận động quá mạnh, hay thường xuyên mang vác nặng.
- Thay đổi tư thế, không giữ quá lâu một dáng ngồi, đứng,…
- Bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi hay omega 3 nhằm cung cấp dưỡng chất đầy đủ giúp tăng cường chức năng và phục hồi xương khớp.
- Loại bỏ các nhóm thực phẩm không tốt cho xương khớp ra khỏi các bữa ăn hàng ngày và ngược lại.
- Bỏ dần các thói quen xấu gây tổn hại đến xương khớp như các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
Mong rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Đau khớp háng phải làm sao để nhanh khỏi? Mỗi một phương pháp điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng, chính vì vậy tùy vào trường hợp bệnh nhân có thể áp dụng sao cho hiệu quả.
Tin mới nhất
- Những nguy hiểm sẽ gặp phải khi bị suy thận giai đoạn cuối và cách điều trị
- Liệt dương: Căn bệnh nguy hiểm phái mạnh cần cảnh giác
- Nhũ hoa có đốm trắng là biểu hiện của bệnh gì?
- Chữa hắc lào bằng tỏi – Làm đúng bệnh khỏi nhanh chóng
- Huyết trắng màu nâu: Nguyên nhân và thông tin cần biết
- 2 “kẻ hủy diệt” lá gan của bạn: gan nhiễm mỡ và viêm gan virus B
- Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
- Chỉ số PDW là gì? PDW tăng hay giảm có nguy hiểm không?
- Trung tâm Thuốc dân tộc chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch Corona
- Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (Giải đáp chi tiết)
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bảo nam Ích can thang ĐẶC TRỊ viêm gan B – CHẤM DỨT triệu chứng, LOẠI BỎ gốc căn nguyên
- TIN TỨC UNG THƯ Sự Thật Bất Ngờ Về Tác Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Với Trẻ Em
- Bài viết mới Điều trị viêm tai ngoài như thế nào để mau khỏi bệnh?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Cách chữa mồ hôi tay chân bằng Đông y: Phương pháp hay nhưng ít được chú ý