Mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được xem là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Người bệnh đau dạ dày có nên uống mật ong? Thực tế, có thể dùng riêng mật ong hoặc kết hợp thêm với tỏi, nghệ làm thành bài thuốc giảm đau dạ dày rất tốt. Hãy tham khảo thêm những thông tin dưới đây để biết cách dùng mật ong đúng.
- Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh
- Chữa viêm hang vị dạ dày bằng phương pháp toàn diện từ những bài thuốc kết hợp khoa học
Bị đau dạ dày có nên uống mật ong?
Mật ong là thức ăn của ong làm ra để dự trữ cho mùa đông dài, không thể kiếm ăn. Ong mật sẽ đi hút mật hoa, sau đó, trên đường bay về tổ, mật ong trong dạ dày sẽ được tác dụng với một số enzyme, tạo ra mật ong. Khi về tổ, ong mật tiết ra mật ong và ong thợ sẽ dùng cánh để quạt cho bay bớt hơi nước.
Mật ong có hàm lượng nước rất thấp, nên ít có chứa vi khuẩn, vi sinh vật. Thành phần chính trong mật ong là:
- Glucoza;
- Vitamin B1;
- Vitamin B2;
- Vitamin B3;
- Vitamin E;
- Vitamin A;
- Axit folic;
- Hydrat carbon.
Đã từ lâu, trong dân gian, người ta thường dùng mật ong để điều trị bệnh đau dạ dày. Nhưng liệu bài thuốc này có tác dụng hay không?
Đau dạ dày là cách gọi quen thuộc trong dân gian, mô tả tình trạng/triệu chứng dạ dày bị đau nhói. Đau dạ dày chính là biểu hiện của chứng viêm – loét dạ dày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đau dạ dày như do tiêu thụ nhiều bia rượu, nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, stress, căng thẳng, thuốc kháng sinh, để bụng đói quá lâu,…
Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày thường là:
- Ợ chua, ợ hơi;
- Buồn nôn, nôn mửa, nôn ra máu;
- Đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn đã lâu;
- Đau nhói ở vùng dạ dày.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể uống mật ong và nên uống mật ong. Theo các chuyên gia Nội tiêu hóa, mật ong có chứa một số chất có khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng. Như vậy, đối với người bệnh đau dạ dày, mật ong như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên.
Tuy mật ong không gây hại cho người đau dạ dày và mang lại lợi ích trong việc điều trị nhưng mật ong chỉ là một loại dược liệu hỗ trợ điều trị. Mật ong không có khả năng giúp người bệnh khỏi hẳn chứng đau dạ dày, nhất là đối với người bị đau dạ dày nặng.
Một số cách dùng mật ong trị đau dạ dày
Bạn có thể điều trị đau dạ dày từ mật ong bằng một vài cách sau:
1. Uống trực tiếp mật ong
Uống trực tiếp mật ong là cách chữa đau dạ dày đơn giản nhất. Người dùng có thể uống trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn. Sau khi uống, có thể chiêu thêm một ít nước ấm để tráng miệng và giảm gắt cổ.
Người bệnh đau dạ dày cũng có thể pha mật ong cùng với nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng.
Dùng mật ong theo phương pháp này sẽ giúp dạ dày được kháng khuẩn vào buổi sáng, làm lành vết viêm loét nhanh hơn và giúp tiêu hóa tốt hơn.
2. Kết hợp mật ong với tỏi
Tỏi chứa nhiều vitamin và một số chất kháng sinh, kháng khuẩn. Kết hợp tỏi với mật ong sẽ cho ra công thức điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Để thực hiện bài thuốc này, trước hết, người dùng cần chọn mua những củ tỏi chất lượng, không có dấu hiệu bị hư hỏng. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài của tỏi;
- Bước 2: Đậm dập tỏi;
- Bước 3: Cho tỏi vào hũ, ngâm cùng với mật ong.
- Bước 4: Đậy hũ kín nắp, ngâm trong vòng từ 15 – 20 ngày thì có thể dùng được.
Mỗi ngày, người bệnh đau dạ dày nên uống từ 1 đến 2 thìa mật ong ngâm tỏi. Sử dụng bài thuốc này kiên trì để dạ dày giảm viêm, sạch vi khuẩn gây viêm loét và giảm đau.
3. Kết hợp mật ong với nghệ
Từ lâu, nghệ là một loại dược liệu được dân gian truyền miệng là có tác dụng điều trị đau dạ dày. Theo Y học hiện đại, củ nghệ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin C, vitamin E, vitamin K, chất xơ, natri, niacin, đồng, sắt, magie, kẽm, kali,… Trong nghệ cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng nấm, chất kháng virus, chất kháng khuẩn, chất chống viêm,… Do đó, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh có thể dùng nghệ để điều trị bệnh.
Với những tác dụng của nghệ đối với chứng đau dạ dày, chúng ta có thể kết hợp mật ong và nghệ để cho ra bài thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ nghệ. Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài.
- Bước 2: Giã nhuyễn nghệ, ngâm với nước ấm.
- Bước 3: Khi uống, người dùng cho thêm vài mật ong vào nước nghệ tươi.
Bài thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau dạ dày, giúp dạ dày lành vết loét, giảm viêm, tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ mật ong, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Các bài thuốc trên có thể mang lại một số tác dụng phụ như sau:
- Khiến lượng đường trong máu tăng, vì vậy người bị tiểu đường cần cẩn trọng khi áp dụng các bài thuốc từ mật ong.
- Sử dụng tỏi quá mức có thể gây ra tình trạng đầy bụng, miệng hôi mùi tỏi;
- Sử dụng nghệ dài ngày, với liều lượng lớn có thể gây ra hiện tượng vàng da (cánh tay, lòng bàn tay,…). Tuy nhiên, những nốt vàng xuất hiện trên da sẽ sớm biến mất nếu ngưng sử dụng nghệ.
Một số phương pháp điều trị đau dạ dày khác
Bên cạnh phương pháp dùng mật ong để điều trị đau viêm dạ dày, người bệnh còn có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp khác như:
1. Dùng thuốc Tây
Thuốc Tây là cách giúp điều trị đau dạ dày nhanh và hiệu quả. Người bệnh đau dạ dày nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng bệnh lý chính xác hơn. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc uống ở dạng hỗn dịch để làm dịu cơn đau do viêm loét.
Lưu ý: Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, nhất là đối với thuốc kháng sinh, không nên lạm dụng và bỏ giữa chừng vì có thể dẫn đến phản tác dụng, gây ra tình trạng kháng thuốc, khó cho lần điều trị sau.
2. Dùng các bài thuốc Y học cổ truyền
Các bài thuốc y học cổ truyền hầu hết được lưu truyền và ghi lại trong các sách Đông y. Ngày nay, với sự giúp sức của y học hiện đại và khoa học công nghệ, các chuyên gia đã nghiên cứu phát triển thành công nhiều bài thuốc tiện lợi cho người sử dụng .
Những bài thuốc y học cổ truyền được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tổn hại đến sức khỏe.Thuốc có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, trẻ em và mang đến hiệu quả phục hồi rất tốt.
Người bệnh đau dạ dày nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được khám và chỉ định dùng thuốc.
Lưu ý: Người bệnh nên uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách và kiêng khem tuyệt đối như bác sĩ đã hướng dẫn để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều các chế phẩm thuốc được bào chế từ các dược liệu tự nhiên, theo công thức y học cổ truyền. Người bệnh có thể tham khảo thêm và sử dụng các dược phẩm này để điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, để có hiệu quả dùng thuốc tốt nhất, bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh nên đến những phòng khám, trung tâm hoặc cơ sở Đông y uy tín, có nhiều năm thành lập và được công nhận uy tín trong lĩnh vực khám chữa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Y học cổ truyền.
>> Xem thêm: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – địa chỉ chữa bệnh bằng Đông y được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
3. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể điều trị đau dạ dày bằng cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Sau đây là một số phương pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau dạ dày do viêm loét:
- Ăn uống đầy đủ chất;
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa;
- Tránh ăn thức ăn quá mặn, chua và cay. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ,…;
- Tránh dùng cà phê, thuốc lá, rượu, bia, thức uống có gas,…;
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, kháng khuẩn hiệu quả;
- Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không nên bỏ bữa;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh lo âu, stress.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau dạ dày cuối cùng được chỉ định nếu các phương pháp trên không đạt hiệu quả và tình trạng bệnh quá nghiêm trọng.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày quá nặng dẫn đến thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ phần nửa dạ dày bị hư hỏng, sau đó điều trị hồi phục.
Sau phẫu thuật,
bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi thêm và hướng dẫn cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng về sau.
Phòng chống bệnh đau dạ dày như thế nào?
Dạ dày là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Nhưng cơ quan này cũng rất dễ bị mắc phải những bệnh lý như viêm loét, gây đau, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Để phòng tránh bệnh đau dạ dày, chúng ta nên thực hiện những biện pháp sau:
- Ăn uống khoa học: Đúng giờ, đúng bữa và tránh bỏ bữa;
- Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ chất, nên ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi, trái cây tươi, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa;
- Ăn chậm, nhai kỹ;
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
- Ngủ đủ 8 giờ/ngày, tránh thức khuya;
- Tập luyện thể dục, chơi thể thao để giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, tinh thần sảng khoái, sức đề kháng được tăng cường, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn;
- Hạn chế dùng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn cay, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
VTV2 Vì sức khỏe người Việt: Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan giới thiệu bài thuốc Đông y Sơ Can Bình Vị Tán – Giải pháp vàng trong điều trị dạ dày
>> Xem thêm:
- NSND Trần Nhượng bật mí bài thuốc bí quyết giúp chữa khỏi dạ dày sau 3 tháng
- Cơ hội chấm dứt bệnh dạ dày dai dẳng cùng các chuyên gia hàng đầu tại Thuốc dân tộc
Bị đau dạ dày có nên uống mật ong không? Câu trả lời là có, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng quá vì mật ong có tính nóng, có thể gây nên những triệu chứng khó chịu. Hơn nữa, mật ong chỉ có tác dụng hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh và sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu được kết hợp với một giải pháp đặc trị có thể loại bỏ dạ dày từ gốc. Người bệnh nên lưu ý cân nhắc và tìm hiểu thêm cách kết hợp khi áp dụng. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.!
Xem thêm: Vi khuẩn hp lây qua đường nào?