Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục

Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của vùng kín với quần áo. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín, từ chấy rận, nhiễm trùng cho đến các bệnh lý nguy hiểm.

Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của vùng kín với quần áo. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín, từ chấy rận, nhiễm trùng cho đến các bệnh lý nguy hiểm.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tình trạng ngứa lông mu vùng kín trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín

Hiện tượng ngứa lông mu vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Lông vùng kín có rận

Rận mu, hay còn gọi là rận cua, chấy cua, rận bẹn, rận lông mu, là loài côn trùng hút máu sinh sống chủ yếu ở vùng lông mu của cơ thể người. Rận mu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chúng có thể lây lan qua các đường tiếp xúc khác nhờ khả năng sống xa vật chủ đến 24 giờ.

Khi hút máu, rận mu sẽ gây ra các phản ứng trên da, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Rận mu và trứng rận có kích thước nhỏ nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh thường phải dùng đến kính lúp mới quan sát được chúng.

Để điều trị rận mu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc và kem bôi không kê đơn (OTC) chuyên trị chấy rận. Trong trường hợp thuốc OTC không hiệu quả, bạn cần đi khám để được kê toa các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giặt ga giường thường xuyên bằng nước nóng để loại bỏ số rận và trứng còn sót lại.

Vùng nhạy cảm bị ngứa do cạo lông mu

Cạo lông mu có thể gây ngứa vùng kín bằng nhiều cách khác nhau. Một thời gian sau khi cạo, lông mu sẽ bắt đầu mọc lại, gây ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cạo cũ hoặc cạo không đúng cách cũng khiến vùng kín bị kích ứng. Ngoài ra, những sợi lông mới có thể bị mọc ngược, tạo thành các nốt sưng đỏ và cảm giác ngứa rát ở vùng kín.

Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa khi cạo lông mu, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Ngứa lông mu do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng da háng có thể khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín. Các tác nhân gây kích ứng phổ biến ở vị trí này bao gồm:

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc còn gây ra nhiều triệu chứng khác như mề đay, bong tróc da và mẩn đỏ.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tình trạng ngứa lông mu vùng kín trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín

Hiện tượng ngứa lông mu vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Lông vùng kín có rận

Rận mu, hay còn gọi là rận cua, chấy cua, rận bẹn, rận lông mu, là loài côn trùng hút máu sinh sống chủ yếu ở vùng lông mu của cơ thể người. Rận mu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chúng có thể lây lan qua các đường tiếp xúc khác nhờ khả năng sống xa vật chủ đến 24 giờ.

Khi hút máu, rận mu sẽ gây ra các phản ứng trên da, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Rận mu và trứng rận có kích thước nhỏ nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh thường phải dùng đến kính lúp mới quan sát được chúng.

Để điều trị rận mu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc và kem bôi không kê đơn (OTC) chuyên trị chấy rận. Trong trường hợp thuốc OTC không hiệu quả, bạn cần đi khám để được kê toa các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giặt ga giường thường xuyên bằng nước nóng để loại bỏ số rận và trứng còn sót lại.

Vùng nhạy cảm bị ngứa do cạo lông mu

Cạo lông mu có thể gây ngứa vùng kín bằng nhiều cách khác nhau. Một thời gian sau khi cạo, lông mu sẽ bắt đầu mọc lại, gây ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cạo cũ hoặc cạo không đúng cách cũng khiến vùng kín bị kích ứng. Ngoài ra, những sợi lông mới có thể bị mọc ngược, tạo thành các nốt sưng đỏ và cảm giác ngứa rát ở vùng kín.

Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa khi cạo lông mu, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Ngứa lông mu do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng da háng có thể khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín. Các tác nhân gây kích ứng phổ biến ở vị trí này bao gồm:

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc còn gây ra nhiều triệu chứng khác như mề đay, bong tróc da và mẩn đỏ.

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc, bạn nên thay đổi các loại chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng sang loại an toàn và ít gây kích ứng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Bệnh chàm gây ngứa lông mu vùng kín

Bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh thường xuất hiện ở các nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Khi tác động đến vùng kín, bệnh sẽ gây ra các vấn đề như da khô, nứt nẻ, phát ban đỏ, ngứa lông mu vùng kín…

Một số yếu tố có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh chàm, bao gồm:

Thông thường, bệnh chàm có thể được điều trị bằng các loại kem bôi da không kê đơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên chuyển sang dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng cho da để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida)

Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi nấm Candida (một loại nấm men sinh sống tự nhiên trên cơ thể người) phát triển quá mức. Theo nghiên cứu, có đến 75% phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Nhiễm trùng nấm men thường gây ngứa ở háng và lông mu vùng kín. Bên cạnh đó, bệnh còn có các triệu chứng sau:

Bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần được kê toa các loại thuốc có công dụng mạnh hơn.

Bị ngứa lông mu vùng kín do hăm da

Hăm da là tình trạng gây phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu ở các khu vực ẩm ướt của cơ thể như các nếp gấp da, nách và khu vực gần háng. Độ ẩm và nhiệt độ ấm áp ở vùng gần háng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này hình thành các vết phát ban đậm màu, có mùi hôi và ngứa ngáy ở lông mu vùng kín.

Để điều trị hăm da, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi kháng khuẩn hoặc kháng nấm không kê đơn để giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể tạo thành các mảng da dày, đóng vảy ở vùng da háng và đùi trên. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các vấn đề như sưng đỏ, khô nứt da và khiến người bệnh bị ngứa lông mu vùng kín.

Vì là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng da khác. Người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Bệnh paget ngoài vú (Extramammary Paget disease – EMPD)

Bệnh paget ngoài vú là một tình trạng có liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Bệnh lý này cực kỳ hiếm gặp, do đó không nhiều người hiểu biết và quan tâm đến nó. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là phát ban da mãn tính xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng thường xảy ra ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc, bạn nên thay đổi các loại chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng sang loại an toàn và ít gây kích ứng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Bệnh chàm gây ngứa lông mu vùng kín

Bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh thường xuất hiện ở các nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Khi tác động đến vùng kín, bệnh sẽ gây ra các vấn đề như da khô, nứt nẻ, phát ban đỏ, ngứa lông mu vùng kín…

Một số yếu tố có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh chàm, bao gồm:

Thông thường, bệnh chàm có thể được điều trị bằng các loại kem bôi da không kê đơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên chuyển sang dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng cho da để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida)

Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi nấm Candida (một loại nấm men sinh sống tự nhiên trên cơ thể người) phát triển quá mức. Theo nghiên cứu, có đến 75% phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Nhiễm trùng nấm men thường gây ngứa ở háng và lông mu vùng kín. Bên cạnh đó, bệnh còn có các triệu chứng sau:

Bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần được kê toa các loại thuốc có công dụng mạnh hơn.

Bị ngứa lông mu vùng kín do hăm da

Hăm da là tình trạng gây phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu ở các khu vực ẩm ướt của cơ thể như các nếp gấp da, nách và khu vực gần háng. Độ ẩm và nhiệt độ ấm áp ở vùng gần háng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này hình thành các vết phát ban đậm màu, có mùi hôi và ngứa ngáy ở lông mu vùng kín.

Để điều trị hăm da, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi kháng khuẩn hoặc kháng nấm không kê đơn để giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể tạo thành các mảng da dày, đóng vảy ở vùng da háng và đùi trên. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các vấn đề như sưng đỏ, khô nứt da và khiến người bệnh bị ngứa lông mu vùng kín.

Vì là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng da khác. Người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Bệnh paget ngoài vú (Extramammary Paget disease – EMPD)

Bệnh paget ngoài vú là một tình trạng có liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Bệnh lý này cực kỳ hiếm gặp, do đó không nhiều người hiểu biết và quan tâm đến nó. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là phát ban da mãn tính xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng thường xảy ra ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

Ung thư da

Bị ngứa lông mu vùng kín do ung thư da rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư phát triển trên âm hộ hoặc dương vật, nó có thể khiến vùng da tại đây sưng đỏ, ngứa rát và tạo thành các mảng da dày. Bên cạnh đó, khu vực bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tiết dịch và chảy máu.

Để điều trị ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp với từng người bệnh.

Phòng ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Nếu tình trạng ngứa lông mu vùng kín xuất hiện trong thời gian dài hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu ngứa ngáy đi kèm với biểu hiện của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Tình trạng ngứa lông mu vùng kín thường sẽ biến mất khi được điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị ngứa lông mu vùng kín là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Do đó, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần liên hệ sớm với các bác sĩ chuyên khoa được để thăm khám và điều trị.

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

Ung thư da

Bị ngứa lông mu vùng kín do ung thư da rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư phát triển trên âm hộ hoặc dương vật, nó có thể khiến vùng da tại đây sưng đỏ, ngứa rát và tạo thành các mảng da dày. Bên cạnh đó, khu vực bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tiết dịch và chảy máu.

Để điều trị ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp với từng người bệnh.

Phòng ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Nếu tình trạng ngứa lông mu vùng kín xuất hiện trong thời gian dài hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu ngứa ngáy đi kèm với biểu hiện của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Tình trạng ngứa lông mu vùng kín thường sẽ biến mất khi được điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị ngứa lông mu vùng kín là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Do đó, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần liên hệ sớm với các bác sĩ chuyên khoa được để thăm khám và điều trị.

28

7

Xem thêm: Ung thư dương vật

Rate this post
Exit mobile version