Người bị sỏi thận uống sữa được không, đây là thắc mắc chung mà nhiều bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này đang quan tâm. Bài viết chia sẻ về những loại sữa mà bệnh nhân sỏi thận có thể uống để người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.
Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sức khỏe. Sữa cung cấp nguồn chất béo, vitamin D, cùng nguồn đạm dồi dào… Vì thế nếu cơ thể không nhận những dưỡng chất từ sữa có thể thiếu hụt một số điều kiện quan trọng.
Bị sỏi thận uống sữa được không?
Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến, đặc trưng là những khối rắn kết tủa từ khoáng chất dư thừa trong sỏi. Trong đó, nguyên liệu chính tạo ra sỏi thận chính là canxi, loại sỏi gặp phổ biến nhất là sỏi canxi, ngoài ra còn có sỏi phosphat, sỏi uric, sỏi cystin. Trung bình có hơn 90% sỏi thận có thành phần là canxi, vì thế kiểm soát lượng canxi đưa vào cơ thể là cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Từ kiến thức trên mà nhiều bệnh nhân cắt giảm sữa và các chế phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Do sữa là nguồn dinh dưỡng có có hàm lượng canxi cao. Do đó bệnh nhân thường cho rằng uống sữa sẽ tăng khả năng tích tụ hình thành sỏi. Thông tin này hiện vẫn chưa được khoa học nghiên cứu khẳng định, và sữa cũng không nằm trong danh sách thực phẩm gây hại sức khỏe người bị sỏi thận.
Người bệnh cần hiểu rõ, quá trình hình thành sỏi thận là nhiều giai đoạn phức tạp do các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Kết hợp với các yếu tố như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, người bị dị dạng tiết niệu, di truyền và dư thừa canxi không phải là nguyên nhân duy nhất gây sỏi thận. Do đó nguyên nhân hình thành và làm nghiêm trọng hơn bệnh sỏi thận (chủ yếu là sỏi canxi) do rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể chứ không hoàn toàn do việc uống sữa gây ra.
Cho đến nay vẫn chưa có bác sĩ hay chuyên gia nào khẳng định bệnh nhân sỏi thận phải kiêng các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa hay các chế phẩm từ sữa nói chung và thực phẩm giàu canxi nói riêng. Cơ thể thiếu canxi gây ra những hậu quả ngược lại, nếu kiêng canxi quá mức sẽ gây mất cân bằng hấp thu canxi. Điều này sẽ khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, người bệnh dễ bị thêm căn bệnh loãng xương.
Người bị sỏi thận uống loại sữa nào?
Mặc dù bệnh nhân sỏi thận vẫn có thể uống sữa nhưng cần đảm bảo loại sữa phù hợp và liều lượng uống phù hợp. Trong đó những loại sữa ít béo, giàu khoáng chất và có thành phần axit béo omega – 3, đạm thực vật được ưu tiên đối với bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật nói chung. Những loại sữa đó là:
Sữa bò tươi ít béo
Những loại sữa được tách béo hoàn toàn có thể đảm bảo cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sỏi thận. Thành phần chính của sữa bò gồm protein, vitamin B, vitamin D, các khoáng chất khác nhau. Tầm quan trọng của sữa là duy trì sức khỏe xương và hỗ trợ mọi mặt phát triển của thể chất.
Ngoài ra trong thành phần sữa bò còn có hàm lượng chất béo omega-3 cao. Đây là dạng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể giúp cải thiện sức khỏe của tim. Sữa bò có hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh tim mạch như đau tim ho
ặc đột quỵ. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong sữa bò còn có tác dụng tương tự như một chất chống viêm đáng kinh ngạc cải thiện hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Những thành phần khác như vitamin E, selen và kẽm cũng được tìm thấy trong sữa, chúng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Vì thế nếu không có những lợi ích của sữa bò, bạn có thể suy giảm đề kháng hoặc không đáp ứng được điều kiện phát triển tối đa của cơ thể.
Sữa Ensure
Người bị sỏi thận có thể uống sữa Ensure, tuy nhiên không uống nhiều hơn 500ml sữa/ngày. Sữa Ensure đáp ứng nhu cầu được dinh dưỡng cho người bị thiếu chất, giúp tăng sức khỏe, thể chất. Thành phần sữa Ensure có đến 28 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể thêm khỏe mạnh. Trung bình lượng Canxi, Phospho và Vitamin D có trong 1 ly sữa Ensure đảm bảo giúp xương chắc khỏe và cơ thể có thể phân giải, chuyển hóa hiệu quả.
Ngoài ra trong sữa Ensure còn rất giàu lượng chất béo thực vật – acid béo như Omega 3-6-9, đây là dưỡng chất rất tốt cho tim mạch. Lượng cholesterol acid và chất béo no của sữa Ensure không đáng kể, vì thế sữa Ensure rất có lợi cho chế độ ăn lành mạnh. Nhờ thành phần dinh dưỡng thiết yếu nên người bệnh sỏi thận hoàn toàn có thể uống được loại sữa này. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng đủ chất, hoặc thừa cân nên hạn chế dùng loại sữa Ensure.
Sữa hạt
Những loại sữa hạt có thành phần omega-3 cao như sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó hay sữa ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng đáng kể cho người bệnh. Nếu thiếu omega-3, cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây viêm khác. Trong đói sỏi thận là tình trạng tổn thương tại thận, nếu không điều trị sớm dễ gây viêm và nhiễm trùng thận. Trung bình bạn có thể thay thế các loại sữa hạt trong thực đơn hàng ngày, mỗi ngày không nên uống quá 500ml sữa hạt các loại.
Sữa bột công thức
Một số loại sữa bột công thức có thành phần canxi được gia giảm phù hợp sử dụng cho người bị sỏi thận. Sữa bột cũng cung cấp những dưỡng chất có tỷ lệ protein thấp, ít muối, đảm bảo hấp thu axit amin, vitamin, khoáng chất thiết yếu. Nhóm sữa bột cũng phù hợp cho đối tượng cần chế độ ăn giảm protein, người có nồng độ ure trong máu cao và bệnh nhân có vấn đề về thận, người sỏi thận. Sữa bột có số lượng thành phần được kiểm soát tốt, từ đó đảm bảo tỷ lệ protein, cholesterol và lượng đường trong máu đạt mức tiêu chuẩn.
Những loại sữa mà bệnh nhân sỏi thận không nên uống
Ngoài những loại sữa phù hợp với chức năng thận, người bệnh nên hạn chế một số loại sữa mà bệnh nhân sỏi thận không nên uống sau:
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành được đánh giá không tốt cho bệnh nhân sỏi thận, bệnh nhân không nên uống quá nhiều sữa đậu nành. Trung bình 300ml sữa đậu nành là tiêu chuẩn phù hợp để cơ thể bạn không hấp thu quá nhiều canxi. Chất oxalat có nhiều trong đậu nành dễ kết hợp với canxi trong thận tạo thành sỏi. Ngoài ra loại sữa này có thành phần sinh tố và khoáng chất cao, nếu uống nhiều còn có thể gây ra sạn thận.
Người bị sỏi thận nên có chế độ dinh dưỡng ít protein trong khi sữa đậu nành nói riêng và các sản phẩm từ đậu nành nói chung lại rất giàu khoáng chất này. Khi hấp thụ vào cơ thể protein sẽ chuyển hóa làm tăng gánh nặng cho thận.
Sữa ông thọ
Sữa ông thọ có thành phần là chất béo, đường và protein rất cao. Trong đó lượng đường của loại sữa này rất cao và cao hơn nhiều so với nhóm sữa qua chế biến thông thường. Tuy nhiên sữa ông Thọ không tốt cho người đang điều trị bệnh thận vì lượng đường tinh luyện có trong sữa sẽ làm tăng axit trong hệ thống tiết niệu, tạo gánh nặng cho thận cao hơn các loại sữa khác. Ngoài ra lượng chất béo có trong sữa ông thọ khá cao, nếu uống nhiều có thể gây ra tình trạng béo phì, tiểu đường.
Bệnh nhân sỏi thận nên uống sữa thế nào cho đúng cách?
Chế độ dinh dưỡng của người bị sỏi thận vẫn cần đến những lợi ích nhất định của sữa. Việc uống sữa để bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết, nhất là đối với những bệnh nhân là người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng. Người bệnh cũng cần lưu ý uống sữa đúng cách để bổ sung đủ canxi cho cơ thể, tránh tình trạng dư thừa dẫn đến nguy cơ sỏi thận. Sau đây là những nguyên tắc quan trọng khi uống sữa đối với người bị sỏi thận:
Chọn đúng loại sữa: Thường xuyên kiểm tra lượng canxi trong máu để đảm bảo lượng canxi
trong cơ thể không vượt quá mức bão hòa. Ngoài ra nhu cầu canxi chỉ được ở mức vừa đủ, do đó bệnh nhân cần chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu canxi của cơ thể là điều kiện quan trọng tất yếu.
Không lạm dụng sữa: Có nhiều thực phẩm khác có những dưỡng chất có giá trị ngang sữa, cụ thể là thịt, cá trứng cung cấp protein; dầu ăn, dầu thực vật cung cấp chất bép; các loại cá cung cấp canxi và vitamin D…. Do đó người bệnh không nên chỉ uống sữa để bổ sung dinh dưỡng thay thế thực phẩm. Cần xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất, đảm bảo các giá trị dinh dưỡng quan trọng và chỉ dùng sữa như một loại thức uống bổ sung cần thiết.
Cân bằng canxi từ sữa và những thực phẩm khác: Sữa cung cấp nguồn canxi chính ở dạng dễ hấp thu, vì thế khi sử dụng sữa thì người bệnh cần chọn sản phẩm cân bằng dinh dưỡng. Tránh để cơ thể xảy ra tình trạng dung nạp quá nhiều canxi dẫn đến dư thừa canxi, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Không uống sữa ngay trước khi đi ngủ: Uống sữa trước khi ngủ sẽ cản trở tốc độ tuần hoàn, lượng nước tiểu giảm và làm tăng tích lũy các chất cặn tăng lên, nước tiểu trở nên đậm đặc. Ngoài ra sữa cũng chứa thành phần canxi, rất cao nên cơ thể cần có thời gian vận động nhất định để xử lý chúng, để lượng canxi tồn đọng là yếu tố nguy hiểm nhất để hình thành sỏi.
Uống nước hỗ trợ hoạt động thận: Song song với nguồn sữa, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng. Khi uống sữa có hàm lượng canxi cao thì nên uống thêm nhiều nước mỗi ngày. Trung bình lượng nước mà người bệnh nên uống từ 2,5 – 3 lít/ngày, nên uống nhiều lần để hạn chế sỏi thận và giúp đào thải những viên sỏi nhỏ ra ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bị sỏi thận uống sữa được không, bệnh nhân cũng cần ghi nhớ những nguyên tắc chung trong dinh dưỡng dành cho người sỏi thận. Trong đó quan trọng nhất là ăn nhiều rau ít thịt. Trong đó những nguồn protein quan trọng như thịt gà, bò, lợn, thậm chí cả tôm, cá, cua… nên hạn chế nếu không cần thiết. Do khi cơ thể bổ sung nhiều protein có khuynh hướng làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Đây là những chất trực tiếp tạo sỏi.
Tránh xa thực phẩm có chứa chất đạm và mỡ động vật, đặc biệt là mỡ heo và mỡ thịt gà… Nếu bổ sung thường xuyên, người bệnh cùng lúc có thể mắc phải nhiều bệnh lý như bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa,… Những nguồn cung cấp Cholesterol này có thể khiến lượng axit trong cơ thể tăng rất nhanh. Cân nặng mất kiểm soát cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và vô tình tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển.
Ăn nhạt và tránh xa những món có muối là nguyên tắc quan trọng trong ăn uống đối với bệnh nhân sỏi thận. Người bệnh cần phải hấp thụ lượng muối ít hơn theo khuyến cáo của các tổ chức y tế (dưới 3g). Ngoài muối, những loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp hay các loại dưa cà, kim chi cũng cần hạn chế, bởi vì lượng muối có sẵn trong chúng khá lớn.
Bổ sung sinh tố và khoáng chất từ rau xanh và các loại trái cây, rau củ rất quan trọng. Người bệnh sỏi thận nên bổ sung liên tục 2 loại sinh tố là A và B6. Người bệnh chỉ cần dung nạp vào cơ thể 10mg các loại sinh tố này mỗi ngày, bằng cách này cũng có thể làm giảm được 20% lượng oxalate trong nước tiểu. Nhóm sinh tố này thường có mặt trong súp lơ xanh, bí đỏ, thịt bò, cà rốt…
Trái với việc bổ sung, bệnh nhân sỏi thận cần kiêng nhóm sinh tố C và D, quá 400 iD sinh tố D hoăc quá 3g sinh tố C mỗi ngày sẽ gia tăng gánh nặng gấp 1,5 lần cho thận. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung với liều lượng vừa đủ để đảm bảo hoạt động chức năng của các cơ quan khác.
Uống nhiều nước là nguyên tắc quan trọng nhất để hỗ trợ điều trị và phòng tránh sỏi thận. Nước là dung môi và chất lỏng giúp cơ thể đào thải các chất dư thừa, cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước, những chất này sẽ tồn tại trong cơ quan thải độc vài bài tiết như gan, mật, thận,.. từ đó hình thành sỏi và gây ra các căn bệnh mãn tính.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết, người bệnh đã có đáp án cho câu hỏi khi bị sỏi thận uống sữa được không và loại sữa nào thì phù hợp. Bằng cách tìm hiểu tính lợi – hại của từng thực phẩm mà người bệnh có thể chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm: Ung thư tai ngoài: Triệu chứng và cách điều trị