Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay suy giảm miễn dịch. Những tổn thương trên da có thể đi kèm với nhiều triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu… Nếu không can thiệp điều trị sớm thì tổn thương da có thể lan rộng và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vùng da môi có nhiều dây thần kinh nên bệnh zona rất dễ bùng phát tại vị trí này

Bệnh zona thần kinh ở môi – Nguyên nhân và triệu chứng

Zona thần kinh chính là một dạng tái hoạt động trở lại của varicella zoster (herpes zoster) virus (đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Thông thường, sau khi điều trị bệnh thủy đậu, virus sẽ không được tiêu diệt triệt để, chúng vẫn tồn tại và ẩn vào các dây thần kinh ở trong cơ thể. Khi có các yếu tố như mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược… tạo điều kiện thì chúng sẽ kích hoạt trở lại, gây bệnh zona thần kinh.

Hiện trạng bệnh thường khởi phát ở các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như sau lưng, sau tai, mắt, môi, cổ… Nếu bị zona thần kinh ở môi, bệnh không chỉ kích hoạt các triệu chứng thông thường mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.

1. Nguyên nhân bị zona thần kinh ở môi

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát triệu chứng zona thần kinh ở môi là do varicella zoster virus tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi. Và cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ tác nhân nào trực tiếp khiến loại virus này hoạt động trở lại và làm bùng phát bệnh zona thần kinh.

Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi sau được cho là có liên quan:

Varicella zoster virus tái hoạt động là nguyên nhân chính gây bệnh zona thần kinh ở môi

2. Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh zona thần kinh ở môi có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

Ngoài ra, trong một số trường hợp tổn thương da do zona thần kinh không chỉ khu trú ở môi mà còn lan rộng ra các vùng da khác. Dễ lây lan nhất là vùng mắt, mặt và cổ.

Bị zona thần kinh ở môi có quan hệ tình dục bằng miệng được không?

Quan hệ bằng miệng hiện đang là hình thức được rất nhiều cặp đôi lựa chọn để thỏa mãn ham muốn tình dục. Chính vì thế mà rất nhiều người thắc mắc không biết bị zona ở môi thì có thực hiện được hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hay không?

Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, zona thần kinh ở môi là bệnh lý có thể lây truyền virus khi tiếp xúc da thông thường. Chính vì vậy tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng miệng khi đang mang trong mình mầm bệnh.

Tuyệt đối không hôn môi hay gần gũi bằng môi khi bị zona thần kinh ở môi

Bên cạnh đó, việc ôm hôn hay gần gũi bằng đường miệng cũng cần tránh, bởi đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh lây lan khó kiểm soát. Để chủ động phòng lây nhiễm bệnh cho người xung quanh, khi bị zona thần kinh bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chung, uống chung hay sử dụng đồ cá nhân chung với người khác.

Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các tổn thương da ở môi do varicella zoster virus gây ra thường sẽ có xu hướng thuyên giảm, đóng mài và lành hẳn sau khoảng 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp phát hiện muộn hay không nghiêm túc điều trị thì virus có thể lan nhanh và tấn công các tế bào thần kinh khác.

Dưới đây là một số biến chứng có thể phát sinh khi không kiểm soát tốt bệnh zona thần kinh ở môi:

Ngoài các tổn thương trên bề mặt da thì bệnh zona thần kinh còn gây ra các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, tăng thân nhiệt. Từ đó tạo cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, hoạt động học tập, công việc và cuộc sống thường ngày.

Cách chữa trị và chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi

Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở môi thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng nếu sớm điều trị và chăm sóc đúng cách. Tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh cùng thể trạng của từng đối tượng mà có thể chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tổn thương có thể lan rộng

Dưới đây là cách điều trị cũng như chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi:

1. Thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác nhận bệnh.

Trường hợp zona kích hoạt ở môi sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục ở môi do herpes simplex virus gây ra. Chính vì vậy mà bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và chọc dịch tiết hay lấy mẫu da để đem đi xét nghiệm. Điều này có thể nhận định cụ thể sự hiện diện của virus gây bệnh.

Sau khi đã chẩn đoán và xác định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc điều trị. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu với varicella zoster virus. Thuốc được dùng sẽ giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường miễn dịch để hỗ trợ ức chế hoạt động của virus.

Sau đây là các thuốc có thể được chỉ định trong điều trị zona ở môi:

Bị zona ở môi cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Ngoài các loại thuốc được đề cập ở trên, nếu bệnh zona ở môi gây đau rát nhiều thì bác sĩ có thể kê toa một số thuốc khác. Có thể kể tới như thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật…

Zona ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với trường hợp bệnh kích hoạt ở các vùng da khác. Chính vì thế mà đa phần có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc.

2. Mẹo tự nhiên chữa zona thần kinh ở môi

Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các mẹo tự nhiên để chữa zona thần kinh ở môi. Các mẹo tự nhiên thường lành tính, dễ thực hiện, giúp kiểm soát triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.

Dưới đây là một số mẹo tự nhiên có thể tham khảo áp dụng khi bị zona ở môi:

Nhiệt độ thấp có thể giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh để làm g
iảm viêm và sưng đau một cách hiệu quả. Chỉ cần lấy một miếng khăn sạch đem nhúng vào nước mát vô trùng và đắp trực tiếp lên vùng môi đang bị tổn thương.

Với cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày và mỗi lần chỉ nên đắp khoảng 20 – 25 phút. Tuy nhiên, tuyệt đối không chườm lạnh khi mụn nước đã bị vỡ bởi có thể lây nhiễm virus sang các vùng da khỏe mạnh khác.

Sữa chua là thực phẩm có hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp tăng đề kháng tự nhiên cho vùng da môi bị tổn thương do zona. Chỉ cần dùng bông gòn thấm vào sữa chua rồi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Lưu ý cần dùng sữa chua lạnh mới đem lại tác dụng tốt. Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt cùng hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Dùng nguyên liệu này còn giúp làm mềm da, khiến các nốt mụn nước do zona chóng đóng mài. Đồng thời hỗ trợ làm tăng hàng rào bảo vệ da môi và cải thiện các khuyết điểm trên da.

Chỉ cần làm sạch vùng da môi đang bị tổn thương với nước muối sinh lý rồi thoa 1 lớp mật ong mỏng nhẹ lên. Để khô tự nhiên khoảng 25 – 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Với cách này có thể áp dụng mỗi ngày cho tới khi tổn thương trên da lành lại.

Có thể dùng mật ong để hỗ trợ điều trị, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da

Rất nhiều chị em phụ nữ tận dụng nha đam để chăm sóc sức khỏe cho làn da. Đây cũng chính là nguyên liệu có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh zona ở môi. Các tinh chất có trong nha đam không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm dịu da mà còn giúp giảm ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương trên da.

Dùng 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, bỏ vỏ và cạo lấy phần gel trong suốt. Vệ sinh vùng da môi cần điều trị rồi thoa gel nha đam lên. Để khô rồi thoa thêm lớp nữa và vệ sinh lại sau khoảng 20 phút. Cần lưu ý trước khi áp dụng thoa gel nha đam lên môi hãy thử với vùng da khỏe mạnh khác để dự phòng kích ứng.

3. Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi

Việc chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh zona thần kinh ở môi. Chăm sóc tốt không chỉ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, đẩy lùi bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Đối với bệnh zona ở môi, cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc như sau:

Uống nhiều nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện miễn dịch giúp chống lại virus

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona ở môi

Bệnh zona thần kinh ở môi thường có khả năng tái phát cao nếu có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. Chính vì thế sau khi điều trị cần chú ý đến công tác phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng tái hoạt động trở lại của virus gây bệnh.

Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona ở môi:

Bệnh zona thần kinh ở môi có thể khiến da môi bị thâm sẹo và gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống. Chính vì thế bạn cần sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị để tránh tổn thương da lan rộng. Bên cạnh việc dùng thuốc hãy thực hiện chăm sóc và dự phòng tốt ngay tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào?
  • Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Xem thêm: Xét nghiệm phân

Rate this post
Exit mobile version