Tóc rụng quá nhiều không chỉ gây nguy cơ hói đầu mà còn có thể ảnh hưởng đến da đầu và toàn bộ cơ thể. Là tình trạng mà cả trẻ em, nam giới phụ nữ đều có thể gặp phải, nếu không có cách chăm sóc tóc rụng đúng cách, tình trạng này sẽ ngày một nghiêm trọng và khó cải thiện. Các bước chăm sóc để tóc rụng được tiến hành như sau.
Xác định nguyên nhân tóc rụng nhiều
Thông thường một ngày tóc có thể rụng từ 50 – 100 sợi, nếu tóc rụng nhiều hơn có thể bạn đang mắc phải tình trạng rối loạn chu trình mọc tóc và rụng tóc. Để có cách chăm sóc phù hợp bạn cần hiểu rõ bản chất tình trạng rụng tóc của mình. Cụ thể:
Nắm được triệu chứng rụng tóc
Có nhiều kiểu rụng tóc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần quan tâm đến việc rụng tóc và kiểm tra xem liệu chỉ có tóc rụng thôi hay lông trên cơ thể cũng rụng. Da đầu có xuất hiện nhiều vảy không, tóc rụng có tạo ra những vùng hói thành từng mảng hoặc đốm tròn hay không? Tóc trên đỉnh đầu có đang thưa dần hay rụng ở nhiều vị trí khác nhau? Việc quan sát, nắm bắt triệu chứng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra nguyên nhân rụng tóc của bản thân.
Bản chất của rối loạn rụng tóc
Tóc có thể rụng vào bất cứ thời gian nào trong đời, có thể do thay đổi hoocmon, đau ốm, tổn thương về tâm lý hoặc sử dụng dụng cụ nhiệt quá nóng, tác động hóa chấy quá nhiều. Rụng tóc có thể liên quan đến việc gia đình có người có tiền sử bệnh rụng tóc. Không liên quan đến việc thiếu vitamin, bị gàu, đội mũ quá nhiều hay do máu kém lưu thông.
Tùy vào nguyên nhân mà các biểu hiệu rụng tóc sẽ có những dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết. Thường là:
Nguyên nhân sinh lý
- Do nội tiết tố: Với nam giới, tóc thưa dần từ khu vực trán tạo thành một đường gần giống với chữ M. Với nữ, tóc rụng nhiều ở hai bên trán, tóc mái ít bị ảnh hưởng.
- Rối loạn rụng tóc, hói: Tóc rụng nhiều làm đầu trở nên trơn tru, hói thành từng đốm với kích cỡ đồng xu trên da đầu. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm hormone, lão hóa, di truyền, chấn thương, bệnh lý, thường gặp ở nam giới.
- Do tâm lý bất ổn: Sốc, trầm cảm, căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc. Với trường hợp này, bạn sẽ thấy tóc rụng thành từng nắm khi chải hoặc gội đầu. Tóc thường trông thưa hơn, khác với hiện tượng rụng tóc từng mảng.
- Do tiền mãn kinh: Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân tóc rụng nhiều.
- Do sử dụng thuốc điều trị: Dùng thuốc hoặc các
liệu trình điều trị bằng hóa chất thường khiến lông tóc khắp cơ thể đều rụng, ngay sau khi kết thúc điều trị, tóc có thể mọc lại bình thường.
Nguyên nhân bệnh lý
- Do bệnh nấm da đầu: Nấm da đầu là một nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp. Bệnh gây ra các mảng vảy nến trên da đầu, da đầu nổi mẩn đỏ, rỉ nước, tóc gãy rụng.
- Bệnh nhược giáp: Nhược giáp hay suy tuyến là tình trạng tuyến giáp không đủ để sản sinh hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng liên quan đến quá trình trao đổi chất chậm. Các biểu hiện bên như phiền muộn, cáu gắt, mệt mỏi, tóc khô, thô, rụng tóc, da khô, sần sùi…
- Bệnh lý khác: Nếu tóc rụng từng mảng ở đàn ông có thể liên quan đến các bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, cao huyết áp. Nếu tóc rụng nhiều thành từng mảng ở nữ có thể do mắc bệnh buồng trứng đa nang.
Cách chăm sóc tóc rụng qua thói quen sinh hoạt
Để ngăn ngừa tóc rụng nhiều hơn và kích thích mọc tóc nhanh song song với việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc tóc. Cần thay đổi bằng cách:
1. Giảm căng thẳng mệt mỏi
Như đã đề cập, tâm lý bất ổn, căng thẳng quá độ là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức. Để loại bỏ căng thẳng, có thể áp dụng cách viết nhật ký hàng ngày, làm những điều khiến bản thân thấy thoải mái hoặc thử đi bộ, thực hành yoga hay thử tập thiền.
Thông thường, rụng tóc do căng thẳng không kéo dài lâu, tóc có thể nhanh chóng mọc trở lại nếu biết cách giải tỏa áp lực. Một số dạng rụng tóc do tâm lý thường gặp là:
- Rụng tóc Telogen effluvium: Là dạng phổ biến thứ 2 trên thế giới, do tâm lý căng thẳng khiến một lượng lớn các nang tóc rơi vào chế độ nghỉ ngơi dẫn đến tóc đột nhiên rụng nhiều khi chải hoặc gội đầu.
- Rụng tóc trichotillomania: Là hội chứng hưng cảm giật tóc, do cơ thể kích thích, thôi thúc cảm giác muốn giật tóc, lông mày hoặc lông ở một số khu vực khác. Hay gặp ở người chán nản, mệt mỏi, căng thẳng cực độ, chịu áp lực cao.
- Rụng tóc từng mảng: Do hệ thống miễn dịch tấn công nang tóc khiến tóc rụng thành từng mảng.
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để hạn chế và kích thích tóc mọc khỏe, bạn nên tăng cường bổ sung protein vào bữa ăn thông qua các thực phẩm như các loại quả hạch, thịt nạc, đậu lăng. Để giúp da đầu chắc khỏe, cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, sắt, các acid béo omega-3… Các dưỡng chất này có trong các loại rau lá xanh đậm, khoai lang, hoa quả họ cam quýt, thịt nạc đỏ. Đặc biệt, cần bổ sung các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như việt quất, bông atiso, dâu tây, quả mâm xôi.
Hạn chế ăn kiêng trong giai đoạn rụng tóc vì dễ gây thiếu hụt protein, các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối, đường, bia rượu, bột trắng do có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc.
3. Uống nhiều nước
Theo thống kê, thân tóc chứa đến 25% nước, nếu thiếu nước, tóc sẽ dễ rụng, khó mọc lại. Do đó, nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước hoặc ít nhất 8 cốc 240ml nước mỗi ngày. Việc uống nước không chỉ kích thích sự sản sinh của các tế bào, giúp tóc mọc nhanh, nhiều, giảm rụng tóc mà còn đảm bảo cơ thể hoạt động trơn tru. Lưu ý, không uống quá nhiều nước một lần, uống quá nhiều nước cũng không tốt cho cơ thể.
4. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm
Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ngủ trư
ớc 23h đêm giúp duy trì sự khỏe mạnh và lượng của cơ thể. Đồng thời, còn tạo tâm trạng thoải mái, giảm stress, kích thích sự phát triển của tế bào, hỗ trợ hồi phục các tế bào tổn thương. Ngủ sớm bằng cách tạo môi trường yên tĩnh, tránh xa điện thoại, máy tính, tivi; giảm ánh sáng ở mức phù hợp.
5. Nâng niu chăm sóc tóc
Để hạn chế rụng tóc, chị em cần tránh buộc chặt tóc bằng cách búi tóc, thắt bms hay cột đuôi gà. Cố gắng massage nhẹ nhàng, gội đầu với nước ấm, tránh xoắn, chà hay giật mạnh tóc. Không chải đầu quá mạnh, tốt nhất nên sử dụng lược lông heo để kích thích da đầu, giảm xơ rối. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp tạo kiểu như dùng lô sấy tóc, hấp dầu nóng, uốn hoặc sấy tóc bằng máy…
6. Chọn dầu gội, dầu xả phù hợp
Dầu gội, dầu xả cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng rụng tóc của bạn. Do đó, khi gặp phải hiện tượng tóc rụng nhiều cần xem xét lại sản phẩm dành cho da đầu mình đang dùng. Khi chọn dầu gội cho tóc cần lưu ý:
- Nên chọn các loại chứa nhiều vitamin A, B, C, E giúp nuôi dưỡng, cung cấp độ ẩm cho tóc
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều xà phòng như sodium lauryl sulfate và ammonium lauryl sulfate.
- Nếu tóc khô dùng dầu gội dưỡng ẩm, tóc dầu dùng dầu gội làm sạch sâu.
- Không gội đầu quá nhiều, gội đầu hôm trước, hôm sau dùng dầu xả dưỡng tóc.
- Nếu da nhiều dầu thì chỉ nên dùng dầu xả ở phần ngọn tóc.
7. Chăm sóc tóc đúng cách
Khi chăm sóc tóc rụng, với mong muốn kích thích mọc tóc, chị em cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nên thường xuyên cắt tỉa đuôi tóc để ngăn ngừa tóc chẻ sâu hơn trên sợi nhằm hạn chế gãy rụng nghiêm trọng. Nên cắt tỉa khoảng 6 – 8 tuần/lần, điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc do tóc mọc ra từ chân chứ không phải ngọn.
- Để xõa tóc hoặc buộc lỏng, tránh tạo kiểu nhằm hạn chế hư tổn cho tóc
- Sử dụng sản phẩm chống nhiệt cho tóc, hạn chế sấy khô
- Dùng tay massage da đầu để kích thích chân tóc trong 10 phút.
Cách chăm sóc tóc rụng bằng thảo dược thiên nhiên
Ngoài thay đổi chế độ sinh hoạt, chú tâm hơn đến việc nâng niu bảo vệ tóc, để ngăn ngừa rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn, chị em có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tóc với thảo dược thiên nhiên. Một số cách chăm sóc tóc gãy rụng có thể áp dụng là:
Chăm sóc tóc với nước cốt hành tây
Nước cốt hành tây có chứa nhiều lưu huỳnh có tác dụng đẩy mạnh sản xuất collagen giúp tóc mọc nhanh và điều hơn. Không chỉ vậy, nước hành tây cũng giàu flavonoid, có thể kháng viêm, chống rụng tóc, phục hồi tóc, tái sinh nang lông hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ hành tây băm nhỏ, ép bằng tay hoặc máy để vắt lấy nước cốt
- Bôi nước cốt lên da đầu, ủ trong 15 phút rồi gội lại bằng nước sạch
- Thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy tình trạng rụng tóc cải thiện đáng kể.
Chăm sóc tóc rụng với tinh dầu dừa và tỏi
Tỏi cũng giàu lưu huỳnh khi kết hợp với dầu dừa sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe, kích thích mọc tóc nhanh. Dầu dừa chứa nhiều beta-caroten, canxi, magie và đặc biệt là vitamin E có tác dụng giảm xơ rối, kích thích mọc tóc.
Cách thực hiện:
- Lấy vài củ tỏi, bóc vỏ nghiền tỏi bằng máy xay
- Trộn phần tỏi nghiền nhuyễn với một muỗng trà tinh dầu dừa
- Đun sôi trong vài phút, khuấy đều, nhẹ nhàng, chờ nguội
- Thoa lên da đầu và nhẹ nhàng massage
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chăm sóc tóc rụng với hương nhu
Hương nhu được biết đến với tác dụng giữ ấm, giúp trẻ hóa nang tóc. Không chỉ vậy, hương nhu còn có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, mang lại cảm giác thoải mái và làm thông thoáng da đầu. Dân gian thường trộn tinh dầu hương nhu với dầu dừa, tinh dầu bưởi hoặc dầu cam để giảm rụng tóc, làm tóc thêm mềm mượt, óng ả.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá hương nhu làm khô, nghiền nát thành bột mịn
- Trộn lá hương nhu với 2 – 3 muỗng canh dầu ô liu đã được hâm nóng
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này thoa đều lên tóc, nên đợi dầu ô liu chỉ còn ấm mới thoa
- Massage da đầu nhẹ nhàng trong 10 phút, ủ tóc với tinh dầu này trong 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch.
- Thực hiện 2 – 3 lần, kiên trì sau 11 tuần sẽ thấy tóc mọc trở lại.
Chăm sóc tóc rụng với vỏ bưởi
Trong tinh dầu vỏ bưởi có chứa các thành phần chống rụng tóc, trị hói đầu, chống lão hóa như limonene, linalool, a-pinene, citral, geraniol… Không chỉ thế, tinh dầu bưởi còn có mùi thơm dịu nhẹ, giúp giải cảm, giảm stress hiệu quả. Sử dụng tinh dầu bưởi để chăm sóc tóc gãy rụng chính là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn hiện nay.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g vỏ bưởi khô hoặc 300g vỏ bưởi tươi, rửa sạch, nấu với nước
- Để sôi trong 5 phút, đổ nước ra chậu cho nguội bớt
- Trước tiên gội sạch đầu với dầu gội, lau khô nhẹ, để tóc ẩm thì gội đầu bằng nước vỏ bưởi
- Massage nhẹ nhàng từ chân đến ngọn, không xả lại bằng nước
- Thực hiện 1 – 2 lần/tuần giúp thư giãn tinh thần, ngăn ngừa rụng tóc.
Điều trị rụng tóc bằng phương pháp chuyên sâu
Nếu tình trạng rụng tóc của bạn khá nghiêm trọng, hoặc nghi ngờ xuất phát do bệnh lý, sau khi áp dụng các phương pháp chăm sóc nghiêm ngặt mà không thấy hiệu quả thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào cường độ rụng tóc, thời gian và ngân sách của bạn. Có nhiều cách trị rụng tóc như:
Dùng thuốc
Có hai loại thuốc chống rụng tóc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua là:
- Minoxidil: Là thuốc dạng lỏng hoặc dạng bọt, có bán tại các quầy thuốc, có tác dụng cho cả nam lẫn nữ. Thuốc này bôi trực tiếp lên da đầu, có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc.
- Finasteride: Là thuốc kê đơn chỉ dùng cho nam, được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, giảm chức năng tình dục, giảm hứng thú chuyện chăn gối.
Phẫu thuật
Nếu tóc rụng thường xuyên, khó hồi phục bằng các biện pháp thông thường, có thể cân nhắc đến việc cấy tóc hoặc phẫu thuật. Đây là phương pháp lấy nang lông khỏe mạnh ở da đầu, nơi chứa nhiều tóc cấy lên vùng tóc thưa hoặc đã bị hói.
Một số lưu ý khi phẫu thuật:
- Thường rất tốn kém, có thể gây đau đớn dữ dội
- Nếu không chăm sóc hợp lý, có thể gây nguy cơ nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.
Dùng tia laser
Là phương pháp được FDA chấp nhận để chữa hói đầu và giúp mọc tóc lại. Đây là một loại máy kích thích mọc tóc với tia laser có thể sử dụng tại nhà. Mỗi liệu trình thường kéo dài từ 10 – 15 phút, mỗi tuần 3 lần.
Những lưu ý khi chăm sóc tóc rụng
Để hạn chế tình trạng rụng tóc, ngoài những cách chăm sóc tóc rụng trên, chị em cũng cần từ bỏ những thói quen sau đây:
- Không tự nhuộm tóc, việc thực hiện theo hướng dẫn là chưa đủ mà còn phải đảm bảo có kiến thức chuyên môn để tránh khiến tóc hư tổn
- Không chải hay tạo kiểu khi tóc còn ướt vì dễ đứt, gãy rụng hơn khi
tóc khô. - Không dùng lược đã bị để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh ở da đầu.
- Không gội đầu nhiều lần, không gội đầu bằng nước nóng vì dễ làm tóc khô xơ, dễ gãy. Tốt nhất nôi gội từ 2 – 3 lần/tuần, chỉ nên dùng nước ấm.
- Thay đổi sản phẩm chăm sóc tóc sao cho phù hợp với tình trạng tóc
- Hạn chế để tóc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, tốt nhất là dùng khăn hoặc nón che chắn cho tóc khi ra ngoài.
Tóm lại, có nhiều cách chăm sóc tóc rụng, đặc biệt để cải thiện đáng kể tình trạng này, chỉ em nên chăm sóc tóc từ sâu bên trong qua thói quen sinh hoạt chế độ ăn uống. Nếu hiện tượng rụng tóc nghi ngờ do bệnh lý thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Có thể bạn quan tâm
- Ăn gì để tóc mọc nhanh và dày hơn mỗi ngày
- 12 cách kích thích mọc tóc – làm tóc nhanh dài hơn tại nhà
Xem thêm: Biến chứng khi mang thai đôi mẹ bầu có thể gặp phải