Đau bụng dưới bên trái là tình trạng rất nhiều người gặp phải, nhất là các chị em phụ nữ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý ở bên trong vùng bụng cần được quan tâm sớm. Nó có nguy cơ cao liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết hay cơ quan sinh sản…
Tìm hiểu triệu chứng đau bụng dưới bên trái
Đau bụng là một trong những vấn đề thường gặp rất dễ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vị trí đau nhức thường rất đa dạng, có thể là ở phần bụng trên, quanh rốn hay bụng dưới. Trong đó, cơn đau hoàn toàn có thể xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau ở mỗi đối tượng. Bạn có thể gặp các vấn đề điển hình như:
- Tình trạng đau nhức âm ỉ, kích hoạt ở vùng bụng dưới bên trái sau đó lan rộng ra khu vực lân cận.
- Cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội, đôi khi còn kèm theo hiện tượng quặn thắt bụng.
- Có các triệu chứng toàn thân đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
- Đôi khi, cơn đau khởi đầu ở các phần bụng lân cận nhưng có thể ảnh hưởng đến phần bụng dưới bên trái.
Trong một số trường hợp, ở chị em phụ nữ, khi tới chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể sẽ bị đau vùng bụng dưới bên trái. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất khi qua chu kỳ. Còn nếu những cơn đau thường xuyên xuất hiện, nhất là có tính đột ngột và dai dẳng thì bạn cần hết sức chú ý.
Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì?
Vùng bụng dưới bên trái là chứa đựng nhiều cơ quan, bộ phận quan trọng. Phải kể đến như thận trái, một phần dạ dày, ruột già, buồng trứng, đại tràng… Chính vì thế mà những cơn đau khởi phát cơ vùng bụng dưới bên trái thường được cho là có liên quan đến sự tổn thương của các cơ quan nói trên.
Triệu chứng đau bụng dưới bên trái có thể cảnh báo rằng bạn đang sống chung với một số bệnh lý sau:
1. Viêm đại tràng
Đại tràng được chia làm hai đoạn, bên phải và bên trái với chức năng tiêu hóa riêng biệt. Đối với đại tràng trái, thức ăn đến đây hầu như đã được tiêu hóa, chỉ còn lại chất cặn bã chưa tiêu hết. Lúc này, các loại vi khuẩn ở thành ruột sẽ phân hủy, cuối cùng hình thành phân và đẩy xuống đại tràng sigma.
Tình trạng đau bụng dưới bên trái có thể kích hoạt khi đại tràng trái bị các phản ứng viêm tấn công. Phản ứng viêm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa tại niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, niêm mạc thường sẽ kém bền vững và dễ bị chảy máu. Còn trường hợp nặng, đại tràng có thể xuất hiện vết loét, bị xuất huyết hay có các ổ áp xe nhỏ.
Nếu không can thiệp kịp thời thì bệnh viêm đại tràng cấp cũng có thể gây ra các biến chứng. Điển hình nhất là giãn đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.
2. Đau dạ dày
Thông thường chứng đau dạ dày sẽ đi kèm với các triệu chứng đau nhức vùng bụng phía trên hay quanh rốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
cơn đau có thể sẽ lan tỏa và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng dưới bên trái.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau dạ dày là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ngoài việc gặp cơn đau lan tỏa ra vùng bụng bên trái, bạn còn gặp rất nhiều các triệu chứng đi kèm. Thường thấy nhất là đau âm ỉ, khó chịu trong thời gian ngắn, cảm giác tức ngực, ợ hơi, ợ chua…
3. Hội chứng ruột kích thích
Đây cũng là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa liên quan đến tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái. Hội chứng ruột kích thích chính là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng. Tuy nhiên, các xét nghiệm lại không nhận thấy các tổn thương về mặt giải phẫu và tổ chức sinh hóa ở ruột.
Một số yếu tố như thực phẩm, stress, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau bụng, tiêu chảy hay táo bón. Ngoài ra, một số rối loạn khác cũng có thể đi kèm như cảm giác nặng bụng, bụng đầy hơi, mất ngủ, nhức đầu…
Đối với tình trạng này, tùy thuộc vào từng triệu chứng kích hoạt mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt. Điều này sẽ giúp ức chế diễn tiến xấu của bệnh và hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị.
4. Tắc ruột
Hội chứng này có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở phần ruột bên trái. Chính vì thế mà tình trạng này thường gây ra hiện tượng đau ở phần bụng dưới bên trái. Hội chứng tắc ruột là do việc ngừng lưu thông của dịch tiêu hóa và hơi ở trong lòng ruột gây ra.
Tắc ruột thường sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó gây ra âm thanh lớn theo từng cơn. Cùng với đó là tình trạng đau tức bụng, táo bón, buồn nôn, nôn. Trong trường hợp bị tắc ruột hoàn toàn, bạn sẽ không thể thực hiện việc trung đại tiện. Còn nếu chỉ bị tắc ruột một phần thì bạn vẫn có thể trung tiện nhưng lại bị bí đại tiện.
5. Đau thận trái
Đau vùng bụng dưới bên trái cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị đau thận trái. Tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý về thận, phải kể đến như:
Sỏi thận:
Cơn đau thường diễn ra dữ dội, quặn thắt rất khó chịu. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như:
- Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu bất thường, sủi nhiều bọt.
- Chân tay sưng phù do tích nước.
- Da khô, ngứa, sốt cao
- Cơ thể mệt mỏi, hơi thở nông
Viêm bể thận:
Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn khiến thận sưng to. Người bệnh thường gặp những cơn đau ở vùng lưng, cạnh sườn hay vùng bụng. Nếu bệnh xuất hiện ở thận trái thì vùng bụng bên trái chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Triệu chứng đi kèm của bệnh viêm bể thận có thể là:
- Tiểu đêm nhiều
- Ớn lạnh, sốt
- Mệt mỏi, buồn nôn
- Chán ăn, sút cân
Các bệnh về thận trên đây nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ phát sinh các vấn đề nguy hiểm. Điển hình nhất là các biến chứng như suy thận, áp xe thận, nhiễm khuẩn huyết, ứ nước bể thận, vỡ thận…
6. Ung thư buồng trứng
Đây là bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng đau tức ở vùng bụng dưới bên trái. Ung thư buồng trứng chính là khối u ác tình có thể xuất phát từ một hay cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư thường sẽ xâm lấn, phá hủy các mô ngay tại buồng trứng và cơ quan xung quanh.
Bệnh ung thư buồng trứng thường phải đến giai đoạn muộn mới phát sinh các triệu chứng rõ ràng. Người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như đau vùng bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, đi tiểu nhiều, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ…
Ung thư buồng trứng là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Trường hợp phát hiện muộn thì thời gian sống của người bệnh sẽ rất hạn chế. Nhất là ở giai đoạn cuối, khối u thường di căn rất khó kiểm soát và điều trị.
7. Các bệnh lý khác về cơ quan sinh sản
Ngoài những bệnh lý phổ biến được đề cập trên đây, tình trạng đau bụng dưới bên trái còn phản ánh các vấn đề sức khỏe khác. Có thể là một số bệnh về hệ sinh sản ở cả nam và nữ.
Ở nữ giới thường là:
- Mai thai ngoài tử cung: Là tình trạng thai nhi không làm tổ ở trong buồng tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác nhau. Dễ gặp nhất là ở buồng trứng, cổ tự cung, vòi tử cung, ổ bụng… Điển hình với các triệu chứng như đau bụng, chậm kinh, ra máu âm đạo bất thường…
- Sảy thai: Tình trạng này thường sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng dữ dội, nhất là phần bụng dưới. Cùng với điều này là tình trạng xuất huyết âm đạo. Sảy thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến tinh thần phụ nữ bị tác động nghiêm trọng.
- U nang buồng trứng: Đây là một khối có chứa chất rắn hay chất dịch giống như bã đậu. Nó xuất hiện và phát triển bên trên hay bên trong buồng trứng. Ngoài bị đau ở vùng bụng dưới bên trái, tình trạng đau nhức còn kích hoạt ở những vị trí khác. Nhất là ở vùng chậu, thắt lưng, đôi khi còn lan tỏa cả xuống đùi do dây t
hần kinh bị chèn ép. Khi khối u to có thể chèn các cơ quan xung quanh gây ra nhiều biến chứng. Nhiều trường hợp, tính mạng người bệnh còn bị đe dọa. - U xơ tử cung: Là khối u lành tính phát triển ở cơ trơn của tử cung. Bạn có thể gặp các triệu chứng như đau âm ỉ toàn vùng bụng dưới, khí hư loãng, âm đạo chảy máu bất thường… Bệnh có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm, nhất là khi khối u phát triển lớn. Thiếu máu, chèn ép cơ quan xung quanh, nhiễm khuẩn, hiếm muộn, vô sinh… là những biến chứng phổ biến nhất.
Còn ở nam giới có thể là:
- Viêm túi tinh: Nguyên nhân chính thường là do ảnh tưởng từ tình trạng nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận. Thông thường, đấng mày râu sẽ bị đau ở mào tinh và tuyến tiền liệt. Nhưng đôi khi, vùng bụng dưới phía bên trái cũng có thể bị ảnh hưởng. Cần sớm phát hiện và điều trị để hạn chế những di chứng nguy hiểm của bệnh.
- Xoắn tinh hoàn: Bệnh lý này xuất hiện khi tinh hoàn tự xoay quanh trục và gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh. Điều này khiến cho lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc tắc, gây sưng đau. Đau bụng dưới cũng là một trong những triệu chứng có thể đi kèm với bìu sưng to, đau tinh hoàn…
- Viêm tuyến tiền liệt: Bệnh lý này cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái ở nam giới. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh về niệu đạo, rối loạn nội tiết tố nam, gây hiếm muộn, vô sinh…
Đau bụng dưới bên trái phải làm sao?
Bạn tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng đau bụng dưới bên trái. Dù được kích hoạt ở bất cứ mức độ nào, nặng hay nhẹ, âm ỉ hay dữ dội thì cũng cần chú ý. Bởi nó thường là triệu chứng cảnh báo sự tồn tại của nhiều triệu chứng.
Khi bị đau bụng dưới bên trái, tốt nhất bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với vấn đề mà từng đối tượng người bệnh đang gặp phải.
Bạn không nên tự ý mua các loại thuốc giảm đau về sử dụng để khắc phục triệu chứng. Đồng thời nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Chú ý tái khám đúng lịch hẹn để kiểm soát tốt tình hình. Khi có vấn đề bất thường phát sinh, chủ động báo ngay với bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nhất là khi tình trạng đau bụng dưới bên trái được kích hoạt do các bệnh về đường tiêu hóa.
Nói tóm lại, bạn nên chủ động thăm khám sớm khi gặp tình trạng đau bụng dưới bên trái. Đặc biệt là khi cơn đau kích hoạt thường xuyên và kéo dài, không thuyên giảm mặc dù đã dành thời gian nghỉ ngơi. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Chậm trễ có thể khiến các biến chứng nguy hiểm phát sinh, tổn hại nặng nề đến sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết: Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, nguy hiểm không?
Xem thêm: Thiếu hụt vitamin B12 do biến chứng bệnh tiểu đường