Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh và buồn nôn xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hiện tượng này có thể khởi phát do hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên ở một số trường hợp, buồn nôn kéo dài và đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa.

Đau bụng kinh buồn nôn do đâu? Phải làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh và buồn nôn

Đau bụng kinh đề cập đến cơn đau ở vùng bụng dưới trong thời kỳ hành kinh. Triệu chứng này có thể đi kèm với tình trạng buồn nôn và mệt mỏi.

Tử cung co thắt quá mức có thể gây đau bụng dưới, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ,…

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh và buồn nôn trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:

Các đối tượng có nguy cơ cao bị đau bụng kinh

Đau bụng kinh và buồn nôn thường gặp ở những đối tượng sau:

Nhận biết triệu chứng đau bụng kinh, buồn nôn

Triệu chứng đau bụng kinh có thể bị nhầm lẫn với cơn đau do các bệnh về đường tiêu hóa và tiết niệu.

Đau bụng kinh thường đi kèm với triệu chứng đau lưng, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy,…

Vì vậy bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:

Với những trường hợp đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh kèm theo triệu chứng buồn nôn là tình trạng phổ biến và xảy ra ở hầu hết nữ giới dưới 30 tuổi. Nếu do các nguyên nhân sinh lý, tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khi kết thúc kỳ kinh.

Tuy nhiên nếu triệu chứng khởi phát do các bệnh lý phụ khoa, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, vỡ buồng trứng, vô sinh, hiếm muộn,… nếu không điều trị kịp thời.

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh do nguyên nhân sinh lý là hiện tượng thông thường của cơ thể và hầu hết đều không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu đau bụng kéo dài và kèm theo buồn nôn, cơ thể thường dễ mệt mỏi và giảm mức độ tập trung khi học tập, làm việc.

Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Chườm ấm xoa dịu cơn đau bụng kinh

Chườm ấm là biện pháp giảm đau bụng kinh an toàn và dễ thực hiện. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể làm thư giãn cơ trơn tử cung và hạn chế tình trạng co thắt quá mức. Ngoài ra, chườm ấm còn tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng ứ huyết và gây ra cục máu đông.

Chườm ấm có thể giảm nhanh cơn đau và cảm giác khó chịu trong thời gian hành kinh

Khi chườm ấm, nên dùng nước từ 60 – 70 độ C chườm trực tiếp lên vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút. Bạn nên chườm khi triệu chứng mới phát sinh hoặc chườm ngay khi máu kinh vừa chảy ra để phòng ngừa cơn đau.

2. Uống trà gừng ấm giảm đau và buồn nôn

Uống trà gừng ấm trong thời gian kinh nguyệt có thể hạn chế cơn đau và tình trạng khó chịu ở tử cung. Ngoài ra, tinh chất từ gừng còn hỗ trợ làm giảm buồn nôn và mệt mỏi.

Khi uống trà gừng ấm, bạn có thể cho thêm 1 – 2 thìa mật ong nhằm tạo hương vị thơm ngon và tránh tình trạng khó uống. Nên uống từng ngụm nhỏ để dưỡng chất từ trà thẩm thấu vào bên trong cơ thể.

Uống trà ấm có thể giảm buồn nôn, mệt mỏi và xoa dịu cơn đau ở vùng bụng dưới

Nếu không kịp pha trà, bạn có thể ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi để giảm đau, chống viêm và giảm nhanh cảm giác buồn nôn.

3. Massage vùng bụng dưới

Ngoài ra, bạn cũng có thể massage vùng bụng dưới để giảm mức độ co thắt của tử cung, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện đau bụng kinh.

Massage giúp tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn cơ trơn tử cung

Khi massage, bạn nên dùng lực nhẹ nhàng để tránh tình trạng đau nhức bụng dưới. Ngoài ra có thể kết hợp với cao hoặc dầu nóng để tăng tác dụng giảm đau.

4. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nếu cơn đau không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp nêu trên. Các loại thuốc được sử dụng để cải thiện đau bụng kinh, bao gồm:

Khi sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn, bạn chỉ nên dùng trong 3 – 5 ngày và sử dụng theo liều lượng in trên bao bì. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng và tần suất sử dụng.

5. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có đặc tính điều kinh, hoạt huyết, chỉ thống, chống viêm để giảm buồn nôn và đau bụng kinh.

Đinh hương có mùi thơm đặc trưng, giúp giảm buồn nôn và cải thiện cơn đau ở vùng bụng dưới

Phòng ngừa đau bụng kinh và buồn nôn

Để làm giảm tình trạng đau bụng kinh, buồn nôn và các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ hành kinh, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học có thể hạn chế cơn đau bùng phát trong chu kỳ kinh nguyệt

Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh kèm buồn nôn là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên nếu khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy những triệu chứng sau:

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có thể xảy ra vào chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Tuy nhiên nếu chủ động trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt điều độ, bạn có thể giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nguyệt có màu đen – Lý do chị em nên đi khám ngay

Xem thêm: Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng thuốc nam và những điều bạn cần phải biết

Rate this post
Exit mobile version