Đau dạ dày ăn nho được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn đang gặp phải tình trạng bị đau dạ dày và muốn ăn loại quả này, hãy tìm hiểu xem nho có hại cho dạ dày hay không qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn xoài chín được không
Nội dung bài viết
1. Đau dạ dày ăn nho được không?
Nho là loại trái cây ngon mát và rất tốt cho sức khỏe. Để trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày ăn nho được không? Câu trả lời: Người có bệnh dạ dày hoàn toàn có thể ăn nho nhưng cần đặc biệt chú ý tới cách ăn và lượng ăn vào cho phù hợp để không gây ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
Nho là loại quả có nguồn gốc từ Tiểu Á. Đây là loại quả cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin đa dạng và khoáng chất dồi dào. Trái nho có chứa nhiều nước, kali, sắt, canxi, manga, acid folic, vitamin B1, B2, B6, C, K,… 100g trái nho tươi cung cấp khoảng 10% nhu cầu năng lượng hàng ngày. Nho mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và cho cả những người bị đau dạ dày.
Tuy nhiên, những lợi ích cụ thể của trái nho là gì và người đau dạ dày nên ăn nho như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu ngay phần dưới sau:
2. Công dụng của quả nho đối với đau dạ dày
Trái nho có nhiều loại với màu sắc khác nhau như nho đen, nho xanh, nho tím,… Tuy thành phần dinh dưỡng có khác nhau nhưng nhìn chung các loại nho đều tốt cho sức khỏe.
Đối với những người bị đau dạ dày, ăn nho có những tác dụng gồm:
- Chống táo bón: Trong 100g nho chứa 1.4g chất xơ, 75 – 85% nước. Do đó, ăn nho có tác dụng làm mềm phân, chống tình trạng táo bón.
- Theo Đông y thì nho có vị ngọt và tính bình, giúp bổ gan và thận nên giúp cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
- Quả nho có đặc tính là mềm, dễ hấp thu nên dạ dày không phải làm việc nhiều để tiêu hóa, giảm kích thích vào những vết loét sẵn có gây đau dạ dày.
- Quả nho có chứa thành phần tăng số lượng tế bào game và delta T trong cơ thể vì vậy nó giúp lượng vi khuẩn trong dạ dày được cân bằng
- Nho có chứa nhiều kali nên có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn, rất tốt cho người bị đau dạ dày do stress.
Đọc xong phần này bạn đã trả lời được câu hỏi: Đau dạ dày ăn nho được không? Nhờ những công dụng tốt trên, người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn nho. Ăn nho không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho người bị bệnh lý dạ dày như đau dạ dày.
Những lợi ích sức khỏe mà quả nho mang lại cho sức khỏe bao gồm:
- Ngăn ngừa ung thư: Nho chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ là Polyphenol. Trong vỏ nho đỏ còn có chất Resveratrol, chất này có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u trong bạch huyết, gan, dạ dày, vú, đại tràng,… Một chất chống viêm tự nhiên khác có trong nho là Quercetin flavonoid. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển ung thư.
- Tăng cường sức khỏe của tim: Chất Quercetin và Resveratrol có trong nho có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Nho cũng chứa lượng chất xơ và kali cao (288mg Kali trong 100g nho) giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trung bình có tới 4,8 mg vitamin C trong 100g nho. Vì vậy, ăn nho có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng: chất Quercetin trong nho vừa có tác dụng chống viêm, vừa giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng, bao gồm sổ mũi, chảy nước mắt và nổi mề đay.
- Tăng cường sức khỏe của mắt: Các chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin trong trái nho giúp duy trì sức khỏe của mắt. Bằng cách vô hiệu hóa các gốc tự do, chúng có thể làm giảm hiện tượng oxy hóa và tổn thương võng mạc, ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
- Bổ sung sắt: Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, lờ đờ. Ăn nho giúp bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể. Các loại nho có vỏ màu sáng chứa nhiều sắt hơn các loại nho vỏ tối màu. 100g nho chứa khoảng 0,54mg sắt.
3. Cách ăn nho đúng cách cho người đau dạ dày
Đọc đến phần này chắc chắn các bạn đã giải đáp được câu hỏi: đau dạ dày ăn nho được không rồi phải không nào. Tuy nhiên người bị đau dạ dày cần phải ăn nho đúng cách mới có thể mang lại tác dụng tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Cách sử dụng quả nho đúng cách như sau:
- Lượng nho ăn một ngày: Người bị đau dạ dày có thể ăn 100g nho mỗi ngày. Ăn nhiều nho hơn có thể không tốt cho dạ dày, do nho chứa nhiều axit hữu cơ ăn nhiều nho có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Thời điểm ăn nho tốt nhất: Bạn nên ăn nho sau bữa ăn 30 phút. Không nên ăn nho lúc đói vì có thể khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao gây loét dạ dày.
- Tần suất ăn nho: Bạn có thể ăn nho hàng ngày với lượng như trên. Tốt nhất là ăn nho 3-4 lần/tuần.
- Người bị đau dạ dày nên ăn nho chín thay vì ăn nho xanh. Nho xanh chứa nhiều axit có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Ăn quả nho tươi sẽ chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn là nho sấy khô hoặc mứt nho, rượu nho.
- Bạn nên mua nho ở những cửa hàng, địa chỉ uy tín để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Trước khi ăn nho nên ngâm rửa kỹ để tránh chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu. Nho mua về nên ăn ngay, tránh để quá lâu.
4. Lưu ý chế độ ăn đối với người bị đau dạ dày
Đau dạ dày ăn nho được không đã được giải đáp ở trên. Tuy nhiên ngoài nho ra thì người bị đau dạ dày cần lưu ý tới chế độ ăn uống để tránh ăn phải những thực phẩm khiến tình trạng bệnh thêm nặng và ăn nhiều thực phẩm tốt cho dạ dày.
4.1 Thực phẩm người đau dạ dày nên ăn
Ngoài nho thì những người bị đau dạ dày nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm sau:
Bổ sung các loại hoa quả: Hoa quả chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất đa dạng. Do đó, ăn hoa quả không chỉ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau dạ dày. Những loại hoa quả tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:
- Chuối: Chuối có chứa nhiều kali tốt cho hệ thần kinh, giảm stress, giảm đau dạ dày. Chuối mềm, chứa nhiều nước nên dễ tiêu hóa, không gây áp lực cho dạ dày. Chi tiết xem: Đau dạ dày có nên ăn chuối
- Đu đủ: Trong quả đu đủ có chứa chất papain giúp dạ dày tiêu hóa protein và giúp các vết loét dạ dày nhanh lành. Đu đủ chín mềm, nhiều nước và chất xơ rất tốt cho dạ dày.
- Bơ: Quả bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng tốt cho cơ thể. Bơ mềm, dễ ăn, dễ hấp thụ nên là loại thực phẩm thân thiện với dạ dày.
- Bí đỏ: Bí đỏ chứa nhiều chất xơ có tác dụng chống táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Quả bí đỏ cũng chứa lượng kali lớn giúp làm giảm hiện tượng đau dạ dày do căng thẳng, stress.
- Cà tím: Cà tím chứa nhiều chất xơ nên giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ có trong cà tím khi đi qua đường tiêu hóa có khả năng hấp thụ những độc tố trong dạ dày.
Thực phẩm giảm tiết axit: Axit trong dạ dày tăng cao làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra các vết loét dạ dày khiến người bị đau dạ dày thêm đau đớn. Do đó, người bị đau dạ dày nên ăn những thực phẩm giúp giảm tiết acid dạ dày bao gồm:
- Cơm trắng: Giúp hấp thu chất lỏng nhiều trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy gây rối loạn tiêu hóa.
- Tỏi: Chứa allicin có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của axit ở thực quản, Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống viêm.
- Rau diếp cá: Có tính kiềm nên có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày.
- Táo: Loại quả này chứa nhiều enzym giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày.
- Đậu xanh: Đậu xanh dễ tiêu hóa và có tính kiềm mạnh. Ăn đậu xanh giúp giảm lượng axit trong dạ dày hiệu quả.
4.2 Thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn
Không chỉ câu hỏi: Đau dạ dày ăn nho được không được nhiều người thắc mắc mà còn rất nhiều thực phẩm khác mà người bị đau dạ dày không biết có nên ăn hay không. Cùng tìm hiểu thực loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên tránh sử dụng sau đây:
- Thực phẩm nhiều axit: như cam, chanh, quýt, dứa, xoài xanh,… có thể làm tăng lượng axit sẵn có trong dạ dày. Khi lượng axit tăng có thể khiến cho dạ dày bị viêm loét hoặc gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Người bệnh đau dạ dày không nên uống các loại đồ uống có ga. Đồ uống có ga gây kích ứng dạ dày và khiến cho dạ dày chứa nhiều không khí gây khó tiêu.
- Thực phẩm gây chướng bụng: như măng tây, đậu trắng, cần tây, hành tây, lòng trắng trứng chưa chín,… Những thực phẩm này gây tạo hơi trong dạ dày, chống lại sự tiêu hóa protein.
- Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: ớt, hạt tiêu, mù tạt, nấm,… Chúng chứa chất gây kích thích dạ dày làm do niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có câu trả lời về việc: Đau dạ dày ăn nho được không? Đồng thời, bạn cũng nên chú ý tới các thực phẩm ăn uống hàng ngày để có thể cải thiện tích cực bệnh đau dạ dày.
Xem thêm: Bệnh gout không khó, đã có Hoàng Tiên Đan