Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày khi mang thai: Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu

Đau dạ dày khi mang thai có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thay đổi hormone thai kỳ,… Các triệu chứng bệnh lý thường bùng phát vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đau dạ dày khi mang thai nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đau dạ dày khi mang thai và dấu hiệu nhận biết

Giai đoạn mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột và những cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó, đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý thường gặp và ảnh hưởng hơn 60% mẹ bầu. Các triệu chứng bệnh lý có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy tình trạng đau dạ dày thường xảy ra nhiều ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Đau dạ dày khi mang thai có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thay đổi hormone thai kỳ,…

Dưới đây là một số biểu hiện đau dạ dày thường gặp khi mang thai:

Những triệu chứng do bệnh lý gây ra ở mẹ bầu thường có mức độ đa dạng, tùy thuộc vào lối sống và thể trạng của từng trường hợp. Một số trường hợp, thai phụ chỉ gặp một số biểu hiện ở mức độ nhẹ, cơn đau vùng thượng vị chỉ thoáng qua và thuyên giảm nhanh chóng. Ngược lại, nhiều trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Đau dạ dày khi mang thai là do đâu?

Đa số các trường hợp bị đau dạ dày là do hệ quả của chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không điều độ, tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng thần kinh kéo dài,… Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, bệnh lý có thể khởi phát do một số nguyên nhân đặc biệt hơn. Cụ thể:

1. Tử cung giãn nở

Thông thường, vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển nhanh về trí não và thể chất. Do đó, tử cung của người mẹ sẽ giãn nở nhằm tạo không gian để thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, tình trạng này vô tình gây chèn ép lên những cơ quan xung quanh như đường ruột, bàng quang và dạ dày. Từ đó, có thể thấy, trong giai đoạn mang thai, thai phụ thường gặp nhiều vấn đề như khó tiêu, đau dạ dày, chướng bụng, tiểu nhiều lần, táo bón,…

Nếu bệnh lý khởi phát do nguyên nhân này, các biểu hiện đau dạ dày thường xuất hiện vào tháng thứ 7 của thai kỳ trở đi. Bởi lúc này, mức độ chèn ép của bào thai đối với dạ dày tăng lên đáng kể. Bên cạnh đau dạ dày, mẹ bầu có thể đối mặt với một số vấn đề khác như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản, nóng rát vùng thượng vị,…

2. Do ốm nghén

Ốm nghén được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Tình trạng này đặc trưng bởi các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa,… xảy ra từ tuần thứ 4 – 16 của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, có đến khoảng 70% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này.

Đến hiện nay, vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai. Một số giả thuyết cho rằng, tình trạng ốm nghén xảy ra do tăng hormone progesterone đột ngột. Theo đó, các biểu hiện nôn mửa, buồn nôn do ốm nghén kéo dài sẽ kích thích quá mức đến bao tử. Điều này khiến dạ dày co bóp quá mức và xuất hiện những cơn đau tại vùng thượng vị.

Ốm nghén được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

3. Căng thẳng, lo âu quá mức

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có xu hướng nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, nhất là với những người lần đầu mang thai. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý, căng thẳng, lo âu còn được xem là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở nhiều thai phụ.

Hoạt động co bóp và bài tiết của axit dạ dày sẽ bị chi phối bởi hệ thống dây thần kinh phế vị. Do đó, khi người bệnh căng thẳng
, lo âu quá mức, hệ thần kinh có thể rối loạn và khiến dạ dày co bóp bất thường, tăng tiết axit quá mức. Việc axit dư thừa có thể dẫn đến phá vỡ chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Kết quả là bùng phát cơn đau bao tử, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng,…

4. Chế độ ăn uống không hợp lý

Do ảnh hưởng từ hormone của thai kỳ khiến mẹ bầu có xu hướng yêu thích những món ăn vặt như mận, xoài, snack, đồ ăn nhanh, socola,… Tuy nhiên, những món này thường tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa và có thể kích thích bùng phát cơn đau dạ dày.

Bên cạnh đó, ăn uống, tẩm bổ quá mức cũng có thể là tác nhân gây đau dạ dày khi mang thai. Cụ thể, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể gây tăng áp lực lên bao tử, đường ruột và khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Những yếu tố này sẽ góp phần gây rối loạn hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị, gây đau dạ dày.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu cũng có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác như:

Thói quen hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở mẹ bầu

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lý. Mẹ bầu cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến. Tuy có thể khởi phát do nguyên nhân khác nhau nhưng hầu hết đều liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống và thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Do đó, các triệu chứng bệnh lý thường có mức độ nhẹ và ít đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, cơn đau dạ dày khiến người bệnh khó chịu, ăn uống kém, cơ thể suy nhược. Lâu dần khiến cơ thể mẹ bầu sụt cân, suy nhược và ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng đau bao tử thường xuyên còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày và hiệu suất lao động.

Trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày do mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison,… cần tiến hành thăm khám và khắc phục sớm. Việc chủ quan điều trị có thể khiến bệnh lý diễn tiến nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, tắc/ hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

Có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày cho mẹ bầu?

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày thường được kiểm soát tốt bởi các loại thuốc Tây. Tuy nhiên, đa số những thành phần hoạt chất trong thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Chính vì vậy, người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thực tế cho thấy, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn mộ
t số loại thuốc chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai trong trường hợp lợi ích cao hơn rủi ro mang lại. Thuốc thường được chỉ định trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ và gần như chống chỉ định trong cá tam nguyệt đầu tiên.

Việc sử dụng thuốc cho mẹ bầu và một số đối tượng đặc biệt luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc.

Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu bị đau dạ dày

Hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày khi mang thai liên quan đến sự giãn nở của tử cung, ốm nghén, ăn uống không khoa học. Do đó, trước khi tìm đến biện pháp y tế, bạn có thể cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh lý bằng những phương pháp an toàn sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng đau dạ dày. Việc thay đổi thói quen ăn uống không khoa học sẽ giúp đẩy lùi những triệu chứng đau dạ dày, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa đáng kể. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống hợp còn giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có thể giúp mẹ bầu kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả

Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh dành cho mẹ bầu bị đau dạ dày:

2. Một số thảo dược cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa đau dạ dày tại nhà từ các thảo dược tự nhiên. Biện pháp này tận dụng những dược tính có trong thảo dược giúp làm dịu cơn đau vùng thượng vị, giảm bài tiết axit dạ dày quá mức và chống viêm hiệu quả.

Dưới đây là một số mẹo chữa đau dạ dày ở mẹ bầu từ các loại dược liệu tự nhiên, có độ an toàn cao:

Có nhiều loại thảo dược giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên, khi mang thai bạn cần thận trọng khi dùng những dược liệu này. Bơi một vài dược liệu có thể kích thích co bóp tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3. Tăng cường vận động

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn nên hạn chế vận động vì lúc này bào thai vẫn chưa thể bám chặt vào tử cung. Tuy nhiên, sang tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên vận động thường xuyên để kiểm soát cân nặng, cải thiện sự dẻo dai của xương khớp. Bên cạnh đó, vận động còn giúp phòng ngừa những vấn đề tiêu hóa phát sinh trong thai kỳ như táo bón, đau dạ dày, ăn uống kém, đầy hơi,…

Mẹ bầu nên lựa chọn những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga,… để cải thiện tình trạng đau dạ dày

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu nên dành từ 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao. Theo đó, nên lựa chọn những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga,… Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, cải thiện tình trạng đau dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen này còn hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau sinh.

4. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Như đã đề cập, đau dạ dày nói chung và đau dạ dày ở mẹ bầu nói riêng không chỉ chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng mà còn bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt. Để kiểm soát bệnh lý hiệu quả, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

5. Tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết

Đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý khá phổ biến và có thể kiểm soát bằng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt khoa học. Thực tế, rất ít trường hợp mẹ cần cần can thiệp y tế khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau dạ dày tiến triển nặng nề, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà.

Sau khi chẩn đoán lâm sàng và tiến hành một số kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá và đưa và giải pháp điều trị phù hợp. Đối với phụ nữ mang thai, luôn ưu tiên những phương pháp điều trị không sử dụng thuốc. Thay vào đó là tận dụng những thảo dược tự nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên, với những trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc sử dụng một số loại thuốc kiểm soát bệnh lý ít rủi ro.

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạnh nhưng các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần tiến hành thăm khám và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thực đơn cho người đau dạ dày – Ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • 5 biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm nhất và biện pháp phòng ngừa
  • Đau dạ dày cấp: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh nhất
  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Công dụng, Liều dùng, Giá bán

Xem thêm: Bệnh tăng đường huyết nguy hiểm đến mức nào?

Rate this post
Exit mobile version