Về bản chất, viêm họng mãn tính không phải là bệnh nguy hiểm, không làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư. Vậy viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Cùng nghe các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm họng giai đoạn mãn tính là tình trạng viêm nhiễm nặng, không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa, cộm ở trong họng… bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, đây không phải là bệnh lành tính, đơn giản như nhiều người nghĩ. Bởi bệnh kéo dài, tái phát liên tục và không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh dễ tiến triển nặng, gây ra các biến chứng.
Một số biến chứng người bệnh viêm họng mãn tính có thể gặp phải gồm:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm họng mãn tính để lâu ngày sẽ hình thành nhiều hạt, nhiều tổ chức lympho, gây hội chứng áp xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, áp xe thành sau họng (gặp nhiều ở trẻ em).
- Biến chứng tại các cơ quan lân cận: Người bệnh có thể bị viêm xoang, viêm mũi… nếu bị viêm họng mãn tính kéo dài. Tình trạng này nếu gặp ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm và dễ gây biến chứng.
- Biến chứng tại phổi: Viêm họng giai đoạn nhẹ nếu không chăm sóc kỹ, khi bị nhiễm lạnh, vi khuẩn có thể từ họng tiến vào phế quản, phổi. Viêm phổi có thể khiến người bệnh thiếu oxy, suy hô hấp, khó thở, nguy cơ tử vong cao.
- Biến chứng tại tai: Khi vi khuẩn bị truyền từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa dễ gây viêm tai giữa. Biến chứng này thường gặp ở trẻ em vì hệ miễn dịch yếu , sụn vòi nhĩ mềm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây giảm thính giác, chảy mủ ở tai, nặng hơn là tử vong.
- Biến chứng ở tim, thận và khớp: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus A) là tác nhân chính gây ra tình trạng này, có thể gây biến chứng thấp tim, thấp khớp và viêm cầu thận.
- Ung thư vòm họng: Viêm họng mãn tính có gây ung thư không? – Theo bác sĩ Lê Phương, trường hợp này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Viêm họng mãn tính gây tổn thương tế bào, làm tăng sinh mất kiểm soát sẽ gây ra tình trạng ung thư, thường gặp nhất là ung thư vòm họng.
Nguy hiểm hơn, với những tình trạng quá phát, viêm họng hạt mãn tính ngoài những biến chứng điển hình trên, người bệnh còn gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng hơn. Khi các tổ chức lympho các hạt trong niêm mạc bị phình to, viêm nhiễm kéo dài khiến họng sưng to, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu, khạc nhiều đờm, thường xuyên bị đau đầu dữ dội… lâu dần dẫn đến ung thư vòm họng.
Về bản chất viêm họng mãn tính, viêm họng hạt mãn tính không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm khiến bệnh dai dẳng kéo dài sẽ tạo điều kiện hình thành các biến chứng nguy hiểm. Nguy cơ dị tật hoặc tử vong do các biến chứng này không hề hiếm gặp.
Vì vậy cách tốt nhất là chủ động phòng bệnh. Trong trường hợp người bệnh đang bị viêm họng mãn tính, hãy sớm thăm khám và điều trị đúng cách, đúng phương pháp để bệnh được kiểm soát.
Điều trị viêm mãn tính như thế nào triệt để, không tái phát?
Bác sĩ Lê Phương khẳng định bệnh viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để, tuy nhiên người bệnh cần có phác đồ điều trị đúng đắn kết hợp với các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa hiệu quả.
Phương pháp Tây y: Giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ tái phát
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, có đờm… các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc xịt mũi họng, giảm ho loãng đờm tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.
Trong trường hợp bị viêm họng mãn tính có thể đến từ việc nhiễm trùng, tiếp xúc hóa chất độc hại hoặc mắc các bệnh liên quan khác. Như vậy, phương án điều trị có thể là:
- Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho các trường hợp nhiễm trùng
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất kết hợp điều trị triệu chứng
- Với bệnh nhân bị viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi dị ứng… sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh, chống viêm… để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton.
- Ngoài ra với những người hút thuốc lá, uống rượu lâu năm thì cần phải loại bỏ những tật xấu này.
Chữa viêm họng mãn tính bằng đông y: Điều trị nguyên nhân, ngăn ngừa tái phát
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm họng mãn tính chủ yếu là do đàm nhiệt tích tụ lâu ngày làm tổn thương phế âm. Khi đó, nếu các tác nhân bên ngoài như tà khí, phong tà xâm nhập dễ gây viêm họng mãn tính. Vì thế để điều trị triệt để và không tái phát, Đông y sử dụng phương pháp thanh nhiệt hóa đàm, thanh phế, lương huyết, bổ tỳ thận, tác động vào tận gốc rễ để chữa bệnh.
Hiện nay phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ lại phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Nhiều bài thuốc có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị triệt để bệnh viêm họng mãn tính, trong đó có thể kể đến bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang (Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam).
Thanh hầu bổ phế thang là sự kết hợp của nhiều loại dược liệu có công dụng rất tốt trong điều trị viêm họng mãn tính như: Kiết cánh, xích thược, bạc hà, liên kiều, quất hồng bì, bạch cương tàm, phật thủ, sơn trà, tân chỉ…
Các thành phần dược này có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, hóa đàm, chỉ khái rất hiệu quả. Đặc biệt, sau nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ của Trung tâm Đông y Việt Nam đã tìm ra tỷ lệ vàng để kết hợp các vị thuốc này vừa làm tăng công dụng chữa bệnh, vừa hạn chế tối đa độc tính trong mỗi vị. Nhờ vậy, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang mang tới công dụng:
- Chấm dứt tình trạng sưng đau, ngứa rát vùng cổ họng
- Tiêu viêm, tiêu đờm, giảm ho
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ
- Chấm dứt các đợt cấp của bệnh viêm họng mãn tính
- Tái tạo và làm lành vùng niêm mạc họng bị tổn thương
- Thanh phế, bổ tỳ, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh, giúp chữa bệnh triệt để, phòng ngừa bệnh tái phát.
Đặc biệt, thảo dược sử dụng trong bài thuốc có nguồn gốc 100% tự nhiên, được trồng và thu hái tại các vườn dược liệu đạt chuẩn WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên, Ba Vì… Quy trình thu hái và sơ chế dược liệu đều được thực hiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Dược điển Quốc tế. Nhờ vậy, bài thuốc luôn phát huy tối đa công dụng chữa bệnh đồng thời hạn chế tác dụng phụ, không gây tổn hại đến người bệnh.
Với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú và người già hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải lo ngại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, sức khỏe thai nhi như khi sử dụng kháng sinh hay thuốc tân dược.
Bên cạnh đó, với mỗi bệnh nhân, mỗi thể trạng bệnh, các bác sĩ tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam sẽ điều chỉnh hoặc gia giảm thành phần bài thuốc cho phù hợp. Chẳng hạn với bệnh nhân là trẻ nhỏ, các bác sĩ có thể thêm các thành phần giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng. Với phụ nữ có thai, một số thành phần như đỗ trọng, a giao, ngải diệp, tang ký sinh… sẽ được tăng cường để dưỡng thai, giảm đau, an thai.
Hiện nay, hiệu quả của bài thuốc đã được kiểm nghiệm thực tế trên hơn 30.000 bệnh nhân. Hơn 80% trong số đó đã khỏi hoàn toàn bệnh viêm họng mãn tính sau khi dùng thuốc từ 40 – 120 ngày.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Viêm họng mãn tính có thể tái phát bất cứ khi nào, chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như: Sức đề kháng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi, cơ thể mệt mỏi,…
Do vậy để kiểm soát được bệnh viêm họng mãn tính hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện và điều trị bệnh từ kịp thời.
- Tuân thủ theo đúng nguyên tắc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
- Đánh răng và súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần/ngày. Điều này không chỉ giúp giữ vệ sinh răng miệng mà còn hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh viêm họng mãn tính hiệu quả.
- Tích cực điều trị các bệnh lý gây viêm họng như: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan, viêm thanh quản, nghẹt mũi,…
- Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên ăn nhiều loại thực phẩm có tính kháng viêm diệt khuẩn như: Tỏi, mật ong, gừng, nghệ, bạc hà, húng chanh,… vào chế độ ăn hằng ngày.
- Nên uống nhiều nước, ưu tiên sử dụng nước ấm, nước trái cây, các món canh, súp…
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống lạnh để tránh gây kích thích niêm mạc cổ họng.
- Trong thời gian điều trị bệnh nên ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có ga,…. bởi những loại thực phẩm này không chỉ làm hệ miễn dịch bị suy giảm mà còn khiến các vết thương ở cổ họng lâu lành.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng, bàn chân,….
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc gây bệnh. Vào mùa hè, bạn nên sử dụng đèn xông hơi nước hoặc đèn xông tinh dầu trong phòng ngủ có điều hòa để tránh làm khô mũi và cổ họng.
- Tích cực rèn luyện các bộ môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, gym, yoga,… để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi có tiếp xúc ở nơi công cộng nhằm phòng ngừa khả năng lây nhiễm vi khuẩn, virus.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm, hen suyễn,… Nếu phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2m. Đồng thời không dùng chung các vật dụng như thìa đũa, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp được thắc mắc bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và phương pháp điều trị bệnh. Đây là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp, nhất là trong thời điểm biến đổi khí hậu như hiện nay. Tuy nhiên đây không hẳn là bệnh lý lành tính vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Do đó cần chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh sớm. Ngay khi thấy những triệu chứng khó chịu của bệnh hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xử lý tốt nhất.
Xem thêm: Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị