Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa và cách trị hiệu quả, an toàn
Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên với những ai có làn da mẫn cảm. Phát hiện nhanh chóng các biểu hiện bất thường và tìm cách điều trị hiệu quả, an toàn là việc cần làm ngay nếu bạn thấy trên da mặt xuất hiện ngày càng dày đặc những mẩn đỏ ngứa.
Triệu chứng dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
Da mặt là một vùng da khá nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói và bụi bẩn cũng như các loại mỹ phẩm, kem chống nắng hàng ngày. Vùng da này rất dễ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Khi bị dị ứng da mặt mẩn đỏ và ngứa, người bệnh có thể ngay lập tức phát hiện điều bất thường nếu thấy trên mặt xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Trên da mặt có những mẩn đỏ, có thể rải rác hoặc tập trung tại một vùng da.
- Nổi mề đay kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát thôi thúc người bệnh liên tục gãi.
- Mụn nước, thậm chí nặng hơn là mụn có chứa mủ cho thấy khả năng da đã bị viêm nhiễm.
- Biểu hiện dị ứng có thể lan xuống cổ, tay, lưng, bụng, chân hoặc toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng kể trên được trình bày theo mức độ nghiêm trọng tăng dần. Theo đó, nếu thấy da mặt và cơ thể có càng nhiều dấu hiệu kể trên thì tình trạng càng trầm trọng.
Vì vậy, ngay khi thấy da mặt xuất hiện mẩn đỏ kèm ngứa rát là bạn phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị nếu cần thiết.
Đừng chủ quan để bệnh diễn biến xấu và đe dọa khả năng làn da mặt bị phá hủy nếu viêm nhiễm nặng.
Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẩn đỏ và ngứa trên mặt. Bước đầu xác định chính xác nguyên nhân gây ra là mấu chốt giúp người bệnh điều trị hiệu quả.
Theo đó, nếu thấy mẩn ngứa trên mặt, bạn hãy thử nhìn nhận và đánh giá xem có phải nguyên nhân là một trong những thông tin được liệt kê dưới đây:
- Dị ứng mỹ phẩm: Đây là lý do chính gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa trên mặt. Khi sử dụng mỹ phẩm nếu không lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da hoặc làn da quá nhạy cảm thì khả năng dị ứng rất cao.
- Dị ứng thức ăn: Các nhóm thực phẩm tiêu biểu là trứng, sữa, hải sản (đặc biệt loại có vỏ), đậu phộng… thường gây ra hiện tượng dị ứng. Mức độ nhẹ có thể là ở mặt, vùng lưng, bụng hoặc lan ra toàn bộ cơ thể.
- Dị ứng thuốc: Thành phần thuốc Tây rất đa dạng, ngoài hoạt chất chính, trong mỗi sản phẩm dược còn bao gồm đa dạng các phụ gia, tá dược. Khi cơ thể quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc thì sẽ gây ra những phản ứng, trong đó có biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa.
- Dị ứng thời tiết: Người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ nóng chuyển sang lạnh. Không chỉ vùng da mặt mà thông thường người bị dị ứng thời tiết bị nổi mẩn ngứa, mề đay khắp toàn thân, nhất là những vùng da lộ ra bên ngoài như tay, chân.
- Da mặt nhạy cảm quá mức: Sự nhạy cảm quá mức của da mặt cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy. Cụ thể, vùng da mặt ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài như hóa chất, mỹ phẩm, bụi bẩn, phấn hoa hay lông chó, mèo là có thể nổi mẩn ngứa ngay.
- Da mặt quá khô: Da không được cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết sẽ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Điều này sẽ khiến da yếu dần và dễ chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.
- Da lão hóa: Ở tuổi trung niên, da từng bước lão hóa dần, các cơ mặt cũng bắt đầu trở nên lỏng lẻo tạo nên các nếp nhăn. Lớp biểu bì trở nên mỏng hơn, quá trình tổng hợp lipid giảm dẫn đến các chức năng của da suy giảm và dễ bị dị ứng nổi mẩn ngứa.
- Vệ sinh da mặt không tốt: Da mặt thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng và các loại mỹ phẩm trang điểm. Nếu mỗi ngày không được vệ sinh sạch sẽ thì các bụi bẩn, chất độc hại sẽ tích tụ trên da, lâu dần sẽ hình thành viêm nhiễm khiến da nổi mẩn đỏ, mụn, mủ.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân có thể là thủ phạm gây ra hiện tượng dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa. Ngay khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường trên da thì bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân, tình trạng để tiến hành chữa trị kịp thời.
Da mặt bị dị ứng nổi mẩn đỏ có sao không? Có nguy hiểm không?
Nếu bị dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa mà không chữa trị thì có sao không? Đừng chủ quan coi thường tác động của tình trạng da liễu này!
Khi dị ứng da mặt không được ngăn chặn hiệu quả, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng nguy hiểm:
- Da mặt bị phá hủy nghiêm trọng, viêm nhiễm lan rộng khiến người bệnh không chỉ ngứa ngáy mà còn đau nhức.
- Gương mặt là một tiêu chí nhằm đánh giá vẻ ngoài của một con người. Khi mặt chi chít mẩn đỏ, mụn chắc hẳn sẽ gây mất thẩm mỹ.
- Da mặt không được mịn màng và trắng sáng sẽ khiến bạn mất tự tin, trở nên rụt rè trong giao tiếp hàng ngày.
- Hiệu suất học tập, lao động bị giảm.
- Nếu tình trạng dị ứng, viêm nhiễm không được giải quyết, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư da khi các kết cấu của da bị phá hủy dần dần, da không còn sức đề kháng và độ đàn hồi.
Phương pháp điều trị dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
Để điều trị hiệu quả hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da mặt và ngăn chặn kịp thời các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần xác định nguyên nhân, tình trạng nổi mẩn của mình để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu mức độ nổi mẩn, ngứa ngáy còn nhẹ thì có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa trị ngay tại nhà. Còn khi tình trạng nổi mẩn, ngứa đã phát triển nghiêm trọng trên da mặt thì cần thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.
Quy tắc trong điều trị là ngừng tiếp xúc với các dị nguyên, làm thoáng và sạch lỗ chân lông, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm còn trú ngụ trên da, dưỡng da dịu nhẹ bằng các loại thảo dược hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giúp da mặt phục hồi, sức đề kháng tốt hơn.
Trong trường hợp viêm nhiễm hoặc tình trạng dị ứng quá nghiêm trọng thì phải sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa da mặt bị dị ứng nổi mẩn đỏ tại nhà
Đối với tình trạng dị ứng trên da mặt, dân gian có rất nhiều mẹo khác nhau nhưng nhìn chung là đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà, khá dễ kiếm mà không tốn nhiều thời gian thực hiện.
- Nha đam: Nha đam hay còn có tên là lô hội. Đây là một loại thảo dược được sử dụng rất nhiều trong việc làm đẹp da. Bằng việc lấy phần ruột trong lá nha đam và bôi trực tiếp lên mặt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bạn đã có thể xoa dịu các kích ứng trên da đồng thời các dưỡng chất của nhựa đam sẽ thẩm thấu và giúp làn da căng mịn và giàu sức sống hơn.
- Yến mạch: Mặt nạ yến mạch là một gợi ý thích hợp cho những ai đang bị nổi mẩn ngứa trên mặt. Mẹo thực hiện cũng khá đơn giản. Theo đó, bạn trộn một muỗng bột yến mạch cùng một phần sữa chua sao cho sau khi khuấy đều thì tạo nên một hỗn hợp hơi sệt. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên mặt rồi rửa sạch lại sau 15-20 phút.
- Khổ qua: Khổ qua hay mướp đắng là một món ăn thanh mát rất tốt cho cơ thể. Tinh chất trong loại quả này còn giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng trên da – một công dụng mà không phải ai cũng biết đến. Bằng việc thái nhỏ và xay nhuyễn mướp đắng sau khi lọc bỏ ruột, cho thêm một ít nước rồi đổ dung dịch vào khay đá, để vào ngăn đông. 3 lần mỗi ngày lấy một viên đá rồi chà nhẹ lên mặt đến khi đá tan hết.
- Lòng trắng trứng gà: Lọc phần lòng trắng trứng gà riêng rồi đánh đều tới khi nổi bọt, bôi trực tiếp hỗn hợp này lên mặt là bạn đã có một loại mặt nạ hữu ích giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên mặt đồng thời làm da thông thoáng hơn. Một cách khác là dùng lòng trắng trứng gà trộn đều với một thìa bột trà xanh rồi thoa lên mặt. Trà xanh có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt sẽ giúp từng bước giải quyết các triệu chứng dị ứng.
- Sữa chua: Sữa chua đắp mặt là mẹo khá quen thuộc với các chị em khi muốn có một làn da đẹp và mịn màng. Sự mát lạnh của sữa chua khi đắp lên mặt sẽ xoa dịu làn da đang bị dị ứng. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn ẩn nấp trên làn da khiến tình trạng viêm nhiễm giảm hẳn.
- Dầu dừa: Khả năng cấp ẩm cho da của dầu dừa đã được thừa nhận. Chính vì vậy mà dầu dừa được sử dụng để đặc trị những vùng da khô, nứt nẻ và nhạy cảm như môi, mặt hay tay. Trong trường hợp đang bị dị ứng, da mặt sẽ phải chịu một sự kích ứng không nhẹ. Dầu dừa sẽ dưỡng ẩm giúp kích ứng giảm hẳn mà làn da lại trở nên đàn hồi tốt hơn.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tuyệt vời. Chỉ cần bôi trực tiếp một thìa mật ong lên mặt kết hợp massage nhẹ nhàng là tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, một số người có cơ địa quá nhạy cảm, có thể dị ứng với các thành phần kể trên nên trước khi đắp các loại mặt nạ tự làm này, cần thử trên một vùng da ở mu bàn tay hoặc khuỷu tay trong khoảng 24 tiếng. Nếu không thấy biểu hiện bất thường thì có thể sử dụng bình thường.
Ngoài các mẹo kể trên, người bị dị ứng nổi mẩn trên mặt cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như chườm lạnh; xông hơi với lá bạc hà, lá trầu không hay các loại tinh dầu (hoa hồng, hoa nhài, tràm trà…)
Bài thuốc Đông y chữa dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
Mặt bị dị ứng mẩn đỏ ngứa ở tình trạng nặng thì các mẹo dân gian không còn hiệu quả nữa. Lúc này, việc thăm khám và điều trị theo các phương pháp khác là tất yếu.
Trong Đông y, dị ứng có căn nguyên là do phong hàn bên ngoài xâm nhập vào, cơ thể lúc này lại đang bị huyết nhiệt nên dẫn tới xung đột, nội tạng bất ổn và sức đề kháng kém khiến tình hình ngày một xấu đi và phát tác ra bên ngoài là biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Đông y sử dụng các vị thuốc từ thảo dược tự nhiên sẽ lấy lại cân bằng âm dương cho cơ thể, hỗ trợ gan thận đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe cho làn da từ đó đẩy lùi các triệu chứng dị ứng.
Các bài thuốc Đông y khá lành tính nhưng cần thời gian mới phát huy tác dụng nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
Điều trị dị ứng theo Tây y
Tây y thì sử dụng các loại thuốc dị ứng “đánh thẳng” và chặn đứng quá trình sản sinh histamin gây nổi mẩn và ngứa khi cơ thể bị dị ứng.
- Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn cơ thể giải phóng histamin – chất làm trên da xuất hiện các mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa.
- Thuốc Corticoid: Là thuốc kháng viêm, sẽ ngăn chặn tình trạng da viêm, sưng.
- Kem bôi dưỡng da: Nhằm hỗ trợ da trong quá trình mắc bệnh lý, giúp da khỏe hơn để các triệu chứng dị ứng không có thời cơ phát triển nhanh chóng.
Thuốc Tây y nhanh chóng ngăn chặn các triệu chứng của dị ứng nhưng nhược điểm là ẩn chứa những tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Lưu ý khi bị dị ứng da mặt mẩn đỏ
Ngoài việc xác định nguyên nhân và điều trị dị ứng da mặt nổi mẩn đỏ ngứa, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý tới những thói quen sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công cuộc đẩy lùi dị ứng.
- Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
- Ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc nếu dùng thì cần tẩy trang sạch.
- Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da.
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau xanh.
- Hạn chế uống bia, rượu hay bất cứ đồ uống có cồn nào.
- Che chắn vùng da mặt khi ra ngoài trời nắng hay tiếp xúc môi trường có nhiều khói bụi.
- Có thể thải độc, xông hơi da mặt để da sạch và thoáng hơn.
- Trong thời điểm da bị dị ứng khá nhạy cảm, không nên nặn mụn hay tác động mạnh vào da như gãi nhiều gây trầy xước.
Nắm rõ những thông tin trong bài viết này là bạn đã có được những kiến thức cần thiết để ứng phó với tình trạng dị ứng da mặt nổi mẩn đỏ ngứa một cách hiệu quả.
ĐỌC THÊM
- 6 Cách Chữa Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhất
- 7 Cách chữa dị ứng da mặt bằng nghệ hiệu quả, người bệnh nên thử
Xem thêm: Ung thư tinh hoàn – bệnh nguy hiểm luôn rình rập quý ông
Tin mới nhất
- Làm sao để sống chung với polyp túi mật?
- 12 thực phẩm giàu carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe!
- Đông Trùng Hạ Thảo Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gan Nhiễm Mỡ
- 5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe
- Chữa vi khuẩn HP bằng nghệ có tiêu trừ được vi khuẩn?
- Top 9+ thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung được các chuyên gia khuyên dùng
- Nấm lim xanh giúp giảm tác dụng phụ sau xạ trị và hóa trị ung thư
- 7 sữa dưỡng thể chất lượng được ưa chuộng hiện nay
- Nấm lim xanh chữa bệnh gan sự thật nấm lim xanh có tác dụng gì?
- 9 món ăn sáng có hại cho vòng eo của bạn
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nước uống cho người tiểu đường: Điểm danh 10 loại cực tốt
- TIN TỨC UNG THƯ Làm sao để phân biệt hen suyễn và COPD?
- Cách sắc nấu và sử dụng nấm lim xanh Cách nấu nước nấm lim xanh với cách uống nấm lim xanh đúng đắn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 20 lý do khiến đường huyết không ổn định