Ít tinh trùng
Ít tinh trùng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ít tinh trùng, bao gồm những bất thường về cấu trúc giải phẫu, rối loạn hormone sinh dục, khiếm khuyết di truyền và suy giảm khả năng tình dục do tâm lý hoặc sinh lý. Tỷ lệ vô sinh hiện nay ngày càng cao, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do ít tinh trùng. Các tác động của yếu tố môi trường, hóa chất và bệnh lý làm cho tình trạng ít tinh trùng ngày càng phổ biến.
Ít tinh trùng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ít tinh trùng, bao gồm những bất thường về cấu trúc giải phẫu, rối loạn hormone sinh dục, khiếm khuyết di truyền và suy giảm khả năng tình dục do tâm lý hoặc sinh lý. Tỷ lệ vô sinh hiện nay ngày càng cao, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do ít tinh trùng. Các tác động của yếu tố môi trường, hóa chất và bệnh lý làm cho tình trạng ít tinh trùng ngày càng phổ biến.
Tìm hiểu chung
Ít tinh trùng là bệnh gì?
Ít tinh trùng có nghĩa là lượng tinh trùng có trong tinh dịch xuất ra khi đạt cực khoái ít hơn bình thường.
Ít tinh trùng là bệnh gì?
Ít tinh trùng có nghĩa là lượng tinh trùng có trong tinh dịch xuất ra khi đạt cực khoái ít hơn bình thường.
Tình trạng hoàn toàn không có tinh trùng được gọi là bể tinh. Số lượng tinh trùng được xem là thấp hơn so với bình thường khi lượng tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch ít hơn 15 triệu.
Ít tinh trùng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh thành công. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông có ít tinh trùng vẫn có thể thụ tinh được.
Tình trạng hoàn toàn không có tinh trùng được gọi là bể tinh. Số lượng tinh trùng được xem là thấp hơn so với bình thường khi lượng tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch ít hơn 15 triệu.
Ít tinh trùng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh thành công. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông có ít tinh trùng vẫn có thể thụ tinh được.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ít tinh trùng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh ít tinh trùng là:
- Giảm chức năng tình dục, ví dụ nhưxuất tinh sớm hoặc khó duy trì sự cương cứng (rối loạn chức năng cương dương);
- Đau, sưng hoặc có một khối u ở tinh hoàn;
- Số lượng lông mặt hoặc lông trên cơ thể giảm cũng như có các dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể hoặc nội tiết tố.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Có vấn đề về sự cương cứng hoặc xuất tinh, giảm ham muốn hoặc các vấn đề khác về chức năng tình dục;
- Đau, khó chịu, có khối u hoặc sưng ở tinh hoàn;
- Tiền sử bệnh về tinh hoàn, tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề tình dục;
- Phẫu thuật, vùng bẹn, tinh hoàn, dương vật hoặc bìu.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ít tinh trùng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh ít tinh trùng là:
- Giảm chức năng tình dục, ví dụ nhưxuất tinh sớm hoặc khó duy trì sự cương cứng (rối loạn chức năng cương dương);
- Đau, sưng hoặc có một khối u ở tinh hoàn;
- Số lượng lông mặt hoặc lông trên cơ thể giảm cũng như có các dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể hoặc nội tiết tố.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Có vấn đề về sự cương cứng hoặc xuất tinh, giảm ham muốn hoặc các vấn đề khác về chức năng tình dục;
- Đau, khó chịu, có khối u hoặc sưng ở tinh hoàn;
- Tiền sử bệnh về tinh hoàn, tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề tình dục;
- Phẫu thuật, vùng bẹn, tinh hoàn, dương vật hoặc bìu.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ít tinh trùng?
Việc sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi tinh hoàn cũng như vùng dưới đồi và tuyến yên (cơ quan trong não bộ sản xuất hormone kích hoạt sản sinh tinh trùng) hoạt động bình thường. Một khi tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn, ống dẫn tinh sẽ vận chuyển chúng vào ống phóng tinh và chờ đến khi xuất ra khỏi dương vật. Bất kỳ hệ thống nào gặp trục trặc cũng có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra, tinh trùng cũng sẽ có hình dạng, chuyển động (nhu động) hoặc chức năng bất thường.
Một số vấn đề về sức khỏe và điều trị y tế có thể gây ra tình trạng ít tinh trùng, bao gồm:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tình trạng này là sưng tĩnh mạch dẫn máu ở tinh hoàn và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô sinh ở nam, kết quả là chất lượng tinh trùng bị giảm;
- Nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây trở ngại cho qúa trình sản xuất tinh trùng, sức khỏe của tinh trùng hoặc gây ra sẹo hẹp ống dẩn tinh cản trở sự di chuyển của tinh trùng;
- Vấn đề xuất tinh. Xuất tinh ngược xảy ra khi tinh trùng đi ngược vào bàng quang lúc cực khoái thay vì xuất ra ở phần đầu của dương vật. Điều kiện sức khỏe có thể gây ra xuất tinh ngược, bao gồm cả bệnh tiểu đường, tổn thương cột sống, phẫu thuật của bàng quang, tuyến tiền liệt hay niệu đạo;
- Thuốc. Thuốc hạ huyết áp (thuốc chẹn alpha), liệu pháp testosterone thay thế, sử dụng dài hạn steroid tổng hợp , thuốc chống ung thư (hóa trị), một số loại thuốc kháng nấm và thuốc kháng sinh, một số loại thuốc loét và các thuốc khác có thể làm giảm việc sản xuất tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới;
- Kháng thể tấn công tinh trùng. Kháng thể kháng tinh trùng là những tế bào hệ miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là có hại và cố gắng tiêu diệt chúng;
- Khối u. Bệnh ung thư và các khối u ác tính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản nam giới. Phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị để điều trị các khối u cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới;
- Tinh hoàn lạc chỗ. Trong quá trình phát triển của thai nhi, một hoặc cả hai tinh hoàn đôi khi không đi xuống bìu mà lại nằm ở bụng. Người đàn ông mắc phải tình trạng này có nguy cơ cao bị giảm khả năng sinh sản;
- Mất cân bằng hormone. Vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn sản xuất kích thích tố cần thiết để tạo ra tinh trùng. Sự thay đổi trong những hormone này, cũng như từ các hệ thống khác như tuyến giáp và tuyến thượng thận, có thể làm thuyên giảm quá trình sản xuất tinh trùng;
- Ống vận chuyển tinh trùng bị lỗi. Các ống mang tinh trùng bị chặn do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương vô tình do phẫu thuật, nhiễm trùng trước, chấn thương hay phát triển bất thường, chẳng hạn như bệnh xơ nang hoặc điều kiện di truyền tương tự, gây cản trở quy trình vận chuyển tinh trùng;
- Khuyết tật nhiễm sắc thể. Rối loạn di truyền như hội chứng xơ nang Klinefelter, hội chứng Kallmann và hội chứng Kartagener có thể dẫn đến vô sinh;
- Bệnh celiac. Đây là một chứng rối loạn tiêu hóa do sự nhạy cảm với gluten gây ra và có thể dẫn đến vô sinh ở nam. Chế độ ăn không gluten có thể cải thiện khả năng sinh sản;
- Tiền sử phẫu thuật. Một số ca phẫu thuật có thể làm giảm lượng tinh trùng, bao gồm thắt ống dẫn tinh, chữa thoát vị bẹn, bìu hoặc phẫu thuật tinh hoàn, phẫu thuật tuyến tiền liệt và phẫu thuật bụng lớn để điều trị ung thư tinh hoàn và hậu môn.
Việc sản xuất và chức năng của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định, bao gồm:
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ít tinh trùng?
Việc sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi tinh hoàn cũng như vùng dưới đồi và tuyến yên (cơ quan trong não bộ sản xuất hormone kích hoạt sản sinh tinh trùng) hoạt động bình thường. Một khi tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn, ống dẫn tinh sẽ vận chuyển chúng vào ống phóng tinh và chờ đến khi xuất ra khỏi dương vật. Bất kỳ hệ thống nào gặp trục trặc cũng có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra, tinh trùng cũng sẽ có hình dạng, chuyển động (nhu động) hoặc chức năng bất thường.
Một số vấn đề về sức khỏe và điều trị y tế có thể gây ra tình trạng ít tinh trùng, bao gồm:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tình trạng này là sưng tĩnh mạch dẫn máu ở tinh hoàn và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô sinh ở nam, kết quả là chất lượng tinh trùng bị giảm;
- Nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây trở ngại cho qúa trình sản xuất tinh trùng, sức khỏe của tinh trùng hoặc gây ra sẹo hẹp ống dẩn tinh cản trở sự di chuyển của tinh trùng;
- Vấn đề xuất tinh. Xuất tinh ngược xảy ra khi tinh trùng đi ngược vào bàng quang lúc cực khoái thay vì xuất ra ở phần đầu của dương vật. Điều kiện sức khỏe có thể gây ra xuất tinh ngược, bao gồm cả bệnh tiểu đường, tổn thương cột sống, phẫu thuật của bàng quang, tuyến tiền liệt hay niệu đạo;
- Thuốc. Thuốc hạ huyết áp (thuốc chẹn alpha), liệu pháp testosterone thay thế, sử dụng dài hạn steroid tổng hợp , thuốc chống ung thư (hóa trị), một số loại thuốc kháng nấm và thuốc kháng sinh, một số loại thuốc loét và các thuốc khác có thể làm giảm việc sản xuất tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới;
- Kháng thể tấn công tinh trùng. Kháng thể kháng tinh trùng là những tế bào hệ miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là có hại và cố gắng tiêu diệt chúng;
- Khối u. Bệnh ung thư và các khối u ác tính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản nam giới. Phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị để điều trị các khối u cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới;
- Tinh hoàn lạc chỗ. Trong quá trình phát triển của thai nhi, một hoặc cả hai tinh hoàn đôi khi không đi xuống bìu mà lại nằm ở bụng. Người đàn ông mắc phải tình trạng này có nguy cơ cao bị giảm khả năng sinh sản;
- Mất cân bằng hormone. Vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn sản xuất kích thích tố cần thiết để tạo ra tinh trùng. Sự thay đổi trong những hormone này, cũng như từ các hệ thống khác như tuyến giáp và tuyến thượng thận, có thể làm thuyên giảm quá trình sản xuất tinh trùng;
- Ống vận chuyển tinh trùng bị lỗi. Các ống mang tinh trùng bị chặn do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương vô tình do phẫu thuật, nhiễm trùng trước, chấn thương hay phát triển bất thường, chẳng hạn như bệnh xơ nang hoặc điều kiện di truyền tương tự, gây cản trở quy trình vận chuyển tinh trùng;
- Khuyết tật nhiễm sắc thể. Rối loạn di truyền như hội chứng xơ nang Klinefelter, hội chứng Kallmann và hội chứng Kartagener có thể dẫn đến vô sinh;
- Bệnh celiac. Đây là một chứng rối loạn tiêu hóa do sự nhạy cảm với gluten gây ra và có thể dẫn đến vô sinh ở nam. Chế độ ăn không gluten có thể cải thiện khả năng sinh sản;
- Tiền sử phẫu thuật. Một số ca phẫu thuật có thể làm giảm lượng tinh trùng, bao gồm thắt ống dẫn tinh, chữa thoát vị bẹn, bìu hoặc phẫu thuật tinh hoàn, phẫu thuật tuyến tiền liệt và phẫu thuật bụng lớn để điều trị ung thư tinh hoàn và hậu môn.
Việc sản xuất và chức năng của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định, bao gồm:
- Hoá chất công nghiệp. Tiếp xúc nhiều với benzen, toluene, xylene, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn và chì có thể giảm số lượng tinh trùng;
- Tiếp xúc với kim loại nặng. Tiếp xúc với chì hoặc kim loại nặng khác cũng có thể gây ra vô sinh;
- Bức xạ hay X-quang. Tiếp xúc với bức xạ có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Quy trình sản xuất tinh trùng có thể mất vài năm để trở lại bình thường. Tiếp xúc bức xạ liều cao có thể làm hỏng quá trình sản xuất tinh trùng;
- Tinh hoàn quá nóng. Nhiệt độ cao làm giảm quá trình sản xuất và chức năng tinh trùng. Sử dụng phòng tắm hơi hoặc tắm nước nóng thường xuyên có thể làm giảm số lượng tinh trùng;
- Ngồi trong thời gian dài, mặc quần áo chật hoặc làm việc với máy tính xách tay trong thời gian dài.
Các nguyên nhân khác gây bệnh ít tinh trùng bao gồm:
- Sử dụng chất gây nghiện. Steroid tổng hợp dùng để kích thích sức mạnh cơ bắp và tăng trưởng cơ có thể khiến tinh hoàn co lại và làm giảm quá trình sản xuất tinh trùng. Sử dụng cocaine hay cần sa cũng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng;
- Sử dụng rượu. Uống rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone và giảm việc sản xuất tinh trùng;
- Nghề nghiệp. Một số ngành nghề có nguy cơ gây ra vô sinh, bao gồm hàn hoặc những công việc phải ngồi liên tục, chẳng hạn như tài xế lái xe;
- Hút thuốc lá. Những người đàn ông hút thuốc có lượng tinh trùng thấp hơn so với những người không hút thuốc;
- Căng thẳng tâm lý. Tình trạng căng thẳng kéo dài, bao gồm lo lắng về khả năng sinh sản, có thể cản trở các hormone cần thiết, gây thuyên giảm quá trình sản xuất tinh trùng;
- Cân nặng. Béo phì có thể làm giảm khả năng sinh sản theo nhiều cách, trực tiếp ảnh hưởng đến tinh trùng và gây ra những thay đổi nội tiết tố làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
- Hoá chất công nghiệp. Tiếp xúc nhiều với benzen, toluene, xylene, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn và chì có thể giảm số lượng tinh trùng;
- Tiếp xúc với kim loại nặng. Tiếp xúc với chì hoặc kim loại nặng khác cũng có thể gây ra vô sinh;
- Bức xạ hay X-quang. Tiếp xúc với bức xạ có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Quy trình sản xuất tinh trùng có thể mất vài năm để trở lại bình thường. Tiếp xúc bức xạ liều cao có thể làm hỏng quá trình sản xuất tinh trùng;
- Tinh hoàn quá nóng. Nhiệt độ cao làm giảm quá trình sản xuất và chức năng tinh trùng. Sử dụng phòng tắm hơi hoặc tắm nước nóng thường xuyên có thể làm giảm số lượng tinh trùng;
- Ngồi trong thời gian dài, mặc quần áo chật hoặc làm việc với máy tính xách tay trong thời gian dài.
Các nguyên nhân khác gây bệnh ít tinh trùng bao gồm:
- Sử dụng chất gây nghiện. Steroid tổng hợp dùng để kích thích sức mạnh cơ bắp và tăng trưởng cơ có thể khiến tinh hoàn co lại và làm giảm quá trình sản xuất tinh trùng. Sử dụng cocaine hay cần sa cũng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng;
- Sử dụng rượu. Uống rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone và giảm việc sản xuất tinh trùng;
- Nghề nghiệp. Một số ngành nghề có nguy cơ gây ra vô sinh, bao gồm hàn hoặc những công việc phải ngồi liên tục, chẳng hạn như tài xế lái xe;
- Hút thuốc lá. Những người đàn ông hút thuốc có lượng tinh trùng thấp hơn so với những người không hút thuốc;
- Căng thẳng tâm lý. Tình trạng căng thẳng kéo dài, bao gồm lo lắng về khả năng sinh sản, có thể cản trở các hormone cần thiết, gây thuyên giảm quá trình sản xuất tinh trùng;
- Cân nặng. Béo phì có thể làm giảm khả năng sinh sản theo nhiều cách, trực tiếp ảnh hưởng đến tinh trùng và gây ra những thay đổi nội tiết tố làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh ít tinh trùng?
Ít tinh trùng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh ít tinh trùng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ít tinh trùng, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá;
- Uống rượu;
- Sử dụng ma túy;
- Thừa cân;
- Từng hoặc đang bị nhiễm trùng;
- Tiếp xúc với độc tố;
- Tinh hoàn quá nóng;
- Có chấn thương liên quan đến tinh hoàn;
- Bị rối loạn khả năng sinh sản bẩm sinh hoặc di truyền;
- Có tình trạng bệnh nhất định, bao gồm các khối u và bệnh mạn tính;
- Từng được điều trị ung thư, chẳng hạn như bằng phương pháp bức xạ;
- Dùng một số loại thuốc;
- Từng thắt ống dẫn tinh hoặc phẫu thuật vùng chậu;
- Tiền sử bệnh tinh hoàn lạc chỗ.
Những ai thường mắc phải bệnh ít tinh trùng?
Ít tinh trùng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh ít tinh trùng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ít tinh trùng, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá;
- Uống rượu;
- Sử dụng ma túy;
- Thừa cân;
- Từng hoặc đang bị nhiễm trùng;
- Tiếp xúc với độc tố;
- Tinh hoàn quá nóng;
- Có chấn thương liên quan đến tinh hoàn;
- Bị rối loạn khả năng sinh sản bẩm sinh hoặc di truyền;
- Có tình trạng bệnh nhất định, bao gồm các khối u và bệnh mạn tính;
- Từng được điều trị ung thư, chẳng hạn như bằng phương pháp bức xạ;
- Dùng một số loại thuốc;
- Từng thắt ống dẫn tinh hoặc phẫu thuật vùng chậu;
- Tiền sử bệnh tinh hoàn lạc chỗ.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ít tinh trùng?
Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của bạn và đồng thời đề nghị kiểm tra thêm sức khỏe của vợ/chồng bạn để xác định xem ít tinh trùng có phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn không thể thụ tinh được hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể quyết định xem bạn có cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản hay không.
Kiểm tra và chẩn đoán có thể bao gồm những điều sau đây:
- Khám tổng quát về thể chất và tiền sử y tế. Quy trình này bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và hỏi về khiếm khuyết di truyền, các vấn đề sức khỏe mạn tính, bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật nào có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Bác sĩ cũng có thể hỏi về thói quen tình dục và sự phát triển tính dục;
- Phân tích tinh dịch. Số lượng tinh trùng thường được xác định bằng cách kiểm tra tinh dịch dưới kính hiển vi để xem có bao nhiêu tinh trùng xuất hiện trong ô vuông trên một mô hình lưới. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng máy để đo số lượng tinh trùng.
Tùy thuộc vào những kết quả ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để tìm nguyên nhân gây ra ít tinh trùng và các nguyên nhân khác có thể gây vô sinh nam, bao gồm:
- Siêu âm bìu. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để nhìn vào tinh hoàn và các cấu trúc hỗ trợ xung quanh;
- Xét nghiệm hormone. Bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone được sản xuất bởi tuyến yên và tinh hoàn;
- Phân tích nước tiểu sau khi xuất tinh. Tinh trùng trong nước tiểu cho thấy tinh trùng đã đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra dương vật khi xuất tinh (xuất tinh ngược dòng);
- Kiểm tra di truyền. Nồng độ tinh trùng thấp có thể do di truyền. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem có sự thay đổi nào trong nhiễm sắc thể Y – dấu hiệu bất thường về di truyền hay không. Xét nghiệm di truyền cũng có thể được dùng để chẩn đoán các hội chứng khác do bẩm sinh hoặc di truyền;
- Sinh thiết tinh hoàn. Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết từ tinh hoàn bằng kim. Các kết quả của sinh thiết tinh hoàn có thể cho biết quá trình sản xuất tinh trùng có bình thường không. Nếu quá trình sản xuất tinh trùng có vấn đề thì có thể là do sự tắc nghẽn hoặc một vấn đề khác về vận chuyển tinh trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ được sử dụng trong các tình huống nhất định và không thường được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra vô sinh;
- Xét nghiệm kháng thể chống tinh trùng. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các tế bào miễn dịch (kháng thể) tấn công tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng, phương pháp này thường không phổ biến;
- Xét nghiệm chức năng của tinh trùng. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra tinh trùng sống sót như thế nào sau khi xuất tinh, chúng đi vào trứng như thế nào và có vấn đề trong lúc thụ tinh hay không. Phương pháp xét nghiệm này hiếm khi được sử dụng và không thay đổi đáng kể quá trình điều trị;
- Siêu âm qua trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị hình đũa nhỏ có chứa chất bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt và kiểm tra xem ống mang tinh dịch (ống phóng tinh và túi tinh) có bị tắc nghẽn hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ít tinh trùng?
Các phương pháp điều trị gồm có:
- Phẫu thuật. Tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường có thể được phẫu thuật điều chỉnh hoặc chữa tắc ống dẫn tinh.Đối vớitrường hợp không có tinh trùng khi xuất tinh, bác sĩ có thể tiến hành lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn bằng các kỹ thuật phục hồi tinh trùng;
- Điều trị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nhưng không phải lúc nào cũng có thể phục hồi hoàn toàn khả năng sinh sản;
- Điều trị các vấn đề quan hệ tình dục. Thuốc hoặc tư vấn có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản chocác tình trạng như rối loạn chức năng cương cứng hoặc xuất tinh sớm;
- Các liệu pháp hormone và thuốc. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc trong trường hợp vô sinh do nồng độ một số hormone cao hay thấp hoặc các vấn đề về cách cơ thể sử dụng hormone;
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản. Phương pháp này bao gồm việc lấy tinh trùng qua việc xuất tinh bình thường, phẫu thuật hoặc từ các cá nhân tài trợ tinh trùng, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể và mong muốn của bạn. Các tinh trùng này sau đó được đưa vào đường sinh dục nữ hoặc sử dụng cho thụ tinh ống nghiệm hay tiêm tinh trùng vào bào tương.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ít tinh trùng?
Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của bạn và đồng thời đề nghị kiểm tra thêm sức khỏe của vợ/chồng bạn để xác định xem ít tinh trùng có phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn không thể thụ tinh được hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể quyết định xem bạn có cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản hay không.
Kiểm tra và chẩn đoán có thể bao gồm những điều sau đây:
- Khám tổng quát về thể chất và tiền sử y tế. Quy trình này bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và hỏi về khiếm khuyết di truyền, các vấn đề sức khỏe mạn tính, bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật nào có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Bác sĩ cũng có thể hỏi về thói quen tình dục và sự phát triển tính dục;
- Phân tích tinh dịch. Số lượng tinh trùng thường được xác định bằng cách kiểm tra tinh dịch dưới kính hiển vi để xem có bao nhiêu tinh trùng xuất hiện trong ô vuông trên một mô hình lưới. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng máy để đo số lượng tinh trùng.
Tùy thuộc vào những kết quả ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để tìm nguyên nhân gây ra ít tinh trùng và các nguyên nhân khác có thể gây vô sinh nam, bao gồm:
- Siêu âm bìu. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để nhìn vào tinh hoàn và các cấu trúc hỗ trợ xung quanh;
- Xét nghiệm hormone. Bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone được sản xuất bởi tuyến yên và tinh hoàn;
- Phân tích nước tiểu sau khi xuất tinh. Tinh trùng trong nước tiểu cho thấy tinh trùng đã đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra dương vật khi xuất tinh (xuất tinh ngược dòng);
- Kiểm tra di truyền. Nồng độ tinh trùng thấp có thể do di truyền. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem có sự thay đổi nào trong nhiễm sắc thể Y – dấu hiệu bất thường về di truyền hay không. Xét nghiệm di truyền cũng có thể được dùng để chẩn đoán các hội chứng khác do bẩm sinh hoặc di truyền;
- Sinh thiết tinh hoàn. Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết từ tinh hoàn bằng kim. Các kết quả của sinh thiết tinh hoàn có thể cho biết quá trình sản xuất tinh trùng có bình thường không. Nếu quá trình sản xuất tinh trùng có vấn đề thì có thể là do sự tắc nghẽn hoặc một vấn đề khác về vận chuyển tinh trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ được sử dụng trong các tình huống nhất định và không thường được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra vô sinh;
- Xét nghiệm kháng thể chống tinh trùng. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các tế bào miễn dịch (kháng thể) tấn công tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng, phương pháp này thường không phổ biến;
- Xét nghiệm chức năng của tinh trùng. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra tinh trùng sống sót như thế nào sau khi xuất tinh, chúng đi vào trứng như thế nào và có vấn đề trong lúc thụ tinh hay không. Phương pháp xét nghiệm này hiếm khi được sử dụng và không thay đổi đáng kể quá trình điều trị;
- Siêu âm qua trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị hình đũa nhỏ có chứa chất bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt và kiểm tra xem ống mang tinh dịch (ống phóng tinh và túi tinh) có bị tắc nghẽn hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ít tinh trùng?
Các phương pháp điều trị gồm có:
- Phẫu thuật. Tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường có thể được phẫu thuật điều chỉnh hoặc chữa tắc ống dẫn tinh.Đối vớitrường hợp không có tinh trùng khi xuất tinh, bác sĩ có thể tiến hành lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn bằng các kỹ thuật phục hồi tinh trùng;
- Điều trị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nhưng không phải lúc nào cũng có thể phục hồi hoàn toàn khả năng sinh sản;
- Điều trị các vấn đề quan hệ tình dục. Thuốc hoặc tư vấn có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản chocác tình trạng như rối loạn chức năng cương cứng hoặc xuất tinh sớm;
- Các liệu pháp hormone và thuốc. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc trong trường hợp vô sinh do nồng độ một số hormone cao hay thấp hoặc các vấn đề về cách cơ thể sử dụng hormone;
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản. Phương pháp này bao gồm việc lấy tinh trùng qua việc xuất tinh bình thường, phẫu thuật hoặc từ các cá nhân tài trợ tinh trùng, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể và mong muốn của bạn. Các tinh trùng này sau đó được đưa vào đường sinh dục nữ hoặc sử dụng cho thụ tinh ống nghiệm hay tiêm tinh trùng vào bào tương.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ít tinh trùng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng tần suất quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục mỗi ngày hoặc cách ngày, bắt đầu ít nhất bốn ngày trước khi bạn tình rụng trứng để làm tăng cơ hội thụ thai;
- Quan hệ tình dục gần thời kỳ rụng trứng. Một người phụ nữ có thể mang thai trong khi rụng trứng (xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt), điều này sẽ đảm bảo rằng tinh trùng có mặt trong tử cung đến khi thụ thai vì chúng có thể sống nhiều ngày trong đó;
- Tránh các chất bôi trơn. Một số sản phẩm như Astroglide hay K-Y jelly, sữa và nước bọt có thể làm suy yếu sự vận động và chức năng của tinh trùng. Hãy tham khảo bác sĩ về chất bôi trơn tinh trùng an toàn.
Ít tinh trùng là một tình trạng chỉ gặp ở nam giới và đối với họ đây vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm. Nhiều nam giới vẫn từ chối đi khám bệnh khi hiện tượng vô sinh xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ít tinh trùng, một số nguyên nhân sẽ điều trị được và một số thì không. Nếu nguyên nhân gây ít tinh trùng do các bất thường giải phẫu tại cơ quan sinh dục như hẹp ống phóng tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh thì các bác sĩ có thể can thiệp để trả lại chức năng sinh lý bình thường hoặc can thiệp lấy tinh trùng trong mào tinh để làm thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, những trường hợp tinh trùng bị mất chức năng hoặc hoàn toàn không có tinh trùng, bạn có thể cần xin tinh trùng của ngân hàng tinh trùng nếu muốn có con. Điều trị bệnh lý nhạy cảm này rất phức tạp và khó khăn, khả năng thành công tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu như bạn có bất thường nào về sinh lý cũng như lâu có con, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn hoặc vô sinh để được tư vấn chi tiết.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ít tinh trùng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng tần suất quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục mỗi ngày hoặc cách ngày, bắt đầu ít nhất bốn ngày trước khi bạn tình rụng trứng để làm tăng cơ hội thụ thai;
- Quan hệ tình dục gần thời kỳ rụng trứng. Một người phụ nữ có thể mang thai trong khi rụng trứng (xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt), điều này sẽ đảm bảo rằng tinh trùng có mặt trong tử cung đến khi thụ thai vì chúng có thể sống nhiều ngày trong đó;
- Tránh các chất bôi trơn. Một số sản phẩm như Astroglide hay K-Y jelly, sữa và nước bọt có thể làm suy yếu sự vận động và chức năng của tinh trùng. Hãy tham khảo bác sĩ về chất bôi trơn tinh trùng an toàn.
Ít tinh trùng là một tình trạng chỉ gặp ở nam giới và đối với họ đây vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm. Nhiều nam giới vẫn từ chối đi khám bệnh khi hiện tượng vô sinh xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ít tinh trùng, một số nguyên nhân sẽ điều trị được và một số thì không. Nếu nguyên nhân gây ít tinh trùng do các bất thường giải phẫu tại cơ quan sinh dục như hẹp ống phóng tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh thì các bác sĩ có thể can thiệp để trả lại chức năng sinh lý bình thường hoặc can thiệp lấy tinh trùng trong mào tinh để làm thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, những trường hợp tinh trùng bị mất chức năng hoặc hoàn toàn không có tinh trùng, bạn có thể cần xin tinh trùng của ngân hàng tinh trùng nếu muốn có con. Điều trị bệnh lý nhạy cảm này rất phức tạp và khó khăn, khả năng thành công tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu như bạn có bất thường nào về sinh lý cũng như lâu có con, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn hoặc vô sinh để được tư vấn chi tiết.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Ung thư ruột già (ung thư đại tràng)
Tin mới nhất
- Ăn thơm có tác dụng gì? 11 lợi ích của quả thơm khiến bạn bất ngờ
- Hay bị đau mũi là bệnh gì? Cách nhận biết
- Bệnh đau dây thần kinh tọa: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
- 12 thực phẩm chức năng trị bệnh gout tốt nhất 2021
- Chữa yếu sinh lý bằng mật ong – Giúp quý ông tìm lại “bản lĩnh”
- Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách khắc phục
- 10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm
- Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì
- Bệnh lang ben đỏ: Đặc điểm nhận diện và điều trị
- Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Uống rượu bia nhiều – Coi chừng bị hiếm muộn, vô sinh
- TIN TỨC UNG THƯ 15 câu hỏi về ung thư cổ tử cung: Đọc hiểu và Phòng tránh
- TIN TỨC UNG THƯ Ngứa phụ khoa là bệnh gì? Hướng dẫn cách trị tại nhà
- TIN TỨC UNG THƯ Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn