Kẽm và huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt và điều chỉnh lượng kẽm tiêu thụ cho phù hợp.
Kẽm và huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt và điều chỉnh lượng kẽm tiêu thụ cho phù hợp.
Kẽm là một kim loại vi lượng thiết yếu giúp điều chỉnh chức năng tim mạch. Tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít kẽm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì chỉ số huyết áp ở mức bình thường. Để tìm hiểu thêm về mối liên kết giữa kẽm và huyết áp, hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Kẽm và huyết áp có mối liên hệ như thế nào?
Kẽm là khoáng chất phổ biến nhất tồn tại trong cơ thể và chỉ đứng sau sắt. Khoáng chất này được tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Bạn có thể hấp thu kẽm từ các loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày.
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng sinh học của con người như giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa vị giác. Tình trạng thiếu kẽm sẽ dẫn đến chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư thừa kẽm, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc một số căn bệnh nhất định như tim mạch và cao huyết áp.
Kẽm có khả năng tương tác với các khoáng chất khác, ví dụ như hàm lượng kẽm cao sẽ làm giảm lượng đồng trong cơ thể. Nếu thiếu đồng thì tim và mạch máu sẽ dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa kẽm và đồng sẽ góp phần làm tăng huyết áp.
Kẽm là một kim loại vi lượng thiết yếu giúp điều chỉnh chức năng tim mạch. Tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít kẽm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì chỉ số huyết áp ở mức bình thường. Để tìm hiểu thêm về mối liên kết giữa kẽm và huyết áp, hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Kẽm và huyết áp có mối liên hệ như thế nào?
Kẽm là khoáng chất phổ biến nhất tồn tại trong cơ thể và chỉ đứng sau sắt. Khoáng chất này được tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Bạn có thể hấp thu kẽm từ các loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày.
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng sinh học của con người như giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa vị giác. Tình trạng thiếu kẽm sẽ dẫn đến chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư thừa kẽm, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc một số căn bệnh nhất định như tim mạch và cao huyết áp.
Kẽm có khả năng tương tác với các khoáng chất khác, ví dụ như hàm lượng kẽm cao sẽ làm giảm lượng đồng trong cơ thể. Nếu thiếu đồng thì tim và mạch máu sẽ dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa kẽm và đồng sẽ góp phần làm tăng huyết áp.
Kẽm còn được sử dụng cho người bệnh tiểu đường, hen suyễn, quáng gà, mụn trứng cá, chàm, đau đầu nặng, bệnh Alzheimer, hội chứng Down hoặc bệnh hồng cầu liềm.
Kẽm và huyết áp tương tác với nhau như thế nào?
Kẽm có khả năng tương tác với các loại thuốc ức chế men ACE – thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Dùng chất ức chế men ACE như benazepril (lotensin), enalapril (vasotec), moexipril (univasc), quinapril (accupril),… sẽ làm giảm lượng kẽm trong cơ thể.
Kẽm cũng tương tác với thuốc lợi tiểu nhóm thiazide. Uống các loại thuốc này sẽ làm cơ thể mất kẽm qua nước tiểu. Do đó, nếu đang dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ ion trong cơ thể bạn thường xuyên để đảm bảo chúng ở mức an toàn.
Những lưu ý khác về kẽm
Hàm lượng kẽm hấp thu từ các loại thực phẩm hằng ngày nhìn chung là an toàn với cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đối với một người lớn thì lượng kẽm hấp thụ cần thiết là từ 8–11 mg mỗi ngày, còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là từ 2–9 mg mỗi ngày.
Kẽm còn được sử dụng cho người bệnh tiểu đường, hen suyễn, quáng gà, mụn trứng cá, chàm, đau đầu nặng, bệnh Alzheimer, hội chứng Down hoặc bệnh hồng cầu liềm.
Kẽm và huyết áp tương tác với nhau như thế nào?
Kẽm có khả năng tương tác với các loại thuốc ức chế men ACE – thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Dùng chất ức chế men ACE như benazepril (lotensin), enalapril (vasotec), moexipril (univasc), quinapril (accupril),… sẽ làm giảm lượng kẽm trong cơ thể.
Kẽm cũng tương tác với thuốc lợi tiểu nhóm thiazide. Uống các loại thuốc này sẽ làm cơ thể mất kẽm qua nước tiểu. Do đó, nếu đang dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ ion trong cơ thể bạn thường xuyên để đảm bảo chúng ở mức an toàn.
Những lưu ý khác về kẽm
Hàm lượng kẽm hấp thu từ các loại thực phẩm hằng ngày nhìn chung là an toàn với cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đối với một người lớn thì lượng kẽm hấp thụ cần thiết là từ 8–11 mg mỗi ngày, còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là từ 2–9 mg mỗi ngày.
Thông thường, việc tiêu thụ kẽm bất hợp lý có khả năng gây chán ăn, rối loạn máu, các triệu chứng liên quan đến hen, thay đổi chức năng tuyến giáp, thay đổi mức cholesterol, táo bón, chuyển hóa đồng, tiêu chảy, chóng mặt, khô miệng, khô mũi, buồn ngủ, nhức đầu, thay đổi hormone, viêm thận, mất vị giác, các vấn đề về dạ dày, tăng nguy cơ ung thư, nôn mửa, mệt mỏi.
Hàm lượng kẽm trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều kẽm sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. Do đó, điều quan trọng là bạn nên biết cách tiêu thụ kẽm ở mức bình thường.
Thông thường, việc tiêu thụ kẽm bất hợp lý có khả năng gây chán ăn, rối loạn máu, các triệu chứng liên quan đến hen, thay đổi chức năng tuyến giáp, thay đổi mức cholesterol, táo bón, chuyển hóa đồng, tiêu chảy, chóng mặt, khô miệng, khô mũi, buồn ngủ, nhức đầu, thay đổi hormone, viêm thận, mất vị giác, các vấn đề về dạ dày, tăng nguy cơ ung thư, nôn mửa, mệt mỏi.
Hàm lượng kẽm trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều kẽm sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. Do đó, điều quan trọng là bạn nên biết cách tiêu thụ kẽm ở mức bình thường.
Xem thêm: TRÁI CÂY – BÀI THUỐC QUÝ QUANH TA – (P5)