Mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày chắc hẳn là cú sốc lớn với bản thân người bệnh cũng như người thân trong gia đình. Mời bạn đọc tham khảo phác đồ điều trị ung thư dạ dày Bộ Y tế để chủ động hơn trong quá trình chiến đấu với bệnh tật.
Tổng hợp các phương pháp điều trị theo đồ điều trị ung thư dạ dày hiện nay
Trong điều trị bệnh ung thư dạ dày, nguyên tắc chính là loại bỏ hoàn toàn khối u, điều trị triệu chứng và nâng cao sức khỏe cơ thể.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm: Giai đoạn bệnh, sức khỏe của người bệnh nói chung và các bệnh lý nền kèm theo cùng với khả năng của thầy thuốc và các trang thiết bị của bệnh viện.
Dưới đây là phác đồ điều trị ung thư dạ dày theo từng phương pháp cụ thể:
Phẫu thuật
Phẫu thuật (mổ) là là phương pháp phổ biến nhất trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật được chỉ định nhằm mục đích điều trị triệt căn hoặc điều trị triệu chứng cho người bệnh. Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
Đối với các tái phát tại chỗ ở niêm mạc dạ dày, vị trí thực quản – dạ dày hoặc khối di căn gan (trong trường hợp có thể phẫu thuật được), nhiều nghiên cứu y khoa chứng minh việc cắt khối đáp ứng được mục đích nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Các dạng phẫu thuật thường được chỉ định trong phác đồ điều trị k dạ dày như:
Phẫu thuật nội soi:
Cắt u nội soi có thể được thực hiện cho ung thư dạ dày giai đoạn rất sớm (T1a). Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi khi các tế bào ung thư chỉ ở lớp niêm mạc, độ biệt hóa cao và không loét kèm theo, đồng thời u kích thước < 2cm, không có hạch di căn.
Hai hình thức cắt bỏ qua nội soi được thực hiện:
- Phẫu thuật cắt niêm mạc nội soi (Endoscopic mucosal resection – EMD) được chấp nhận với tổn thương nhỏ hơn 10 – 15mm.
- Phẫu thuật cắt hạ niêm mạc nội soi (Endoscopic submucosal resection – ESD) được khuyến cáo cho hầu hết các trường hợp theo hướng dẫn nội soi tiêu hóa của hiệp hội y khoa Châu u ESGE.
Cắt một phần dạ dày:
Khi các khối u T1 không đáp ứng các tiêu chí để cắt bỏ nội soi đòi hỏi phải phẫu thuật. Vết hạch bạch huyết ở các khối u T1 có thể được giới hạn là các hạch bạch huyết vùng tâm vị và các hạch nhóm II.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn IB – III: Cắt dạ dày triệt căn và cắt cả phần tâm vị được khuyến cáo đối với những trường này.
Phẫu thuật cắt gần toàn bộ và cắt toàn bộ dạ dày mở rộng:
Cắt gần toàn bộ dạ dày có thể được chỉ định nếu khoảng cách giữa khối u và đoạn nối tại dạ dày thực quản khoảng 5cm Đối với khối u lan tỏa, khoảng cách là 8cm). Nếu không, cắt toàn bộ dạ dày sẽ được chỉ định.
Theo thống kê lâm sàng, ở các nước châu Á, việc vét hạch D2 dẫn đến kết quả vượt trội hơn so với việc cắt bỏ D1. Sự cắt bỏ D1 (gồm các nhóm hạch bạch huyết quanh dạ dày) và D2 (gồm vét hạch chặng D1 cùng với những nhóm dọc theo dạ dày trái, các động mạch gan, lách và trục celiac).
Hiện tại, phân loại UICC/ AJCC TNM (ở phiên bản thứ bảy) khuyến nghị cắt bỏ tối thiểu 15 hạch bạch huyết để cho phép đánh giá giai đoạn đáng tin cậy này.
Hóa trị tiền phẫu
Hóa trị tiền phẫu với kết hợp platinum/ fluoropyrimidine có thể được chỉ định trong ung thư dạ dày từ giai đoạn IB trở đi. Hoặc cũng là biện pháp điều trị chính khi ung thư đã có di căn xa, hoặc cũng có thể áp dụng như biện pháp điều trị hỗ trợ trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Hóa trị tiền phẫu với FLOT (5FU, Oxaliplatin, Leucovorin, Docetaxel)
giúp cải thiện bệnh tiến triển so với phác đồ ECF/EOX nhưng vẫn ghi nhận độc tính tương đương nhau ở cả 2 nhánh.
Do vậy, FLOT được xem như là phác đồ điều trị ung thư dạ dày chuẩn mới cho chỉ định hóa trị tiền phẫu ung thư hoặc ung thư đoạn nối dạ dày thực quản.
Bên cạnh đó, chưa có bằng chứng khoa học hiện tại này chứng minh cho việc hỗ trợ việc áp dụng liệu pháp trastuzumab trong hóa trị tiền phẫu hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác nhằm mục tiêu sinh học, bao gồm cả các thuốc chống tạo mạch.
Điều trị bổ trợ theo phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Đối với trường hợp ung thư dạ dày ≥ giai đoạn IB đã trải qua phẫu thuật mà không áp dụng hóa chất tiền phẫu, hoá xạ trị sau phẫu thuật (CRT) hay hóa trị bổ trợ được khuyến cáo thì điều trị bổ trợ là cần thiết. Lúc này, xạ trị thường được chỉ định để tiêu diệt số lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại hoặc khi không thể lấy hết bằng phẫu thuật.
Một số nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, khi phối hợp xạ trị với hoá chất 5FU/LV có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống của người bệnh sau mổ. Thậm chí, xạ trị còn được chỉ định để điều trị một số triệu chứng liên quan của ung thư dạ dày như đau đớn, chảy máu hoặc hẹp môn vị.
Hơn nữa, xạ trị có thể áp dụng khi ung thư dạ dày tái phát, ung thư di căn phổi, hạch. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã trải qua hóa trị ung thư dạ dày tiền phẫu thuật, việc bổ sung xạ trị sau phẫu thuật thường không mang lại lợi ích.
Điều trị bệnh tiến triển di căn
Bởi vì ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn IV lan đến các cơ quan ở xa thì việc chữa trị là rất khó khăn. Điều trị trong giai đoạn này với mục đích giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư và giúp giảm thiểu triệu chứng.
Liệu pháp điều trị tại đích hoặc các chỉ định điều trị đặc biệt khác cũng có thể hữu ích trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Trastuzumab (Herceptin) có thể được thêm vào quá trình hóa trị liệu cho những bệnh nhân có khối u dương tính với HER2. Hoặc Ramucirumab (Cyramza) cũng có thể là một lựa chọn tốt.
- Ung thư dạ dày có HER2 dương tính (Tức hóa mô miễn dịch (IHC) 2+/ FISH +, hoặc IHC 3+ ) chiếm 10 – 15% trường hợp. Thử nghiệm ToGA pha III đã chứng minh về sự cải thiện triệu chứng trên lâm sàng và có ý nghĩa về tỷ lệ đáp ứng. Hay nói cách khác PFS và OS với việc bổ sung trastuzumab vào phác đồ cisplatin/ fluoropyrimidine đem lại hiệu quả khả quan.
- Bevacizumab, kháng EGFR và kháng MET/HGF đã không chứng minh được lợi ích kéo dài sự sống thêm cho bệnh nhân.
- Sử dụng các liệu pháp miễn dịch như các chất ức chế nivolumab và PD-1 pembrolizumab có thể có hiệu quả lâu dài cho trường hợp ung thư dạ dày tiến triển. Tuy nhiên, mối tương tác giữa liệu pháp miễn dịch trong ung thư dạ dày và các dấu ấn sinh học đã biết khác như MSI phải được nghiên cứu thêm.
Chỉ định điều trị đặc biệt
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày với các chỉ định điều trị đặc biệt gồm:
- Phẫu thuật khối di căn:
Các phương pháp bổ trợ có thể bao gồm phẫu thuật cắt dạ dày, trong một số trường hợp chỉ định phẫu thuật để giữ cho dạ dày hoặc ruột không bị tắc nghẽn, hoặc kiểm soát triệu chứng chảy máu tại dạ dày.
Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư dạ dày di căn không được hưởng lợi từ việc cắt bỏ phần di căn. Trừ các trường hợp đã được chứng minh có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân trải qua phẫu thuật: Cắt u gan, u phổi và phẫu thuật cắt bỏ các khối u Krukenberg.
Cũng có những trường hợp chiếu chùm tia laser qua ống nội soi giúp phá hủy hầu hết khối u và làm giảm thiểu sự tắc nghẽn mà không cần phẫu thuật. Nếu cần thiết, có thể đặt một ống stent ở nơi thực quản và dạ dày gặp nhau, hoặc ngã ba của dạ dày và ruột non, để giữ cho đường tiêu hóa mở và cho phép thức ăn đi qua dạ dày.
- Di căn phúc mạc:
Hóa trị hoặc xạ trị thường được chỉ định với mục đích giúp thu nhỏ khối u và làm giảm một số triệu chứng bệnh, cũng như giúp bệnh nhân sống lâu hơn nhưng thường sẽ không chữa khỏi triệt để ung thư.
Một số thử nghiệm ngẫu nhiên ở bệnh nhân châu Á đã chứng minh được một lợi ích sống đáng kể đối với hóa trị nội màng bụng (HIPEC) ở những trường hợp ung thư dạ dày có nguy cơ bị tái phát cao.
Đối với trường hợp di căn phúc mạc có thể phẫu thuật lấy nhân di căn kết hợp với HIPEC nhưng cách tiếp cận này chưa được áp dụng tại nước ta.
- Các loại tế bào u kém biệt hóa
Đây là n
hững trường hợp thường có tiên lượng xấu, có thể ít nhạy cảm hơn với hóa trị và CRT. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng y khoa để khẳng định chắc chắn không có hiệu quả khi áp dụng hóa trị liệu tiêu chuẩn hoặc phương pháp phẫu thuật cho những bệnh nhân này.
Lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Các phương pháp điều trị trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày hiện đại giúp loại bỏ khối u tạm thời, nhưng không điều trị tận gốc bệnh ung thư. Bởi trong quá trình điều trị, nếu sót lại chỉ một tế bào thì rất dễ dẫn đến việc ung thư di chuyển đến một vị trí khác gây ra hiện tượng di căn.
Phương pháp điều trị nào cũng sẽ xảy ra một số rủi ro nhất định. Đối với bệnh ung thư dạ dày, bên cạnh rủi ro khi thực hiện, người bệnh khi được chỉ định hóa xạ trị sẽ phải đối mặt với nhất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể như: Buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, da kích ứng, suy giảm sức đề kháng,…
Trên thực tế, đa số các trường hợp ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế các tác dụng phụ đi kèm, cũng như quan tâm đến việc phòng tái phát sau điều trị, hoặc người bệnh luôn trong tình trạng tâm lý tiêu cực không có niềm tin chiến thắng bệnh ung thư. Dẫn đến:
- Trong quá trình điều trị: Bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng suy kiệt, sức khỏe ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đó lý do nhiều trường hợp ung thư tử vong do suy kiệt trước khi tử vong vì tác động của bệnh ung thư.
- Sau quá trình điều trị: Bệnh ung thư dạ dày rất dễ tái phát, di căn sang các bộ phận khác dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn.
Trong suốt quá trình tuân theo phác đồ điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cũng như gia đình cần ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về:
- Phương pháp điều trị và các biện pháp phục hồi chức năng kèm theo.
- Tái khám theo định kỳ để quan sát sự tiến triển của khối u, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và thực hiện các bài tập nâng cao thể trạng.
Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị ung thư dạ dày Bộ Y tế. Hy vọng thông qua những thông tin này đã giúp bạn đọc nắm rõ quá trình điều trị để giúp bản thân cũng như người thân trong gia đình chủ động hơn trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Giải đáp nhanh uống thuốc tránh thai khi cho con bú được không?