Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nhiều chị em. Mặc dù không gây hậu quả và các ảnh hưởng tức thời nhưng nếu không kịp thời điều trị và phòng ngừa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy cụ thể rong kinh là gì, bệnh gây ra do những nguyên nhân nào, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Rong kinh là gì?

Kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt là gì thì hầu như chị em nào cũng biết. Thế nhưng rong kinh là gì thì không phải ai cũng rõ ràng về tình trạng này. Rong kinh là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

Thông thường, số ngày hành kinh của phụ nữ, rơi vào khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu kinh trung bình đo được là 40 – 60ml. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 6 – 8 tiếng thì chị em phải thay băng một lần. Thế nhưng, theo thống kê có đến 14 – 16% phụ nữ có số ngày hành kinh hơn 7 ngày, lượng máu kinh trung bình đo được rơi vào khoảng 80ml. Như vậy, lúc này chị em phải liên tục thay băng sau 2 – 3 tiếng, có nhiều trường hợp còn xuất hiện cục máu đông. 

Rong kinh không chỉ khiến cuộc sống chị em gặp nhiều phiền toái mà còn gây thiếu hụt một lượng lớn máu trong cơ thể. Không chỉ vậy, rong kinh còn có thể là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… Cũng cần phân biệt giữa rong kinh và rong huyết, mặc dù giống nhau về lượng máu và thời gian nhưng rong kinh hoạt động có tính chất chu kỳ, còn rong huyết là tình trạng chảy máu bất chợt không có quy luật.

Dấu hiệu rong kinh

Để xác định mình có gặp phải tình trạng rong kinh hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây:

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ, cụ thể:

1. Do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây rong kinh thường gặp hiện nay, ảnh hưởng lớn đến hoạt động, đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này là những bạn
gái mới có kinh lần đầu và phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. 

Đây là hai độ tuổi có nhiều thay đổi về hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể. Do có sự tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh của estrogen khiến máu kinh chảy nhiều và kéo dài. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do có quan hệ tình dục, mang thai, sinh nở…

2. Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai có chứa hàm lượng progesterone, oestrogen hoặc cả hai với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc người có cơ địa yếu sẽ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rong kinh, rong huyết… Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ, chị em nên đọc kỹ thành phần, chống chỉ định, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Do bệnh phụ khoa

Tình trạng rong kinh ở phụ nữ cũng có thể xuất hiện do các tổn thương thực thể xảy ra ở cơ quan sinh sản. Thường liên quan đến các bệnh lý như:

4. Nguyên nhân khác

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này

Ngoài ba nhóm chính trên, tình trạng rong kinh ở chị em còn có thể xuất phát từ những yếu tố như:

Các loại rong kinh thường gặp

Dựa trên nguyên nhân bệnh, rong kinh được chia thành hai loại chính là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. Trong đó:

Ngoài ra, tình trạng rong kinh cũng thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh con. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt có thể quay lại sớm hoặc muộn. Đôi khi cũng có những trường hợp chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhất là rong kinh. 

Rong kinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nếu không được kịp thời phát hiện, sớm đưa ra các biện pháp hỗ trợ thì rong kinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chị em và gây ra các tác hại sâu đây:

Rong kinh sau sinh là gì?

Rong kinh sau sinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau thời kỳ mang thai, sinh nở

Một trong những trường hợp mà nhiều chị em gặp phải chính là rong kinh sau sinh, xuất hiện sau thời kỳ sinh nở. Thông thường, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại sau 6 tháng sinh con. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhiều chị em rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà nổi bật là rong kinh sau sinh.

Cũng như chứng rong kinh thông thường, rong kinh sau sinh xảy ra khi:

Điều trị rong kinh

Đối với trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần sử dụng thuốc hay các phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không có tiến triển, cơ thể mệt mỏi, đau âm ỉ vùng bụng dưới thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và cách thức điều trị Một số phương pháp điều trị rong kinh có thể kể đến như:

1. Chữa bệnh rong kinh cơ năng

Đối với trường hợp rong kinh cơ năng, chị em chỉ cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Thường là thuốc cầm máu, chống viêm, vitamin kết hợp cùng thói quen ăn uống, lối sống tích cực, khoa học. Tình trạng rong kinh của chị em sẽ nhanh chóng cải thiện mà không cần lo lắng. 

2. Chữa bệnh rong kinh thực thể

Nếu rong kinh do tổn thương ở tử cung, buồng trứng thì các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:

3. Chữa bệnh bằng thảo dược

Với các trường hợp rong kinh cơ năng, sử dụng thảo dược hỗ trợ tốt hơn việc dùng thuốc

Rong kinh được xem là bệnh khi kéo dài và lặp lại ở hai chu kì liên tiếp. Với những trường hợp, mới xuất hiện đặc biệt là rong kinh ở tuổi dậy thì, chị em có thể sử dụng các thảo bồi dưỡng cơ thể, bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị như sau:

Khi nào nên thăm khám bác sĩ

Chị em nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

Chế độ ăn uống dành cho người rong kinh

Như đã đề cập, tình trạng rong kinh của chị em do rong kinh cơ năng tức là do tâm lý, tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết tố có thể cải thiện qua chế độ ăn uống. Những thực phẩm nên và không nên sử dụng bao gồm:

1. Rong kinh nên ăn gì?

Tăng cường ăn nhiều rau củ quả khi bị rong kinh

Khi bị rong kinh, cơ thể chị em sẽ vô cùng mệt mỏi, thiếu máu nghiêm trọng, do đó cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nên ăn những thực phẩm sau đây:

2. Rong kinh không nên ăn gì?

Để tình trạng rối loạn kinh nguyệt không trở nên nghiêm trọng hơn, chị em cần hạn chế, tốt nhất là không sử dụng các thực phẩm sau:

Những lưu ý khi bị rong kinh

Ngoài việc nắm được những thực phẩm nên và không nên sử dụng, chị em còn phải lưu ý một số vấn đề sau: 

Trên đây là một số thông tin về rong kinh, nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc. Hy vọng với
những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này và có cách chăm sóc bản thân phù hợp. Nếu rong kinh kéo dài, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Rối loạn kinh nguyệt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
  • Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân và cách điều trị

Xem thêm: 7 cách giảm đau bao tử ngay lập tức giúp hết đau tức thì

Rate this post
Exit mobile version