Sỏi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và cách điều trị triệt để
Sỏi mật là một trong những bệnh phổ biến đường tiết niệu do sự kết tinh thành dạng tinh thể rắn của cholesterol và các chất khác trong túi mật. Nếu không được điều kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong. Người bệnh cần phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng chính xác để có cách chữa bệnh hiệu quả nhất.
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là tình trạng các muối canxi, sắc túi mật và cholesterol trong túi mật kết tinh thành một thể rắn. Các viên sỏi này “ẩn nấp” rất kỹ nên nhiều bệnh nhân còn không biết mình có sỏi cho đến khi có triệu chứng tắc ống túi mật và bị các cơn đau do viêm làm phiền.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm, bệnh sỏi mật có thể chữa được dứt điểm. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tuyến, ung thư túi mật, viêm túi mật cấp tính viêm tụy… thậm chí là cướp đi sinh mạng của người bệnh.
Các loại sỏi mật
Sỏi mật được hình thành từ các thành phần có trong dịch mật. Vì vậy, hiện có các loại dịch mật chính như sau:
- Sỏi cholesterol: Thành phần sỏi chứa chủ yếu là cholesterol (hàm lượng cholesterol ≥ 70%). Đây là loại sỏi phổ biến nhất, thường có màu vàng, hình thành do lượng cholesterol dư thừa không được hòa tan bởi dịch mật kết tinh lại cùng với 1 số thành phần khác.
- Sỏi sắc tố (sỏi bilirubin): Thành phần sỏi chứa chủ yếu là bilirubin. Khi hàm lượng bilirubin trong mật quá cao, bilirubin sẽ kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật như calci, để hình thành nhân sắc tố. Lâu dần lắng tụ và kết tạo thành những viên sỏi sắc tố với hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau.
- Sỏi hỗn hợp: Đây là loại sỏi có chứa 30 – 70% thành phần sỏi là cholesterol còn lại là bilirubin.
Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả
Nguyên nhân gây sỏi mật
Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên Nhất Nam Y Viện, Nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT Trung ương, cho biết, bệnh sỏi mật xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, các nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi như sau:
Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh sỏi mật có thể do các bệnh lý sau gây ra:
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có lượng chất béo trung tính cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bệnh thừa cân, béo phì: Căn nặng quá tải có thể gây ra các vấn đề về rối loạn mỡ máu, làm tăng cholesterol gây ra hình thành sỏi ở túi mật.
- Bệnh về máu: Người mắc bệnh về máu có thể làm phá hủy hồng cầu và gia tăng số lượng bilirubin trong mật. Đây là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi.
Nguyên nhân do chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thừa hoặc thiếu chất có thể gây ra bệnh sỏi mật. Cụ thể là các thói quen sau:
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không tốt cho gan, mật
- Uống ít nước khiến các chất cặn bã lắng đọng trong cơ thể tạo thành sỏi mật.
- Lạm dụng các chất kích thích, rượu bia gây phá hủy tế bào gan, mật.
Nguyên nhân do tinh thần, thói quen
Những lo âu, căng thẳng dồn nén trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng. Điều này khiến cho quá trình hình kết tinh chất rắn trong túi mật diễn ra nhanh hơn, hình thành nên sỏi.
Mặt khác, những người thường ngồi nhiều, ít vận động làm cho dịch mật ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa. Đây là nguyên nhân sỏi mật chủ yếu, gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi vào ống mật.
Triệu chứng sỏi mật
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, biểu hiện của sỏi túi mật ở mỗi người không giống nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí của sỏi mà những dấu hiệu bệnh cũng khác nhau. Sỏi mật thường gây ra các triệu chứng sau:
- Có thể luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu.
- Nước tiểu có màu đậm, sẫm hơn mọi ngày bình thường.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị. Cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ. Đặc biệt cơn đau tới nhiều sau khi ăn, kể cả khi đi ngủ.
- Người bệnh bị sỏi mật, có triệu chứng vàng da. Tuy vào tiến triển bệnh mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Ngoài vàng da, bệnh sỏi có thể đi kèm theo hiện tượng đi ngoài ra máu, ngứa ngáy.
- Người bệnh có thể bị sốt, cảm lạnh do viêm túi mật hoặc nhiễm trùng đường mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm theo cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều.
Bị sỏi mật đau ở đâu?
Một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của sỏi mật là các cơn đau âm ỉ, nhưng đôi khi lại đau theo từng cơn khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh dạ dày hoặc một số vấn đề về tiêu hóa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu, sỏi túi mật thường gây đau ở vị trí sườn phải, đôi khi lan ra vùng thượng vị. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân, cơn đau còn lan ra vai phải và sau lưng gây không ít mệt mỏi và bất tiện cho sinh hoạt.
Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi mật
Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi mật, nhưng ít gặp hơn ở những người trẻ tuổi. Các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao là:
- Phụ nữ: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật.
- Người thường xuyên có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh.
- Thừa cân hoặc béo phì: Những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25.
- Người trong độ tuổi từ 40 trở lên: Tuổi tác càng cao càng có nhiều khả năng bị sỏi mật.
- Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh viêm ruột mãn tính: Khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.
- Đối tượng có người thân từng bị sỏi mật.
- Người sụt cân nhanh chóng.
- Những người làm công việc văn phòng, ít vận động, ngồi nhiều hoặc những người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày (người thực vật) rất dễ bị tình trạng này.
- Đối tượng bị táo bón thường xuyên: Táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm
tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. - Người bị bệnh lý về gan: Rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan, …), rối loạn mỡ máu.
- Phụ nữ đang mang thai: Do thay đổi nội tiết tố và giảm khả năng co bóp của túi mật do kích thước của thai.
- Người dùng thuốc tránh thai dài ngày: Do thuốc tránh thai làm tăng nội tiết tố estrogen từ đó tăng đào thải cholesterol trong mật.
- Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu): Làm tăng đào thải cholesterol trong dịch mật.
Sỏi mật và biến chứng
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 20% dân số có thể bị sỏi mật một lần trong đời. Nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số đó phát triển triệu chứng, số còn lại gần như không phát ra “tín hiệu” nào. Nếu không thường xuyên thăm khám sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời thì sỏi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây tắc ống dẫn mật: Sự tồn tại của các viên sỏi mật sẽ khiến cho diện tích lòng ống dẫn mật bị tắc nghẽn, gây cản trở quá trình lưu thông dịch mật từ gan tới túi mật, ống mật chủ, xuống tá tràng,…
- Gây thủng đường mật: Ở nhiều trường hợp, các viên sỏi đường mật hình thành với nhiều góc cạnh và kích thước lớn. Khi chúng được cuốn theo dòng lưu thông của dịch mật sẽ gây ra những cọ sát vào thành đường mật gây thủng đường mật.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Sỏi mật gây tắc nghẽn đường dẫn mật nên dịch mật không thể lưu thông xuống tá tràng để đáp ứng cho quá trình tiêu thụ thức ăn ở ruột già. Chính vì thế, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, đau bụng,…
- Gây nhiễm trùng ổ bụng: Hệ lụy này xảy ra khi đường mật bị thủng và dịch mật bị tràn ra ổ bụng, vào các tạng xung quanh. Điều này vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể nguy kịch tới tính mạng, dẫn tới tử vong.
Phương pháp chẩn đoán
Hai hình thức chẩn đoán sỏi mật phổ biến hiện nay là qua hình ảnh và xét nghiệm máu. Cụ thể như sau:
- Siêu âm, chụp cắt lớp: Là hình thức chẩn đoán hiện tượng đau sỏi mật qua hình ảnh. Siêu âm và chụp cắt lớp hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám.
- Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể xác định chính xác chức năng gan cũng như lượng cholesterol trong máu. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu và các phân tích liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị sỏi mật hay không.
Phương pháp điều trị sỏi mật
Sỏi mật chữa như thế nào là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Thực tế, tùy thuộc vào tình trạng sỏi mật của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, tán sỏi (ngoài cơ thể), phẫu thuật lấy sỏi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y và bài thuốc dân gian tại nhà. Dưới đây là các phương pháp điều trị sỏi mật bệnh nhân có thể tham khảo.
Điều trị bằng liệu pháp dân gian
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc trị sỏi mật vừa có tác dụng tan sỏi, vừa ngăn không cho sỏi mới hình thành. Dưới đây là một số bài thuốc được ví như “khắc tinh” của sỏi túi mật:
Đu đủ xanh hấp cách thủy:
- Bước 1: Chuẩn bị một quả đu đủ non, cắt bỏ đầu và đuôi, nhặt sạch hạt bên trong rồi rửa sạch.
- Bước 2: Thêm chút muối vào trong quả đu đủ, sau đó đem hấp cách thủy đến khi chín mềm. Mỗi ngày ăn một quả, duy trì trong 1 tuần để cải thiện kích thước các viên sỏi. Hiệu quả của bài thuốc chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh được dân gian đánh giá cao.
Nước sắc từ quả sung khô:
- Bước 1: Quả sung đem thái miếng rồi phơi khô, sau đó mang sao vàng hạ thổ.
- Bước 2: Dùng 200g sắc cùng 400ml nước lấy 100ml.
- Bước 3: Uống phần nước sắc thu được sau mỗi bữa ăn. Nên duy trì trong khoảng 2-3 tháng để đem lại hiệu quả tích cực.
Nước ép rau ngổ đồng:
- Bước 1: Rau ngổ rửa sạch, đem xay nhuyễn và vắt lấy nước.
- Bước 2: Thêm vào chút mật ong rồi khuấy đều, uống vào buổi sáng sớm khi bụng đói trong 10-15 ngày.
Điều trị sỏi mật bằng Tây y
Hiện nay, Tây y đang áp dụng các biện pháp điều trị sỏi mật bao gồm sử dụng thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể và phẫu thuật. Mỗi biện pháp sẽ được chỉ định phù hợp với cơ địa, tình trạng sỏi
của mỗi bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Thuốc tan sỏi: Thường được áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi mật kích thước nhỏ, sỏi mới hình thành. Tuy nhiên, đây là loại thuốc chữa sỏi mật không được khuyến khích sử dụng.
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Ít được áp dụng trong điều trị sỏi túi mật vì không đem lại hiệu quả cao và có thể gây biến chứng cho người bệnh.
- Gắp sỏi mật qua đường miệng (phương pháp ERCP): Bản chất của phương pháp này là đưa ống nội soi túi mật qua đường miệng, sau đó dùng thủ thuật đẩy sỏi xuống tá tràng để cho sỏi ra ngoài cùng với phân.
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Được áp dụng trong trường hợp sỏi túi mật 6mm hoặc lớn hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3-4 vết có đường kính 0,5-1cm trên thành bụng, sau đó đưa dụng cụ vị trí này để tiến hành nội soi, tránh để lại sẹo sau khi mổ. Mỗi ca mổ sỏi túi mật nội soi chỉ mất khoảng 15-30 phút, người bệnh cần nằm viện theo dõi 1-2 ngày sau mổ.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Khi có dấu hiệu đau sỏi mật, nhiều người thường tìm đến các bài thuốc Đông y vì chúng lành tính, an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không để lại tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y gia truyền đem lại hiệu quả trị sỏi mật tích cực:
Bài thuốc từ uất kim, chi tử và các thảo dược quý
Đây là bài thuốc có tác dụng làm mềm sỏi túi mật, tăng cường chức năng dịch mật, bảo vệ túi mật khỏi tình trạng viêm và nhiễm khuẩn. Đồng thời, với sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý, bài thuốc Đông y này cũng giúp ngăn ngừa sỏi tái phát.
- Thành phần dược liệu: Diệp hạ châu, kim tiền thảo, uất kim mỗi thứ 16g; Chi tử, sài hồ, chỉ xác mỗi thứ 8g; Nhân trần, hoàng bá mỗi thứ 10g.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 600ml nước, lấy 200ml. Chia thành 2 phần và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc từ hạ liên châu, đương quy, đại hoàng
Bài thuốc Đông y trị sỏi mật từ hạ liên châu, đương quy, đại hoàng… có tác dụng chống viêm, bào sỏi và kích thích dịch mật sản sinh.
- Thành phần dược liệu: Đương quy, bạch thược mỗi vị 12g; Nhân trần, râu ngô, hạ liên châu, trinh nữ mỗi thứ 16g; Chỉ xác 8g; Đại hoàng 6g; Chi tử và đan bì mỗi vị 10g.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 500ml, chia thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Nên uống trong 7-10 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Cách điều trị sỏi mật bằng bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Nhất Nam Y Viện Viện là đơn vị nổi tiếng về nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc từ Thái Y Viện triều Nguyễn. Các bài thuốc của Nhất Nam Y Viện nổi bật nhất có bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang.
Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang của Nhất Nam Y Viện không chỉ điều trị bệnh sỏi mật mà thuốc còn giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh.
Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang là sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ: Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi mật, Nhất Nam Bổ Can Hoàn, Nhất Nam Giải Độc Hoàn.
Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi mật:
- Thành phần: Kim tiền thảo, Chỉ xác, Ô dược, Tỳ giải, Ý dĩ, Xích thược, đương quy, Nhân trần, Chi tử, Uất kim…
- Công dụng: Hành khí, hoạt huyết, lợi đởm (lợi mật), bài thạch
Nhất Nam Bổ Can Hoàn:
- Thành phần: Nhân trần, Chi tử, Hạ khô thảo, Long đởm thảo, Ý dĩ, Ngũ vị, Mật nhân, Hạ khô thảo…
- Công dụng: Thanh can, bổ can, lợi mật.
Nhất Nam Giải độc Hoàn:
- Thành phần: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Khổ sâm, Bánh biên liên, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa…
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, tiêu viêm, giảm đau.
Các bài thuốc có công dụng riêng biệt nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến hiệu quả chữa bệnh toàn diện. Tuy theo thể trạng và cơ địa của từng người bệnh, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Nhất Nam Y Viện sẽ tiến hành phối thuốc và gia giảm các thành phần sao cho phù hợp nhất.
Đặc biệt, khi sử dụng bài thuốc đặc trị sỏi mật Nhật Nam Tiêu Thạch Khang của Nhất Nam Y Viện, người bệnh hoàn toàn yên tâm không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Thay vì sử dụng dạng thuốc sắc, Nhất Nam Y Viện đã hỗ trợ người bệnh bào chế thuốc dưới dạng cao và dạng viên. Do vậy, bài thuốc sử dụng vô cùng tiện lợi, phù hợp với người bệnh luôn bận rộn với công việc, không có thời gian để sắc thuốc. Công dụng mang lại toàn diện, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Xem thêm Video chia sẻ của bác sĩ Vân Anh về Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật:
Bị sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì?
Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả trị sỏi mật. Người bị sỏi mật nên uống nhiều nước và tăng cường các nhóm thực phẩm sau:
- Những loại đồ ăn giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa, có tác dụng đào thải Cholesterol
- Ăn nhiều thịt nạc để giảm bớt gánh nặng cho hoạt động co bóp của túi mật
- Các loại rau củ, đồ ăn giàu vitamin A. Ví dụ như: Táo, bưởi, dưa hấu,…
- Thường xuyên ăn bơ, các loại đậu đỗ, đậu bắp…
- Củ cải đường
- Thực phẩm lên men, có nhiều lợi khuẩn đường ruột: Ví dụ: Sữa chua, tương miso…
Ngoài ra, để quá trình điều trị sỏi mật đạt hiệu quả mong muốn, bệnh nhân cũng nên tránh những loại đồ ăn sau:
- Đồ ăn chứa chất tạo sỏi: Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ trứng và sữa
- Thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều cholesterol, các chất béo không có lợi cho sức khỏe
- Các loại gia vị khiến đường tiêu hóa bị kích ứng có vị chua, cay, mặn…
- Cắt giảm bớt tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích để tránh đầu độc gan, mật.
Biện pháp phòng tránh sỏi mật hiệu quả
Sỏi mật là bệnh lý rất phổ biến, có tới hơn 20% dân số sẽ gặp phải bệnh này một lần trong đời. Để phòng tránh sỏi mật, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ. Hạn chế chất béo bão hòa, thay thế bằng các loại chất béo thực vật có trong các loại quả và hạt.
- Luôn uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày nhằm ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi ở thận cũng như túi mật.
- Thường xuyên tập thể dục, tham gia vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Tuyệt đối không bỏ bữa, đảm bảo bữa sáng đủ chất. Vì nếu bỏ bữa sáng, túi mật không co bóp sẽ khiến cho dịch mật dư thừa, làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
- Tránh giảm cân đột ngột bằng chế độ ăn uống khắc nghiệt. Chỉ nên giảm cân từ từ khoảng 0,5-1kg để không làm tích tụ dịch mật, ngăn nguy cơ hình thành sỏi.
- Chủ động tới bệnh viện kiểm tra khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như buồn nôn, tiểu khó, đau bụng,… Bởi đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh sỏi mật.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các nguy cơ hình thành sỏi (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Trên đây là một số thông tin về bệnh sỏi mật. Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh sỏi mật, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quý độc giả còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh sỏi cũng như bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Thang, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp đến Nhất Nam Y Viện, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp cụ thể cho bạn.
Tin mới nhất
- Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị
- Cách phát hiện và phòng ngừa gan nhiễm mỡ
- Củ gai tươi chữa bong màng nuôi khi mang thai
- Mua bán nấm lim xanh ở Sóc Trăng nấm lim Tiên Phước giá bao nhiêu?
- 13 cách giảm đau họng cực nhanh có sẵn tại nhà
- Những điều cần biết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs
- Huyết thanh
- Viêm thận mủ
- Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?
- Ung thư tuỵ