Dị ứng Lactose ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả
Dị ứng Lactose ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón thậm chí là sốc phản vệ sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Vậy nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục bệnh này như thế nào, cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.
Bệnh dị ứng Lactose ở trẻ là gì
Lactose là một loại chất thường có trong đường, sữa bò, dê và sữa mẹ hay phô mai. Chất này đóng một vai trò quan trọng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Hầu hết trong các loại sữa cho trẻ nhỏ hiện nay đều chứa một lượng nhỏ chất này để giúp bé phát triển nhanh và thông minh hơn.
Dị ứng Lactose ở trẻ là tình trạng ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose nên cơ thể hấp thu kém chất này và phản ứng lại bằng các triệu chứng như nôn mửa hay táo bón. Nói một cách đơn giản hơn nếu trẻ sử dụng các sản phẩm, có chứa đường hay sữa như phô mai, sữa công thức mà có các biểu hiện nôn mửa, chóng mặt tiêu chảy thì có thể bé đã bị dị ứng Lactose.
Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nó có thể khiến bé khó chịu, cơ thể yếu thậm chí là suy dinh dưỡng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dị ứng Lactose ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do sự thiếu hụt lactase – một loại enzyme được sản xuất trong ruột non của người có vai trò tiêu hóa đường lactose. Thông thường, khi vào đến dạ dày lactose sẽ được lactase chuyển hóa thành loại đường đơn giản là glucose và galactose. Hai loại đường này sau đó hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.
Tuy nhiên khi thiếu lactase, đường lactose sẽ được đưa đến ngay đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thụ theo quy trình như cũ. Các vi khuẩn tự nhiên tại đại tràng sẽ tương tác với lactose làm nó không thể tiêu hóa được và gây ra các phản ứng ngoài cơ thể như nôn mửa hay táo bón.
Người ta chia 3 loại dị ứng Lactose ở trẻ dựa trên các yếu tố gây bệnh như sau
Không dung nạp lactose nguyên phát
Đây là loại dị ứng lactose phổ biến nhất thường gặp ở trẻ. Tình trạng này có thể xảy ra do gen di truyền, đặc biệt xuất hiện nhiều trên có nguồn gốc châu Á hoặc châu Phi, Tây Ban Nha. Bệnh này cũng phổ biến ở những người gốc Địa Trung Hải hoặc Nam Âu..
Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh và nếu phát hiện sớm và thay thế bằng các sản phẩm phù hợp thì dù lượng enzym lactase thường giảm, nhưng vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn điển hình của bé sau khi lớn. Tuy nhiên lượng lactase này ngày càng giảm mạnh khiến cơ thể vẫn không thể dung nạp được các sản phẩm từ sữa ngay khi đã trưởng thành.
Không dung nạp đường sữa thứ phát
Tình trạng này sẽ xảy ra+ khi ruột non giảm sản xuất lactase sau những chấn thương, bệnh hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Ví dụ như với bệnh celiac do sự phát triển quá mức của vi khuẩn hay bệnh Crohn lđều là những bệnh liên quan đến dị ứng lactose thứ phát ở trẻ.
Với trình trạng này có thể sử dụng một số cách điều trị rối loạn cơ bản để có thể khôi phục mức lactase và cải thiện các triệu chứng và tác hại của bệnh, tuy nhiên thường phải tốn khá nhiều thời gian.
Không dung nạp đường sữa bẩm sinh
Đây là trường hợp ít xảy ra với trẻ nhất. Tình trạng này hầu như chỉ xảy ra do di truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu di truyền gọi là lặn tự phát. Nghĩa là nếu gặp phải loại dị ứng lactose này thì cả mẹ và cha phải truyền cùng một biến thể gen cho con.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lactose ở trẻ
Với những trẻ lớn hơn cũng có thể mắc chứng dị ứng Lactose do một số yếu tố như
- Trẻ sinh non cũng có nguy cơ cao bị dị ứng lactose vì nồng độ enzyme lactase không đủ do ruột non không sản sinh đủ lượng lactose trong ba tháng cuối.
- Mắc một số bệnh về đường ruột như bệnh Crohn, bệnh celiac
- Điều trị các bệnh ung thư bằng xạ trị
Dấu hiệu nhận biết dị ứng Lactose ở trẻ
Trẻ bị dị ứng Lactose có những dấu hiện khá rõ ràng. Hầu như các dấu hiệu này đều biểu hiện ra bên ngoài nên phụ huynh có thể hoàn toàn nhân biết được. Thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 30 phút đến 2 tiếng sau khi bé ăn các sản phẩm có liên quan đến đường sữa. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm
- Đau bụng: Khi lactose được đưa đến trực tràng và tác động qua lại với các vi khuẩn tại đây tạo ra quá trình lên men lactose. Lúc này axit béo mạch ngắn, hydro… được giải phóng đồng thời sự gia tăng của axit và khí dẫn đến đau dạ dày hoặc bị chuột rút. Cơn đau do dị ứng lactose ở trẻ thường nằm quanh rốn hoặc khu vực nửa dưới của bụng.
- Đầy hơi: do sự gia tăng hàm lượng nước và khí trong đại tràng, làm thành ruột giãn ra và gây ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn trớ.
- Tiêu chảy: do sự lên men lactose khiến thức ăn không được tiêu hóa ở đại tràng tích tụ lại làm tăng số lượng phân và tạo các axit béo làm nước trong ruột gây tiêu chảy.
- Táo bón: triệu chứng này là do sự gia tăng sản xuất metan trong đại tràng làm chậm thời gian vận chuyển ở ruột. Tuy nhiên, hầu như tình trạng này chỉ xảy ra ở những cơ địa có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, hay bị hội chứng ruột kích thích.
- Lở miệng: trẻ bị nấm miệng gây đau rát, khó chịu, quấy khóc và không ăn được.
- Một số triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, mất tập trung, khó chịu khắp người, hoặc bệnh chàm eczema,…
Bạn cần lưu ý rằng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ cũng có thể có một vài biểu hiện như trên. Tuy nhiên với trẻ bị ứng ứng với protein trong sữa sẽ có thêm các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người, sưng, phù mặt, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi và xuất hiện ngay khi vừa uống sữa.
Dù trong trường hợp nào cũng nên cho bé dừng uống sữa và đưa đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chữa trị phù hợp nhất!
Tác hại của chứng dị ứng Lactose ở trẻ
Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ hay sữa bò cùng các sản phẩm làm từ đường sữa đóng vai trò qua trọng trong việc giúp bé phát triển về thể chất cũng như chiều cao. Khi cơ thể không thể thu hết đường lactose sẽ khiến trẻ kém bú, khó ngủ, chậm lớn, thiếu máu thiếu sắt, đồng thời còn liên quan đến cả sự phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ.
Các dấu hiệu của bệnh này thường khá giống với một số bệnh thông thường ở trẻ nên nếu không chú ý phụ huynh có thể bỏ qua. Hậu quả là nếu không điều trị kịp thời bé có thể mắc chứng dị ứng đa thức ăn. Nghĩa là không chỉ sữa mà bất cứ loại thức ăn nào từ thịt, tôm, cá, trứng, đậu… đều có thể khiến bé bị dị ứng.
Về lâu về dài hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng có thể xuất hiện. Bé cũng có nguy cơ bị còi xương và suy dinh dưỡng cao. Nguy hiểm nhất là có những trường hợp bé bị dị ứng lactose nặng dẫn tới sốc phản vệ và có thể tử vong.
4. Cách khắc phục bệnh dị ứng Lactose
Để có thể khắc phục và điều trị bệnh này là một quá trình lâu dài bởi hiện tại chưa có thuốc điều trị giúp làm tăng enzym lactase cho cơ thể. Bởi thế phụ huynh cần phải điều chỉnh và thay đổi chế độ ăn một cách phù hợp với tình trạng của bé bằng những cách sau đây
Hạn chế ăn các thực phẩm có đường sữa chứa thành phần lactose
Phụ huynh nên hạn chế cho bé sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng cao lactose để giảm những triệu chứng dị ứng nguy hiểm cho bé.
- Mỗi ngày chỉ nên một lượng sữa nhỏ khoảng 118 ml để hạn chế việc gây ra các vấn đề về tiêu hóa
- Hạn chế các thực phẩm có chứa lactose như đường, sữa, bơ, bánh kem,…
- Uống sữa kết hợp với với các thực phẩm khác để làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như giảm các triệu chứng dị ứng
- Sử dụng một số loại sữa thay thế như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân
- Xem kỹ thành phần các sản phẩm trước khi sử dụng bởi không phải loại sữa nào cũng chứa thành phần như nhau.
- Một số thực phẩm có chứa lượng lactose cao như: váng sữa, phô mai, bơ thực vật, nước trộn salat,kem tươi vv… Hạn chế được các sản phẩm giúp bé giảm nguy cơ dị ứng cao hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp
Phụ huynh có thể nên bổ sung nguồn dưỡng chất cho con thông qua một số thực phẩm khác để tăng cường sức đề kháng, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn như
- Các loại rau có lá đậm: Bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải…
- Các loại cá có thể ăn được xương như cá hồi
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu phụ,
- Các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, óc chó
- Bánh mì
- Các nước ép trái cây
- Cam và các loại trái cây khác
Thuốc thay thế
Probiotic là lợi khuẩn có trong một số loại sữa chua hoặc được “nuôi cấy” dưới dạng thực phẩm bổ sung ở dạng viên nang. Phụ huynh cũng có thể cho bé sử dụng các sản phẩm này nhằm hạn chế tình trạng ruột kích thích.
Ngoài ra, bé cũng có thể sử dụng một loại enzyme lactase không kê toa có sẵn dạng viên nang, viên thuốc, thuốc nhỏ hoặc dạng nhai để sử dụng trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhằm hạn chế những dị ứng có thể xảy ra.
Dị ứng Lactose ở trẻ không quá phổ biến và thường xuất hiện ở những người lớn nhiều hơn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó thường khiến bé khó chịu và mệt mỏi trong suốt thời gian dài. Vì vậy nếu phát hiện các triệu chứng này ở bé thì bạn hãy đưa bé đến các bệnh viện gần nhất để có phương pháp điều trị phù hợp hơn và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Xem thêm: Đi ngoài ra máu và chất nhầy nguy hiểm không, làm sao trị?
Tin mới nhất
- Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm
- Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?
- Là phụ nữ nhất định phải biết 8 nguyên tắc chăm sóc vùng kín này
- 10 cách nâng cao tuổi thọ rất bổ ích
- Tác dụng nấm lim xanh ngâm rượu hướng dẫn ngâm rượu nấm lim
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả và giá nấm lim rừng bao nhiêu?
- Cần mua nấm lim xanh chữa bệnh ở đâu nơi bán nấm lim xanh uy tín
- Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Lympho không Hodgkin
- Nấm lim xanh Quảng Nam với các công dụng của nấm lim xanh rừng