Đau dạ dày trong đêm là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, khiến cho người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy tại sao lại bị đau dạ dày trong đêm và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cần thiết.
Đau dạ dày trong đêm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau dạ dày trong đêm là tình trạng dạ dày bị đau âm ỉ kéo dài, có khi quặn thắt từng cơn ở vùng thượng vị trong lúc bạn đang ngủ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và tỉnh giấc gây mất ngủ.
Hầu hết triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm xảy ra có liên quan đến lượng thức ăn mà bạn đã dung nạp vào buổi tối hôm đó. Nếu để tình trạng này tái diễn trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh bị giảm sút, thiếu sự tỉnh táo bởi những cơn mất ngủ thường xuyên ập tới.
Thông thường, người thường xuyên bị đau dạ dày về đêm thường bắt gặp những triệu chứng sau đây:
- Cơn đau thường diễn ra vào khoảng 1 – 2 giờ sáng , lặp lại nhiều lần trong đêm theo một vòng tuần hoàn khiến cho người bệnh phải đột ngột tỉnh giấc.
- Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí của vùng xương ức, bên trên rốn, đau quặn kéo dài hoặc cảm giác nóng rát. Ngoài ra, có thể kèm theo một số triệu chứng như ợ chua, tức ngực, buồn nôn và nôn.
Tại sao bị đau dạ dày trong đêm?
Đau dạ dày về đêm khiến cho cơ thể của người bệnh cảm thấy khó chịu và những giấc ngủ liên tục bị gián đoạn. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau dạ dày trong đêm?
1. Do chế độ ăn uống không khoa học
Người bệnh thường xuyên tiêu thụ lượng thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và liên quan trực tiếp đến dạ dày. Một số thói quen tác động không tốt đến dạ dày và những loại thức ăn gây phản ứng những cơn đau bụng mà người bệnh cần chú ý đến:
- Ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa như ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo,… chúng tồn đọng lâu trong dạ dày khiến cho dạ dày tiết nhiều acid và phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa thức ăn, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng âm ỉ.
- Ăn nhiều đồ ăn chua như chanh, cóc, mơ, xoài,… chứa nhiều acid sẽ khiến cho lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày gây ra chứng trào ngược và thậm chí làm viêm loét dạ dày.
- Ăn các loại thực phẩm ôi thiu, thực phẩm gây ngộ độc khiến cho dạ dày bị kích ứng và gây ra những cơn đau bụng về ban đêm. Lúc này sẽ đi kèm các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,…
- Ăn quá no trước khi đi ngủ khiến cho dạ dày không thể tiêu hóa hết thức ăn, và lượng thức ăn còn lại sẽ tích tụ mỗi ngày gây ra chướng đau bụng, đầy hơi và xuất hiện những cơn đau quặn thắt.
2. Do thức khuya, căng thẳng
Nếu bạn có thói quen thức khuya hoặc căng thẳng đầu óc vì áp lực công việc sẽ rất dễ trở thành tác nhân gây ra bệnh đau dạ dày về đêm. Việc thức khuya sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải khiến cho cơ thể bị tiêu hao quá nhiều năng lượng.
Khi bạn căng thẳng quá độ, lúc này dạ dày sẽ kích thích hàm lượng acid dịch vị tiết ra quá nhiều làm cho chúng không thể trung hòa hết được và dễ dàng tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày khiến chúng bị tổn thương, từ đó hình thành nên những cơn đau khó chịu về đêm.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, đây là tình trạng acid dạ dày tiết ra khiến cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản và gây ra những triệu chứng về ợ nóng, ợ chua. Triệu chứng này thường xảy ra vào thời điểm sau khi ăn no hoặc trong khi nằm.
Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần mỗi tuần thì người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.
4. Do viêm loét dạ dày
Những cơn đau dạ dày về đêm có kèm theo đó là cảm giác đau cồn cào và buồn nôn thì trên 70% người bệnh đã bị viêm loét dạ dày cấp tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày có thể kể đến như: Sự xâm nhập của vi khuẩn HP, sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Các cơn đau kéo dài từ 1 – 2 giờ đêm là biểu hiện chính xác của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu để tình trạng xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám để có thể khắc phục kịp thời.
5. Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau dạ dày về đêm như:
- Ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa.
- Có thói quen uống trà đậm đặc hoặc cà phê trước khi ngủ.
- Sử dụng các chất kích thích dạ dày như thuốc lá, rượu, bia,…
- Mắc phải một số bệnh như viêm vùng chậu, sỏi mật, hội chứng IBS, vấn đề về tim.
Đau dạ dày trong đêm có gây nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau dạ dày về đêm xảy ra trong một thời gian dài và đi kèm theo đó là những triệu chứng bất thường thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như:
- Hẹp môn vị: Tình trạng hẹp môn vị sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển thức ăn từ bên trong dạ dày đến ruột non, dẫn đến thức ăn bị tồn đọng và gây tắc nghẽn khi đó người bệnh sẽ cảm thấy dạ dày bị đau thắt, nôn có lẫn máu.
- Xuất huyết dạ dày: Khi những cơn trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu dẫn đến triệu chứng nôn mửa và đi ngoài ra máu. Nếu cơ thể mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Thủng dạ dày: Lớp niêm mạc bị viêm loét do sự bào mòn của acid dịch vị khiến cho chúng ngày càng mỏng dần và có nguy cơ gây thủng dạ dày. Dẫn đến thức ăn rơi vào ổ thủng và các cơ quan khác, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc.
- Ung thư dạ dày: Đây là tình trạng khối u ác tính phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Nếu bệnh không sớm phát hiện và điều trị sẽ có thể đe dọa đến tính mạng.
Các phương pháp trị đau dạ dày dứt điểm
Đau dạ dày trong đêm nếu xảy ra trong một thời gian dài và kèm theo đó là những triệu chứng bất thường sẽ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị phổ biến được kể đến là sử dụng thuốc tây hoặc điều trị tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng thuốc Tây
Tùy vào tình trạng phát triển bệnh mà bệnh nhân được bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc tây để điều trị luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi đặc tính hiệu quả, phục hồi nhanh chóng. Một số loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Thuốc dạ dày chữ P: Có tác dụng giảm acid dạ dày và khắc phục các triệu chứng về ợ chua và đau rát vùng thượng vị.
- Thuốc Gastropulgite: Đây là thuốc giúp có tác dụng tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày có giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh: Giúp giảm đau và kháng viêm tức thì.
2. Cách chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc tây, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày về đêm, chẳng hạn:
Uống nước trà gừng
Trong gừng có chứa hoạt chất Tecpen và Oleoresin có khả năng kháng viêm và giảm đau các triệu chứng về dạ dày hiệu quả.
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái thành lát mỏng rồi hãm với nước nóng trong vòng 15 phút.
- Rót vào tách, có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng hiệu quả, uống từng ngụm nhỏ.
- Trà gừng nên uống khi còn ấm mới có hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Nhai lá bạc hà
Hàm lượng chất chống oxy hóa và Axit Rosmarinic trong lá bạc hà có khả năng chống viêm và kích thích tiêu hóa bằng cách tăng bài tiết mật giúp đẩy lùi được những cơn đau dạ dày do khó tiêu.
- Rửa sạch một vài lá bạc hà tươi và ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Nhai lá bạc hà thật kỹ để các hoạt chất trong dược liệu tiết ra rồi nuốt vào từ từ.
- Cơn đau dạ dày sẽ dịu bớt trong vài phút và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống trà cam thảo
Trong cam thảo có chứa thành phần Glabridin, các Flavonoid trong rễ cây cam thảo có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn HP và làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Các chiết xuất trong cam thảo sẽ giúp làm giảm cơn đau dạ dày, ợ nóng và buồn nôn.
- Sử dụng 3 – 5g cam thảo bột pha với nước uống từ 20 – 30 phút trước mỗi bữa ăn.
- Uống mỗi ngày để đạt hiệu quả, các hoạt chất trong cam thảo sẽ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và giúp giảm đau.
Dùng túi chườm ấm
Túi chườm ấm không chỉ sản xuất dành cho phụ nữ trong những ngày hành kinh mà còn có công dụng giảm đau cơn co thắt dạ dày và giúp lưu thông tuần hoàn máu.
- Đổ nước nóng vào túi chườm ấm rồi chườm lên vùng bụng bị đau nhức và các vị trí xung quanh trong vòng 15 phút sẽ giúp đẩy lùi cơn đau, hỗ trợ người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng.
- Không nên chườm túi quá lâu một chỗ vì có thể gây nóng rát và bỏng da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống 1 cốc nước ấm để làm loãng dịch vị và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công acid.
Cách phòng tránh đau dạ dày trong đêm
Để những cơn đau dạ dày về đêm không tiếp tục hoành hành làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thì người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có thể cải thiện tình trạng của bệnh. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày xuất hiện mà bạn có thể áp dụng:
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn bổ sung đầy đủ enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh ăn gấp rút vì có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí và làm tăng khí dạ dày dẫn đến chứng đầy hơi và đau dạ dày.
- Tránh xa thực phẩm có hại cho dạ dày: Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều axit sẽ có thể tàn phá dạ dày của bạn và khiến cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên ăn đủ 3 bữa ăn trong ngày hoặc có thể chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ để tránh tạo áp lực lên cơ quan dạ dày.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày: Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc vào khẩu phần ăn để có thể giảm các triệu chứng về đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm loãng dịch vị và trung hòa nồng độ acid ở dạ dày. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa được tình trạng đầy hơi và những vấn đề liên quan đến dạ dày.
- Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
- Tránh căng thẳng, áp lực: Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi sẽ gây áp lực lên thành dạ dày, để giảm tình trạng này người bệnh nên có những hoạt động giúp thư giãn đầu óc, tạo sự thoải mái như ngồi thiền, đi bộ, nghe nhạc,…
Đau dạ dày trong đêm không gây nguy hại gì nghiêm trọng nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bên cạnh đó bệnh có thể khắc phục được nếu thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu biết quý trọng sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm: Đặt túi ngực