Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng khối nhân nhầy trong đĩa đệm kết nối đốt sống L5 và S1 thoát khỏi vị trí bình thường, gây một số triệu chứng như đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, mông. Trong trường hợp nặng, lượng chất nhầy tiết ra có thể gây chèn ép lên dây thần kinh vận động và mạch máu, gây cản trở sự lưu thông máu, khó khăn trong vận động.
I. Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
1. Vị trí của đĩa đệm L5 – S1
Cột sống gồm có 33 đốt sống được chia thành năm đoạn: 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng (S1 – S5), 3 – 5 đốt sống cụt. Trong đó, L5 được xem là đốt cuối cùng của cột sống thắt lưng, S1 là đốt đầu tiên của xương cùng. Giữa hai đốt sống này được ngăn cách với nhau bởi đĩa đệm (bộ phận nằm giữa hai đốt sống, có tính chất đàn hồi, bảo vệ cột sống và dây thần kinh khỏi những tác động cơ học trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày).
Đốt sống L5 S1 là một trong những cặp đốt sống vô cùng quan trọng trong hệ thống cột sống thắt lưng của con người bởi đây chính là nơi thắt lưng chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể cũng như những hoạt động hằng ngày. Cũng chính vì thế, hầu hết những trường hợp bị thoát vị đốt sống đĩa đệm cột sống thắt lưng đều xảy ra tại vị trí trên.
2. Thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 – S1 là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm ngăn cách giữa hai đốt sống L5 và S1 bị tổn thương và thoái hóa đẫn đến chất nhân nhày trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài. Lúc này, chất nhân nhầy sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống và khu vực lân cận khiến bệnh nhân có cảm giác tê bì, đau đớn.
Không chỉ vậy, lượng chất nhầy tiết ra nhiều còn gây chèn ép lên mạch máu và thần kinh vận động của nhiều cơ quan khác, cản trở quá trình máu lưu thông, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm khả năng vận động.
Nguyên nhân gây hiện tượng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng L5 S1 phần lớn là do các yếu tố: Chấn thương, mắc một số bệnh di truyền (như co cứng cơ cạnh cột sống, vẹo cốt sống thắt lưng), do các tác động cơ học gây tổn thương đốt sống lưng hoặc rễ L5 S1, lão hóa, béo phì, hút thuốc, di truyền.
II. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Đau nhức là tình trạng chung mà tất cả bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 S1 đều gặp phải. Cụ thể, người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau vùng thắt lưng và mông: Đĩa đệm L5 S1 nằm ở vị trí thắt lưng. Vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vị trí này trước tiên.
- Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh: Lượng chất nhầy trong đĩa đệm L5 S1 khi thoát ra có thể tràn ra bên ngoài, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng đau nhức chạy dọc theo dân thần kinh lan xuống dưới mông, mặt sau và mặt trước của đùi cũng như phần bàn chân.
- Tê, mất cảm giác ở chân: Triệu chứng trên xuất hiện khi nhây nhày trong đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh L5. Khi bị tổn thương, mu bàn chân và chân bị đau nhức, tê yếu, khả năng co duỗi bị hạn chế. Trong trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác và rối loạn vận động.
- Yếu cơ bắp: Nhân nhày trong đĩa đệm thoát ra có thể khiến cho dây thần kinh nối với cơ bắp bị ảnh hưởng, cơ bắp trở nên yếu đi. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi bộ, vận động, nâng đồ vật.
III. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1
Sau khi thăm khám lâm sàn, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định bạn tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán được thực hiện bằng cách sử dụng chùm tia X để tạo hình ảnh vùng đốt sống thắt lưng. Dựa trên hình ảnh, chuyên viên y tế sẽ phát hiện được những điểm bất thường tại cột sống thắt lưng.
- MRI (cộng hưởng từ): Đây được xem là kỹ thuật tiên tiến nhất. Dựa trên hình ảnh MRI, các chuyên gia có thể chẩn đoán xác định dạng thương tổn, ví trí và mức độ thoát vị chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh.
- CT Scan (Chụp điện toán cắt lớp): Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng tia X tạo hình ảnh cắt ngang vùng đốt sống thắt lưng. Máy quét sẽ nhanh chóng vòng quanh cơ thể và gởi hình ảnh về trên máy tính. Dựa vào kết quả trả về, chuyên viên sẽ tiến hành phân tích để tìm ra những điểm bất thường.
Ngoài việc chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh trên, chuyên gia y tế sẽ tiến hành khám thực thể để chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang mắc phải.
- Khám cột sống thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho cột sống bên trong bị viêm. Nếu tình trạng viêm nặng nề, vùng da tại khu vực này sẽ nhạy cảm hơn khi chạm vào.
- Kiểm tra thần kinh: Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số bài tập như đi bằng mũi chân để quan sát xem dây thần kinh có gặp vấn đề bất thường hay không.
- Kiểm tra phạm vi chuyển động: Chuyên gia có thể yêu cầu bạn thực hiện một số động tác đòi hỏi lưng và hông vận động để xem xét mức độ ảnh hưởng của khối nhân nhày bị thoát vị lên cơ quan này.
- Nâng chân: Thoát vị đĩa đệm khiến cho các chi bên dưới bị ảnh hưởng. Do đó, chuyên gia có thể yêu cầu bạn thực hiện bài tập trên để kiểm tra bạn có đau đớn khi nâng chân quá mức.
IV. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 – S1 nếu như không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng như: khó khăn trong đi lại, rối loạn cơ tròn (hiện tượng xảy ra khi các khớp xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến cơ quan như bàng quang, ruột, thần kinh thắt lưng xùng bị chèn ép, hệ quả là người bệnh có thể mắc phải một số chứng bệnh như tiểu tiện, đại tiện không tự chủ)…
Tham khảo một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 hiện nay sau đây:
1. Dùng thuốc
Sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sổng thắt lưng L5 S1 là giải pháp phổ biến vì tính tiện lợi và độ hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị gồm có:
Tin mới nhất
- Gout cấp tính: Cách điều trị và lưu ý khi mắc bệnh
- 4 triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp nói lên điều gì?
- Tìm hiểu về tình trạng đại tràng co thắt và cách chữa hiệu quả
- Đau bụng bên trái nữ giới cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?
- 5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng
- Chương trình “Vì sức khỏe của bạn” đài Hà Nội đồng hành cùng nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh phụ khoa
- Khi nào có thể cho con ăn kiwi? Cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm
- 16 phương pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà chỉ với 5 phút mỗi ngày
- 4 hình thức tập luyện cần thiết cho sức khỏe toàn diện
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất