Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại tràng rất quan trọng. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh. Ngược lại người bệnh không kiêng khem giúp tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng. Vậy ung thư đại tràng nên ăn gì kiêng gì?
Nguyên tắc chọn thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh cần có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt, nên nhiều bệnh nhân gặp khó khăn xây dựng thực đơn vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa giúp cân bằng dinh dưỡng. Khi xây dựng thực đơn người bệnh lưu ý một số điều dưới đây:
- Không sử dụng một thực phẩm trong thời gian dài,thực đơn đảm bảo dưỡng chất: Chất đạm, chất béo, chất đường vitamin và khoáng chất.
- Đồ ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được nấu chín
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh, không làm việc quá sức và nghỉ ngơi khoa học
- Nên bổ sung thực phẩm dạng lỏng, mềm dễ cho tiêu và nên bổ sung nhiều bữa trong ngày
- Bổ sung nước cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Ngoài ra, phụ thuộc vào triệu chứng của ung thư đại tràng người bệnh bổ sung thực phẩm khác nhau.
- Với người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa như canh, cháo, nước cam,…
- Người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa nên sử dụng thực phẩm thanh đạm, không sử dụng nhiều dầu mỡ
- Sau khi phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng nên bổ sung bổ sung thực phẩm lỏng và chuyển sang ăn uống ít xơ và chất béo.
- Người bệnh điều trị bằng hóa chất nên bổ sung trứng gà sữa, trà sâm tăng cường sức đề kháng giảm các triệu chứng của bệnh.
Nắm rõ thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại tràng giúp người bệnh chọn lựa thực phẩm giúp cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư đại tràng nên ăn gì?
Chế độ ăn khoa học giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy người bị ung thư đại tràng nên ăn gì? – Bệnh nhân ung thư đại tràng nên bổ sung thực phẩm như:
Thực phẩm chứa canxi và vitamin D
Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe và chống lại tế bào ung thư. Bạn bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D như: cá hồi, sữa chua, phô mai, rau cải xanh, mù tạt, cải xoăn,…
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân nên bổ sung khoảng 1200-1500 mg canxi mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này qua thực phẩm hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể tắm nắng trước 8h sáng với nguồn vitamin dồi dào từ ánh nắng mặt trời.
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là hoạt chất đóng vai trò quan trọng hình thành mô mới giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu axit folic như cam, quýt, ranh xanh lá đậm, rau bina,…
Thực phẩm chống viêm
Bổ sung thực phẩm chống viêm tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Sử dụng thực phẩm chống viêm như gừng, tỏi, nghệ,… Ngoài ra thực phẩm này tác dụng giảm triệu chứng đầy bụng, ợ chua, ăn uống khó tiêu,…
Sữa chua
Sữa chua được xem là một trong những thực phẩm tốt cho tiêu hóa cải thiện triệu chứng của ung thư đại tràng. Hơn nữa sữa chua còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Ngũ cốc
Ung thư đại tràng nên ăn gì? Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh bổ sung ngũ cốc như mè đen, yến mạch, ngô, đậu, gạo lứt,… Chúng cung cấp lượng chất xơ dồi dào tốt cho tiêu hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo một sống nghiên cứu, người bệnh giảm được 20% nguy cơ mắc ung thư đại tràng nếu bổ sung khoảng 90g ngũ cốc mỗi ngày. Do đó người bạn nên bổ sung khoảng 25g chất xơ với nữ giới và 38g chất xơ với nam giới
Khoai lang
Chất chống oxy hóa trong khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư phát triển, nhuận tràng, tạo ra môi trường thuận lợi ch vi khuẩn có lợi đường ruột phát triển. Do đó bạn không nên bỏ qua món ăn dân dã này trong thực đơn.
Bổ sung nhiều trái cây
Ung thư đại trực tràng nên ăn trái cây gì? – Theo chuyên gia dinh dưỡng bạn nên bổ sung trái cây như bơ, xoài, dưa hấu sử dụng món tráng miệng, ăn nhẹ hoặc ép lấy nước uống. Trong trái cây này cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ung thư đại tràng kiêng ăn gì
Bên cạnh những thực phẩm bổ sung, người bệnh cần hạn chế thực phẩm như:
- Đồ ngọt: Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, siro, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển và di căn sang cơ quan khác
- Đồ ăn nhiều muối: Bổ sung thực phẩm chứa nhiều muối khiến đại tràng bị teo, viêm và có thể sản sinh nhiều chất độc khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt cừu, thịt lợn, thịt dê,… khiến triệu chứng của ung thư đại tràng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn nên bổ sung chất béo không bão hòa trong dầu oliu, dầu đậu nành,…
- Thực phẩm chế biến sẵn: Người bệnh cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,… bởi trong thực phẩm này chứa chất bảo quản có biến đổi các tế bào dẫn đến ung thư và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hơn nữa thực phẩm này ít chất dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
- Đô ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên nóng khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng, khi thực hiện hóa trị xuất hiện tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy,…
- Đồ nướng: Trong quá trình tiếp xúc với lửa món nướng sản sinh các amin dị vòng – nguyên nhân gây nên ung thư.
- Rượu bia, hút thuốc lá: Đồ uống có cồn, gas khiến tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra thực phẩm này tương tác giảm tác dụng thuốc điều trị ung thư đại tràng.
- Dưa muối: Món ăn này kích ứng niêm mạc đại tràng, tế bào ung thư tiến triển nặng hơn đặc biệt sử dụng dưa muối trong hũ nhựa và chứa chất bảo quản.
Thực đơn cho người bệnh bị ung thư đại tràng
Thực đơn cho người bệnh bị viêm đại tràng cần bằng dinh dưỡng, hương vị đa dạng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lên thực đơn
hằng ngày như thế nào, bạn tham khảo một số gợi ý:
Thứ hai đầu tuần
Bữa sáng
- Bánh mì kết hợp với chà bông
- Sữa chua không đường khoảng 150ml
Bữa trưa
- 2 bát cơm
- Thịt viên hấp
- Canh rau ngót nấu với thịt bằm
Hoa quả tráng miệng: 1 quả chuối
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Cá kho
- Rau muống luộc
- Hoa quả tráng miệng: 1 quả táo
Thứ 3
Bữa sáng
- Cháo thịt bằm
- Sữa chua không đường
Bữa trưa
- 2 bát cơm
- Thịt gà rang
- Rau luộc: Bắp cải
- Hoa quả tráng miệng: quản hồng xiêm
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Thịt nạc heo rim
- Su hào luộc
- Hoa quả tráng miệng: nửa quả xoài ngọt
Thứ tư
Bữa sáng
- Súp thịt bò nấu rau củ ( khoai tây, cà rốt)
- Sữa chua không đường
Bữa trưa
- 2 bát cơm.
- Đậu phụ sốt cà chua
- Su su luộc
- Hoa quả tráng miệng: dưa hấu
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Đậu phụ nhồi thịt hấp
- Canh bí nấu thịt băm
- Hoa quả tráng miệng: quả lựu
Thứ 5
Bữa sáng
- Phở nấu thịt băm
- Sữa chua không đường
Bữa trưa
- 2 lưng bát cơm
- Cá rim nước mắm
- Canh rau cải nấu với tôm
- Hoa quả tráng miệng: 1 quả lê
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Thịt gà rang băm nhỏ
- Rau bí xào tỏi (không nên cho nhiều dầu mỡ)
- Hoa quả tráng miệng: Trái hồng ngọt
Thứ 6
Bữa sáng
- Bánh mì kết hợp với chà bông
- Sữa chua không đường khoảng 150ml
Bữa trưa
- 2 bát cơm
- Tôm rim với mắm
- Xương hầm với rau củ ( khoai tây, cà rốt)
- Hoa quả tráng miệng
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Đậu ván luộc
- Cá kho
- Hoa quả tráng miệng
Thứ 7
Bữa sáng
- Bún nấu với thịt băm
- Sữa chua không đường
Bữa trưa
- 2 bát cơm
- Củ cải xào
- Cật heo luộc
- Hoa quả tráng miệng
Bữa tối
- Cháo củ sen hoặc hạt sen
- Hoa quả tráng miệng: vải khô
Chủ nhật
Bữa sáng
- Cháo thịt bằm
- Sữa chua không đường
Bữa trưa
- 2 bát cơm
- cá quả hấp,
- Rau cải xào nấm
- Hoa quả tráng miệng
Bữa tối
- 2 bát cơm
- Trứng kho thịt nhừ
- Bí xanh luộc
- Hoa quả tráng miệng
Những lưu ý cho người bệnh khi bị ung thư đại tràng
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây khi bị ung thư đại tràng:
- Nhận biết dấu hiệu của bệnh, điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu tỷ lệ thành công cao. Ngược lại tình trạng bệnh kéo dài tế bào ung thư di căn đến cơ quan, nguy hiểm tính mạng.
- Thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, trong trường hợp người bệnh xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình điều trị, không tự ý sử dụng thuốc giảm tác dụng phụ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cơ thể
- Người bệnh nên ăn đúng giờ, đồ ăn lỏng và không nên ăn quá nhanh
- Chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả, hơn nữa thói quen này còn giúp giảm triệu chứng của ung thư đại tràng như ợ hơi, trào ngược, tiêu chảy, táo bón,…
- Duy trì cân nặng không béo phì, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển
- Nên thường xuyên sàng lọc ung thư phát hiện sớm và tỷ lệ điều trị thành công cao
Bài viết cung cấp thông tin thực đơn cho người bệnh viêm đại tràng đạt hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên thông tin với mục đích tham khảo, người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia để bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe.
Đừng bỏ lỡ:
- Khi nào nên hóa trị ung thư đại tràng? Chi phí điều trị bao nhiêu tiền?
- Chữa ung thư đại tràng bằng thuốc nam – Giải pháp duy trì sự sống
Xem thêm: 10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?