Tiêm phòng viêm gan A cho trẻ: Cha mẹ cần lưu ý những gì?

Vắc xin viêm gan A có tác dụng gì? Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ? Cần chăm sóc trẻ sau tiêm phòng như thế nào cho đúng?

Vắc xin viêm gan A có tác dụng gì? Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ? Cần chăm sóc trẻ sau tiêm phòng như thế nào cho đúng?

Trong lịch tiêm chủng của con, có mục tiêm phòng viêm gan A. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏ bệnh viêm gan A. Liệu bạn đã thực sự biết rõ lợi ích của việc làm này chưa? Bạn cần chú ý những gì khi tiêm phòng, những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là gì? Hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi để có thể trả lời tất cả những câu hỏi trên nhé!

1. Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ?

Bệnh viêm gan A do virus gây ra, lây truyền qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hay sử dụng chung dụng cụ ăn uống, vệ sinh (muỗng, đũa chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm…).

Hầu hết những người mắc bệnh đều có thể tự hồi phục hoàn toàn và có khả năng miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, có một số trường hợp người nhiễm virus viêm gan A có thể tử vong vì viêm gan cấp tính. Nguyên do là tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi A làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Do đó, trong một số trường hợp việc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy gan cấp là tăng nguy cơ tử vong (với đối tượng trên 50 tuổi có kèm một số bệnh gan khác như viêm gan siêu vi B hay C ).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 90% trẻ nhiềm virus viêm gan A trước 10 tuổi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan siêu vi A cho trẻ là rất cần thiết.

Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A có chứa virus viêm gan A đã được phân lập và làm bất hoạt (ngừng hoạt động). Khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và sinh ra các kháng thể để chống lại chúng. Do đó, nếu virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể, các tế bào sẽ nhận biết được và nhanh chóng sản sinh các kháng thể chống lại virus này để chúng không có cơ hội nhân lên và gây bệnh.

2. Trẻ trong độ tuổi nào cần tiêm phòng viêm gan A?

Hiện nay, y học dù đã phát triển nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan A, thực hành vệ sinh ăn uống để phòng tránh căn bệnh này là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có kháng thể với virus gây bệnh viêm gan A cần được tiêm phòng viêm gan A.

3. Khi nào trẻ không nên tiêm phòng viêm gan A?

Trẻ không nên tiêm phòng viêm gan siêu vi A trong các trường hợp sau:

Trong lịch tiêm chủng của con, có mục tiêm phòng viêm gan A. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏ bệnh viêm gan A. Liệu bạn đã thực sự biết rõ lợi ích của việc làm này chưa? Bạn cần chú ý những gì khi tiêm phòng, những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là gì? Hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi để có thể trả lời tất cả những câu hỏi trên nhé!

1. Tại sao cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ?

Bệnh viêm gan A do virus gây ra, lây truyền qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hay sử dụng chung dụng cụ ăn uống, vệ sinh (muỗng, đũa chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm…).

Hầu hết những người mắc bệnh đều có thể tự hồi phục hoàn toàn và có khả năng miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, có một số trường hợp người nhiễm virus viêm gan A có thể tử vong vì viêm gan cấp tính. Nguyên do là tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi A làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Do đó, trong một số trường hợp việc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy gan cấp là tăng nguy cơ tử vong (với đối tượng trên 50 tuổi có kèm một số bệnh gan khác như viêm gan siêu vi B hay C ).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 90% trẻ nhiềm virus viêm gan A trước 10 tuổi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan siêu vi A cho trẻ là rất cần thiết.

Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A có chứa virus viêm gan A đã được phân lập và làm bất hoạt (ngừng hoạt động). Khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và sinh ra các kháng thể để chống lại chúng. Do đó, nếu virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể, các tế bào sẽ nhận biết được và nhanh chóng sản sinh các kháng thể chống lại virus này để chúng không có cơ hội nhân lên và gây bệnh.

2. Trẻ trong độ tuổi nào cần tiêm phòng viêm gan A?

Hiện nay, y học dù đã phát triển nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan A, thực hành vệ sinh ăn uống để phòng tránh căn bệnh này là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có kháng thể với virus gây bệnh viêm gan A cần được tiêm phòng viêm gan A.

3. Khi nào trẻ không nên tiêm phòng viêm gan A?

Trẻ không nên tiêm phòng viêm gan siêu vi A trong các trường hợp sau:

  • Trẻ từng có phản ứng dị ứng nặng với mũi tiêm vắc xin viêm gan A đầu tiên.
  • Trẻ có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Tất cả vắc xin viêm gan A đều có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.
  • Trẻ đang bị bệnh nên hoãn tiêm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc cho tiến hành chủng ngừa.
  • Trẻ đang sốt cao, tiêu chảy, trẻ bị bệnh tim, bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng….

Đối với người lớn cần tránh tiêm chủng trong các trường hợp: Sốt cao cấp tính, đang nhiễm bệnh viêm C, viêm gan E. Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ về từng trường hợp cụ thể.

4. Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan A là khi nào? Cần tiêm mấy mũi?

Hiện nay, theo khuyên cáo lịch tiêm viêm gan A cho trẻ và người lớn như sau:

  • Trẻ em:
    • Tiêm mũi đầu tiên: Trẻ từ 1 – 15 tuổi
    • Mũi thứ 2: sau mũi đầu tiên 6 – 18 tháng.
  • Người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cần cách mũi đầu tiên 6 – 12 tháng.

5. Chủng ngừa viêm gan A ở đâu, giá bao nhiêu tiền?

Bạn có thể đưa trẻ đi chủng ngừa viêm gan A ở Viện Pasteur, các bệnh viện nhi lớn trên toàn quốc, trung tâm chủng ngừa VNVC và cách bệnh viện lớn trên toàn quốc.

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ băn khoăn tiêm vắc xin viêm gan A giá bao nhiêu tiền? Ở Việt Nam hiện nay, việc chủng ngừa viêm gan A cho trẻ nhỏ và người lớ để phòng bệnh viêm gan A thường được dùng 3 loại vắc xin phổ biến với các mức giá cụ thể như sau:

6. Phản ứng phụ sau khi tiêm

Sau chủng ngừa vắc xin viêm gan A, trẻ nhỏ, kể cả người lớn có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Sưng đỏ tại chỗ tiêm
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi…

Những triệu chứng kể trên thường diễn ra ngay sau khi được tiêm và kéo dài 1 – 2 ngày sau đó. Trường hợp bé yêu có phản ứng bất thường sau tiêm như phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc đúng cách, kịp thời.

  • Trẻ từng có phản ứng dị ứng nặng với mũi tiêm vắc xin viêm gan A đầu tiên.
  • Trẻ có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Tất cả vắc xin viêm gan A đều có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.
  • Trẻ đang bị bệnh nên hoãn tiêm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc cho tiến hành chủng ngừa.
  • Trẻ đang sốt cao, tiêu chảy, trẻ bị bệnh tim, bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng….

Đối với người lớn cần tránh tiêm chủng trong các trường hợp: Sốt cao cấp tính, đang nhiễm bệnh viêm C, viêm gan E. Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ về từng trường hợp cụ thể.

4. Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan A là khi nào? Cần tiêm mấy mũi?

Hiện nay, theo khuyên cáo lịch tiêm viêm gan A cho trẻ và người lớn như sau:

  • Trẻ em:
    • Tiêm mũi đầu tiên: Trẻ từ 1 – 15 tuổi
    • Mũi thứ 2: sau mũi đầu tiên 6 – 18 tháng.
  • Người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cần cách mũi đầu tiên 6 – 12 tháng.

5. Chủng ngừa viêm gan A ở đâu, giá bao nhiêu tiền?

Bạn có thể đưa trẻ đi chủng ngừa viêm gan A ở Viện Pasteur, các bệnh viện nhi lớn trên toàn quốc, trung tâm chủng ngừa VNVC và cách bệnh viện lớn trên toàn quốc.

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ băn khoăn tiêm vắc xin viêm gan A giá bao nhiêu tiền? Ở Việt Nam hiện nay, việc chủng ngừa viêm gan A cho trẻ nhỏ và người lớ để phòng bệnh viêm gan A thường được dùng 3 loại vắc xin phổ biến với các mức giá cụ thể như sau:

6. Phản ứng phụ sau khi tiêm

Sau chủng ngừa vắc xin viêm gan A, trẻ nhỏ, kể cả người lớn có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Sưng đỏ tại chỗ tiêm
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi…

Những triệu chứng kể trên thường diễn ra ngay sau khi được tiêm và kéo dài 1 – 2 ngày sau đó. Trường hợp bé yêu có phản ứng bất thường sau tiêm như phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc đúng cách, kịp thời.

7. Chăm sóc sau chủng ngừa vắc xin viêm gan A

Sau chủng ngừa, bạn nên cho bé ở lại tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Trường hợp phát hiện bé có các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ… hãy báo ngay cho nhân viên y tế.

Trong 24 – 48 giờ sau tiêm, bạn cần tiếp tục theo dõi bé để kịp thời phát hiện bất thường và chăm sóc bé theo các gợi ý sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu cotton, rộng rãi, thoáng mát.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Tuyệt đối không chườm nóng, chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, thoa nước chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nước nhiều hơn. Với trẻ bú mẹ, mẹ cần tăng số lần cho bé bú.
  • Khi trẻ sốt cao hơn 38.5 độ C, quấy khóc, khó chịu, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng.
  • Không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có những thông tin hữu ích xoay quanh việc tiêm phòng viê gan A cho trẻ, biết cách chăm sóc bé sau chủng ngừa tốt hơn.

7. Chăm sóc sau chủng ngừa vắc xin viêm gan A

Sau chủng ngừa, bạn nên cho bé ở lại tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Trường hợp phát hiện bé có các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ… hãy báo ngay cho nhân viên y tế.

Trong 24 – 48 giờ sau tiêm, bạn cần tiếp tục theo dõi bé để kịp thời phát hiện bất thường và chăm sóc bé theo các gợi ý sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu cotton, rộng rãi, thoáng mát.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Tuyệt đối không chườm nóng, chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, thoa nước chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nước nhiều hơn. Với trẻ bú mẹ, mẹ cần tăng số lần cho bé bú.
  • Khi trẻ sốt cao hơn 38.5 độ C, quấy khóc, khó chịu, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng.
  • Không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có những thông tin hữu ích xoay quanh việc tiêm phòng viê gan A cho trẻ, biết cách chăm sóc bé sau chủng ngừa tốt hơn.

Xem thêm: 10 lợi ích của đậu thận đối với sức khỏe bà bầu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!