Top 5 cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến hiệu quả
Cây vòi voi chữa vảy nến là một bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ công dụng chữa bệnh của loại cây này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn công dụng của cây vòi voi và các cách chữa bệnh từ cây hiệu quả.
Tác dụng chữa vảy nến từ cây vòi voi
Từ xưa, bài thuốc cây vòi voi chữa vảy nến đã được nhiều người biết đến và áp dụng. Đây là một loại thảo dược mọc ở khắp nơi, chủ yếu tập trung ở bãi cỏ, ruộng vườn. Cây vòi voi còn được biết đến với tên gọi khác là cây dền voi hoặc cỏ vĩ trùng.
Để nhận dạng loại cây này, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:
- Thân cây chắc khỏe, tương đối cứng.
- Phần thân cây có xuất hiện nhiều lông nhám.
- Cây trưởng thành có thể cao đến 40 – 45 cm.
- Hoa vòi voi có màu trắng, hơi tím, mọc liền thành cụm thành hai hàng song song như chiếc vòi voi.
Trong Đông y, cây vòi voi là một thảo dược có vị đắng, hơi cay, tính bình và mùi hăng. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Chính vì thế, cây vòi voi thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, á sừng, mẩn ngứa, vảy nến…
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây vòi voi chứa nhiều hoạt chất như cyanhydric, ancaloit, heliotropin, indixin và indixin N – oxyd. Các chất này có tác dụng ức chế khối u, ngừa bệnh ung thư. Hơn nữa, các thành phần trong cây còn có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giảm tình trạng đau ngứa và làm lành các tổn thương trên da.
Nhờ những đặc tính trên, cây vòi voi là một thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa vảy nến được nhiều người áp dụng. Áp dụng cách chữa vảy nến từ cây vòi voi sẽ giúp làm dịu cơn đau, ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi những hư tổn ngoài da.
Chưa hết, cây vòi voi còn được sử dụng hỗ trợ điều trị các căn bệnh như á sừng, nổi mụn nhọt, viêm xoang, viêm khớp, bệnh lý viêm da cơ địa…
Top 5 cách sử dụng cây vòi voi chữa vảy nến
Việc sử dụng cây vòi voi chữa vảy nến rất đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Người bệnh chỉ cần thực hiện theo những cách dưới đây:
Uống nước cây vòi voi chữa vảy nến
Bài thuốc dùng cây vòi voi sắc nước uống chữa bệnh vảy nến được khá nhiều người biết đến và áp dụng.
Chuẩn bị: 1g vòi voi tươi.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch cây và loại bỏ những phần bị sâu héo của cây vòi voi.
- Bạn cho cây vào nước ấm sắc trong vòng 15 – 20 phút.
- Bạn uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm.
- Người bệnh nên uống mỗi ngày 1 ly để điều trị bệnh.
Tuy nhiên, đối với phương pháp này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Đắp cây vòi voi chữa vảy nến
Đây là một cách đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể tự áp dụng ngay tại nhà.
Chuẩn bị: 1 nắm cây vòi voi, 1 thìa muối trắng.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch cây vòi voi bằng nước hoặc ngâm với n
ước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. - Bạn cho cây vào cối, thêm vào một ít muối rồi giã nát.
- Làm sạch vùng da bị vảy nến bằng nước rồi lau khô bằng khăn bông mềm.
- Bạn dùng hỗn hợp cây vòi voi đã giã nát đắp lên vùng da cần điều trị (có thể sử dụng băng gạc để cố định qua đêm).
- Người bệnh đắp thuốc mỗi ngày 1 lần, kiên trì sử dụng trong nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Kết hợp giấm gạo và cây vòi voi trị vảy nến
Giấm gạo là một dược liệu có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả. Để áp dụng cách điều trị này, bạn thực hiện theo một số bước như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá vòi voi, 2 thìa giấm gạo.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch cây vòi voi với nước hoặc ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất.
- Để cây ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Bạn thêm 2 thìa giấm ăn vào rồi trộn đều hỗn hợp, mang đi sao nóng.
- Bạn sao cho đến khi lá vòi voi ngả sang màu vàng là được.
- Khi hỗn hợp nguội dần, bạn dùng khăn mỏng bọc hỗn hợp bên trong, rồi chườm lên vùng da bị vảy nến từ 20 – 30 phút.
- Bạn áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày và thực hiện liên tục trong nhiều ngày để điều trị bệnh.
Tắm lá vòi voi chữa bệnh vảy nến
Nếu vảy nến xuất hiện trên diện rộng, lan ra toàn thân, người bệnh có thể sử dụng lá cây vòi voi đun nước tắm.
Chuẩn bị: 300g cây vòi voi tươi, 200g quả ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:
- Bạn làm sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi để cho ráo nước.
- Bạn mang cây vòi voi và ké đầu ngựa đun sôi cùng 5 lít nước lọc, đun cho đến khi các tinh chất trong cả hai nguyên liệu tiết ra hoàn toàn.
- Đợi đến khi nước nguội hoặc có thể pha thêm chút nước lạnh rồi sử dụng nước để tắm.
- Mỗi ngày, người bệnh tắm khoảng 2 lần, tắm liên tục trong khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngâm rượu vòi voi chữa vảy nến
Bên cạnh các phương pháp trên, bạn có thể thoa rượu vòi voi để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Cách này cũng mang lại hiệu quả khả quan trong quá trình điều trị căn bệnh dai dẳng này.
Chuẩn bị: 1 nắm cây vòi voi, 500ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch cây vòi voi bằng nước sạch hoặc ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn.
- Để cây khô ráo rồi cho vào bình thủy tinh.
- Bạn đổ rượu trắng ngập phần cây trong bình, đậy nắp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Bạn ngâm rượu trong khoảng 10 ngày thì mang ra sử dụng. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy một ít rượu thoa lên vùng da cần điều trị là được.
- Mỗi ngày bạn thoa rượu cây vòi voi 1 lần, thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
Một số lưu ý quan trọng khi chữa vảy nến bằng cây vòi voi
Cây vòi voi là một dược liệu thiên nhiên, lành tính nhưng nó cũng có chứa một số độc tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi người bệnh sử dụng trong một thời gian dài. Chính vì thế, khi áp dụng cách chữa trị này, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Lựa chọn những cây vòi voi còn xanh tươi, không bị sâu đục. Nế
u cây có dính thuốc trừ sâu thì không nên sử dụng bởi điều này làm gia tăng độc tố trong cây, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. - Người bệnh chỉ nên sử dụng phần lá cây vòi voi, không nên sử dụng rễ, hoa bởi hai bộ phận này thường chứa nhiều độc tố nguy hiểm.
- Trẻ nhỏ không nên sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh vảy nến. Người già hay người có tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém cũng không nên dùng loại cây này để chữa bệnh.
- Những người mắc bệnh gan nên cẩn trọng khi sử dụng cây vòi voi bởi cây có chứa một số độc tố ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Cây vòi voi chữa bệnh vảy nến thường cho tác dụng chậm, do vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.
- Cách chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi chỉ nên áp dụng cho trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát. Khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chữa bệnh đặc trị khác.
- Trong quá trình điều trị bệnh, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên tạm ngưng điều trị và thông báo với bác sĩ để kịp thời xử lý.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã biết được cách áp dụng cây vòi voi chữa vảy nến. Để an toàn khi điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng loại dược liệu này.
Xem thêm: Khám trào ngược dạ dày ở đâu, bệnh viện nào tốt và bác sĩ chữa giỏi
Tin mới nhất
- Dấu hiệu sảy thai theo từng giai đoạn thai kì mẹ đã biết?
- Đau hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao
- Chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam dễ tìm quanh nhà
- Hàng loạt các tác dụng phụ – biến chứng nguy hiểm vì hóa trị ung thư bạn cần biết
- Tác dụng chữa bệnh của Thỏ ty tử
- TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- 15 thực phẩm tăng cường sinh lý nữ hiệu quả – Ăn là muốn
- Tê tay: 10 nguyên nhân bạn cần nhận biết để phòng ngừa!
- 7+ cách giảm men gan tự nhiên, hiệu quả tại nhà
- 8 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất Gây Mang Thai Ngoài Tử Cung