Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị
Tình trạng mất ngủ sụt cân kéo dài có thể khiến cơ thể người bệnh suy nhược, ảnh hưởng cuộc sống công việc. Tình trạng này còn cảnh báo cơ thể bạn đang mắc những bệnh lý nguy hiểm. Đâu là nguyên nhân gây sụt cân, mất ngủ và điều trị ra sao, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, sụt cân
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp tình trạng mất ngủ sụt cân nhanh chóng khiến sức khỏe giảm sút. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, theo đó phổ biến nhất là:
- Rối loạn lo âu: Việc lo lắng, căng thẳng quá mức khiến cho người bệnh bị mất ngủ, cơ thể suy nhược, cân nặng cũng giảm nhanh chóng chỉ trong vài ngày.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Đau dạ dày, trào ngược dạ dày khiến người bệnh khó tiêu, ợ hơi, ăn không ngon. Các triệu chứng khó chịu làm người bệnh ngủ không ngon giấc từ đó dẫn đến mất ngủ, giảm cân.
- Đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường thường gặp tình trạng sụt cân nhanh chóng đi kèm triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ. Nguyên nhân do cơ thể bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa, tăng glucose gây ra tổn thương các cơ quan nội tạng…
- Bệnh đường hô hấp: Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp gây ra lao phổi, viêm họng, viêm xoang, hen suyễn… Triệu chứng bệnh thường bùng phát vào ban đêm ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời cản trở khả năng ăn uống, làm bệnh nhân sụt cân.
- Huyết áp cao: Người bệnh huyết áp cao cũng thường gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, cơ thể mệt mỏi khi thức giấc.
- Ung thư: Mất ngủ, sụt cân bất thường là dấu hiệu cho giai đoạn đầu của nhiều loại ung thư như dạ dày, ung thư vú, phổi… Bệnh nhân còn dễ mất sức, cơ thể suy nhược, xanh xao.
Mất ngủ, sút cân có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?
Mất ngủ có gây sụt cân không chỉ khiến sinh hoạt và đời sống của người bệnh bị đảo lộn. Tình trạng này còn vô cùng nguy hiểm khi kéo dài. Rối loạn giấc ngủ, cơ thể suy nhược cảnh báo các bệnh lý đe dọa tính mạng trong đó có ung thư.
Trường hợp người bệnh không ngủ được do rối loạn lo âu, nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến trầm cảm, suy nhược nặng. Tâm lý người bệnh bất ổn kéo dài có thể dẫn đến các hành động cực đoan, tự làm đau bản thân và người xung quanh.
Thường xuyên khó ngủ, ngủ chập chờn khiến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Chức năng nội tạng, trí não trì trệ gây ra thiếu máu não, suy giảm trí nhớ. Nguy cơ đột quỵ, tai biến tăng cao ở người thường xuyên mất ngủ kéo dài, sút cân.
Ngoài ra, khi cân nặng thay đổi thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Nguy cơ bị đau dạ dày, huyết áp, tim mạch hay béo phì cũng tăng theo.
Do đó, người bệnh cần sớm có biện pháp cải thiện giấc ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài cần phải đến bệnh viện uy tín để khám, chữa đúng cách.
Cách điều trị cho người bị mất ngủ sụt cân
Để tránh cho sức khỏe bị ảnh hưởng, người bệnh cần được điều trị mất ngủ tận gốc. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ giảm cân hiệu quả:
Trị bệnh tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc khác nhau, người bệnh còn có thể tự cải thiện chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể bằng cách ăn uống, tập luyện tại nhà. Theo đó, một số phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả gồm có:
- Uống trà hoa cúc: Ngoài công dụng giảm căng thẳng, stress, xoa dịu thần kinh, hoa cúc còn chứa nhiều chất có khả năng chống viêm, giảm đau, chống viêm và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Mỗi ngày uống 1 – 2 tách trà hoa cúc vào buổi sáng và tối sẽ giúp bạn có một giấc ngủ trọn vẹn, ngon giấc hơn.
- Uống trà tâm sen: Theo Đông y, tâm sen là vị thuốc trị an thần, giải nhiệt, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Mặt khác, các thành phần như axit amin, flavonoid và alkaloid trong tâm sen có tác dụng thư giãn thần kinh, chống lại căng thẳng mệt mỏi.
- Uống trà gừng: Trong gừng có hàm lượng lớn hoạt chất cineole có khả năng cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng lo âu và chữa chứng đau đầu. Đồng thời nó còn kích thích lưu thông tuần hoàn máu lên não, tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể kết hợp trà gừng cùng ít nước cốt chanh và mật ong để nâng cao tác dụng và dễ uống hơn.
- Uống trà cam thảo: Cam thảo cũng là vị thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ được sử dụng rộng rãi trong Đông y. So với các loại trà khác thì trà cam thảo dễ uống hơn nhờ vị ngọt thanh đặc trưng.
- Tập yoga: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập yoga có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin trong máu. Đây được biết đến là loại hormone có khả năng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, tạo cảm giác buồn ngủ. Mặt khác việc luyện tập sẽ giúp cơ thể thoải mái, khí huyết lưu thông, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Cách chữa bệnh tại nhà chỉ cải thiện được phần nào chứng mất ngủ bị sụt cân, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Tình trạng mất ngủ, sụt cân kéo dài, người bệnh phải đến bệnh viện kiểm tra.
Điều trị bằng Tây y
Tây y sử dụng thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Các loại thuốc này thường cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúng tiềm ẩn khả năng gây tác dụng phụ cho người bệnh nếu dùng sai liều lượng.
Một số thuốc tiêu biểu dùng chữa mất ngủ, giúp người bệnh ăn ngon miệng, chống suy nhược gồm:
- Nhóm thuốc đặc trị: Eszopiclone, Zaleplon, Zolpidem, Doxepin, Ramelteon,…
- Thuốc tác dụng an thần: Melatonin, Diphenhydramine hay Doxylamine succinate…
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể. Thuốc bổ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường thể trạng và giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
Trị mất ngủ bằng Đông y
Trong Đông y có nhiều loại thảo dược có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể. Thảo dược kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc cải thiện tận gốc bệnh, cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết.
Một số thuốc được dùng trong chữa mất ngủ bằng Đông y là:
- Bài thuốc số 1:
Thành phần: 16 gam mỗi vị bao gồm sinh địa, lạc tiên và lá vông nem; 12 gam mỗi vị thuốc hoài sơn, đan sâm, đẳng sâm, và thăng ma; 15 gam phục thần, đương quy; 6 gam mỗi vị thuốc viễn chí, cát cánh, ngũ vị; 2 gam chu sa và 20 gam mạch môn.
Cách dùng: Bạn tán bột mịn các thảo dược trừ chu sao. Thảo dược hoàn thành viên nhỏ mỗi viên 12gr, bọc bên ngoài bằng chu sa. Mỗi ngày người bệnh uống 1 viên thuốc pha với nước, chia thành 3 lần uống.
- Bài thuốc số 2:
Thành phần: 20 gam các nguyên liệu gồm hoài sơn, táo nhân, thục địa, bá tử nhân; 12 gam mỗi vị thuốc gồm liên nhục, quy đầu, long nhãn, bạch truật; 8 gam mỗi vị viễn chí, phục thần; 16 gam mỗi vị lá vông và đẳng sâm, 5 gam sinh hương cùng 6 gam mộc hương.
Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch rồi đem sắc với lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát nước. Người bệnh chắt nước thuốc chia thành 3 phần nhỏ uống trong ngày.
- Bài thuốc số 3 – Nhất Nam Định Tâm Khang:
Thành phần: Bài thuốc được nghiên cứu bởi Nhất nam Y Viện hiện được nhiều người bệnh sử dụng với các nguồn dược liệu quen thuộc như: Táo nhân, bành vôi, phục thần, hoàng kỳ, thiên ma, đan sâm, thiên môn, sinh địa,… Các dược liệu đều đạt chuẩn, đảm bảo an toàn, không gây ra tác dụng phụ.
Cách dùng: Bệnh nhân sử dụng thuốc trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn. Để sử dụng đúng nhất, người bệnh cần phải được thăm khám, bắt mạch để kê đơn và liều lượng phụ hợp.
Những bác sĩ điều trị bệnh mất ngủ nổi tiếng nhất
Người bệnh có thể tham khảo danh sách một số bác sĩ được nhiều bệnh nhân biết tới trong lĩnh vực điều trị bệnh mất ngủ tại các bệnh viện dưới đây:
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội – Liên hệ bệnh viện: 024
38693731. - Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Phương Vịnh đang công tác ở bệnh viện Lão khoa Trung ương, khoa Thần Kinh – Liên hệ bệnh viện: 02435764558.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng đang công tác tại bệnh viện Lão khoa Trung ương – Liên hệ bệnh viện: 02435764558.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đăng Thục đang công tác tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Liên hệ bệnh viện: 19006422.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đang phụ trách chuyên môn ở Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Liên hệ Trung tâm: 02471096699.
- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương đang công tác vị trí Bác sĩ cố vấn chuyên môn ở Nhất Nam Y Viện – Liên hệ đơn vị: 02485851102.
Lưu ý để phòng ngừa mất ngủ sụt cân hiệu quả
Để có được giấc ngủ sâu, ngon giấc tránh tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể thì bạn cần lưu ý tới những thói quen, cách sinh hoạt khoa học sau đây:
- Ngủ đúng giờ, nên lên giường đi ngủ trước 10 giờ tối, giữ thời gian ngủ và thức dậy thống nhất từ ngày ngày sang ngày khác và kể cả cuối tuần.
- Nếu không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và làm điều gì đó thư giãn như nghe nhạc nhẹ, đọc sách. Lúc này bạn không nên cố gắng ngủ, bởi nó sẽ khiến bạn càng trở nên tỉnh táo và khó ngủ hơn.
- Nên tắm nước ấm và luyện tập một số động tác yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp cơ thể được thư giãn, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu hơn.
- Nên tránh các giấc ngủ ngắn trong ngày và ngủ trưa bởi nó có thể khiến cho việc ngủ và ban đêm khó khăn hơn. Nếu không thể, hãy hạn chế giấc ngủ trưa dưới 30 phút và không ngủ sau 15h00.
- Xây dựng không gian lý tưởng cho phòng ngủ hoặc thêm một số tạp âm tinh tế như tiếng nhạc nhẹ, du dương để lấn át đi những tiếng ồn khác. Giữ cho phòng ngủ luôn đủ không khí, thoải mái, hơi lạnh và tối, không nên để máy tính hoặc tivi trong phòng.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên không nên luyện tập vào buổi tối.
- Không uống cà phê, rượu và thuốc lá, kể cả dùng chúng vào ban ngày cũng khiến bạn khó ngủ vào ban đêm hơn. Rượu có thể khiến con người dễ cảm thấy buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ sâu giấc hoặc để lại cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau.
- Tránh việc ăn uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là các món khó tiêu, bạn nên kết thúc bữa ăn cuối cùng trong ngày trước 4 tiếng trước khi đi ngủ.
- Uống ít nước hơn vào buổi tối để tránh thức giấc đi tiểu đêm.
- Nếu dùng nhiều cách mà không thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn nên tìm tới bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả và kịp thời nhất. Tránh để tình trạng mất ngủ kéo dài dẫn đến tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị mất ngủ sụt cân. Sớm điều trị sẽ giúp tăng khả năng khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh và có cho mình phương pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý nhất.
Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Nhận định từ chuyên gia
Tin mới nhất
- Cách trị tiểu đường hiệu quả, Mẹo chữa bệnh tiểu đường mới nhất
- 25 thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng và tốt cho giảm cân
- Các Loại Thuốc Bôi Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng [UPDATE 2020]
- Bệnh Tiểu Đường Có Chết Không? Biến Chứng Chết Người Của Bệnh ĐTĐ
- Nấm lim xanh nông lâm là gì với công dụng của nấm lim xanh rừng
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày giúp nhanh khỏi bệnh
- 5 Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giúp teo mụn nước, giảm ngứa hiệu quả
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ chi tiết nhất
- Xơ gan cổ trướng là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Ăn chuối giúp giảm cân rất hiệu quả nhưng phải đúng cách