Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trào ngược dịch mật là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của van môn vị và cơ thắt thực quản. Tuy là tình trạng không quá phổ biến nhưng nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống.

Vậy nguyên nhân nào gây ra trào ngược dịch mật? Những triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

Trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là dịch tiết ra từ gan thông qua túi mật và ống dẫn mật đi vào tá tràng để tiêu hóa lượng thức ăn, mà chủ yếu là tiêu hóa chất béo giúp hấp thụ vitamin tan trong dầu. Dịch mật có màu vàng hơi xanh, có vị đắng và tính kiềm. 

Trào ngược dịch mật là hiện tượng van môn vị hoạt động không bình thường dẫn đến tình trạng trào ngược

Thông thường mỗi ngày dịch mật tiết ra khoảng 700 – 800ml và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật không chứa men tiêu hóa, nhưng vô cùng quan trọng ở quá trình tiêu hóa ruột,  và chất có tác dụng tiêu hóa duy nhất đó là acid mật.

Bên cạnh đó, tại một lý nào đó, nếu như van môn vị đóng không kín sẽ khiến trào ngược dạ dày tại dịch mật. Và ngược lại nếu van tâm vị mở sẽ dẫn đến trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân của trào ngược dịch mật

Khi van môn vị bị tổn thương và hoạt động không theo một trình tự nào sẽ khiến cho dịch mật bị trào ngược lên dạ dày và tiếp theo đó khi dịch mật ở cùng với dạ dày và dịch dạ dày lại trào lên vùng thực quản và gây ra những triệu chứng khó chịu ở người bệnh.

Sau đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dịch mật bạn nên biết:

Do phẫu thuật túi mật

Các chuyên gia thống kê cho rằng, có sự gia tăng trào ngược dịch mật ở những bệnh nhân từng can thiệp ngoại khoa trước đó như: sỏi mật, u túi mật và viêm teo túi mật.

Do phẫu thuật cắt dạ dày

Người bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật như cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân sẽ khiến cho chức năng đóng mở của van môn vị bị ảnh hưởng, và từ đó tạo điều kiện để dịch mật trào ngược lên thực quản.

Do quá trình tiêu hóa thức ăn

Do lượng thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng quá lâu và gây ra áp lực lên cơ thắt dưới thực quản và đưa đến hiện tượng dịch mật từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

Do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dạ dày bị tổn thương sẽ tác động lên cơ môn vị khiến cho trương lực của cơ này hoạt động không bình thường, khi chức năng bị suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dịch mật di chuyển tiến vào dạ dày và dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật.

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường có nguy cơ trào ngược dịch mật cao hơn so với người bình thường. Do quá trình tiêu hóa của người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ khó khăn hơn và thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa dẫn đến lượng thức ăn bị ứ đọng tạo áp lực đến cơ môn vị.

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường có nguy cơ trào ngược dịch mật cao vì quá trình tiêu hóa chậm và khó khăn

Triệu chứng nhận biết của trào ngược dịch mật

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh trào ngược dịch mật với bệnh trào ngược thực quản vì cà hai đều có triệu chứng khá tương đồng với nhau. Để tránh nhận biết sai thì bài viết sẽ cung cấp một số triệu chứng để người bệnh phân biệt được và điều trị sao cho phù hợp.

Biến chứng của trào ngược dịch mật

Theo các chuyên gia cho rằng, đa số người bệnh đều bị mắc song song hai bệnh đó là trào ngược dạ dày và trào ngược dịch mật. Khi hai căn bệnh xảy ra cùng một lúc sẽ khiến cho cả lớp niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu như người bệnh không được điều trị đúng phương pháp và dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường như:

Chẩn đoán chứng trào ngược dịch mật

Thông thường khi đi điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm và khám lâm sàng để xem các bộ phận cơ quan trong cơ thể đang gặp phải những vấn đề gì. Để phân biệt được bệnh trào ngược dịch mật thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng những cách như sau:

Sử dụng phương pháp nội soi để quan sát trực tiếp hình ảnh tá tràng qua lỗ môn vị

Điều trị bệnh trào ngược dịch mật

Sau khi được các bác sĩ thực hiện chẩn đoán, dựa vào hình ảnh và một số thử nghiệm đã thực hiện thì người bệnh sẽ được điều trị theo những phương pháp khác nhau, dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Phần lớn bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc nhưng trong một vài trường hợp nghiêm trọng thì phải cần đến phẫu thuật mới khắc phục được tình trạng. Một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày được áp dụng:

1. Sử dụng thuốc Tây

Điều trị trào ngược dạ dày giúp tình trạng cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự tái phát bệnh bằng một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định như:

Đây là một số loại thuốc tham khảo, người bệnh không được tự ý mua sử dụng mà chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ, không nên sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Can thiệp ngoại khoa

Người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên thực hiện phẫu thuật trong trường hợp sử dụng thuốc vẫn không làm giảm các triệu chứng. Khi đó bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, và người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuua65t bằng các phương pháp sau đây:

Chăm sóc và phòng bệnh trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật phần lớn không liên quan đến các yếu tố lối sống. Tuy nhiên trong quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm những biện pháp phòng ngừa cũng như thay đổi thói quen sống sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm bằng những cách sau đây:

Bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào thực đơn giúp ngăn ngừa acid tiết dịch vị

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dịch mật mà bạn cần quan tâm để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hi vọng những chia sẻ từ phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng trào ngược dịch mật để có thể biết được cách phòng ngừa và bảo vệ tốt hệ tiêu hóa của mình.

Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Nguồn: https://ihs.org.vn/trao-nguoc-dich-mat-13476.html

Xem thêm: Đau nửa vùng bụng

Rate this post
Exit mobile version