Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư mũi: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư mũi ít xuất hiện nhưng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Quá trình chữa bệnh cần phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Nếu người bệnh điều trị qua loa, ung thư mũi sẽ đe dọa tới tính mạng.

Ung thư mũi: Nguyên nhân và triệu chứng

Ung thư mũi là bệnh ác tính, xuất hiện khi các tế bào lót ở phía sau cánh mũi có sự biến đổi. So với nữ giới thì nam giới dễ mắc bệnh nhiều hơn.

Ung thư mũi sẽ đe dọa sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây ung thư mũi

Khi tế bào ác tính trong hốc và xung quanh khoang mũi tăng sinh bất thường sẽ gây bệnh ung thư mũi. Tình trạng này chỉ chiếm 3% khối u thuộc đường hô hấp trên. Những yếu tố gia tăng nguy cơ hình thành khối u gồm:

Rượu, bia, thuốc lá, cần sa đều gia tăng nguy cơ hình thành khối u. Mặt khác, rượu còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tại cổ và đầu.

Độ tuổi: Những đối tượng ở tuổi 45 – 85 và đặc biệt là phái nam có lối sống không lành mạnh rất dễ gặp phải.

HPV là virus Papillomavirus, chúng có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư tại khoang mũi hoặc xoang cạnh mũi. Bạn có thể nhiễm HPV do quan hệ tình dục thiếu an toàn.

Khối u dễ hình thành hơn khi người bệnh thường xuyên hít phải bột bụi, bụi từ gỗ, bụi crom, bụi niken, amiăng, khí mù tạt, khói thải radium hoặc formaldehyde, rượu isopropyl, dung môi để sản xuất giày hoặc đồ nội thất.

Ung thư biểu mô tuyến, ung thư nguyên bào thần kinh, u tương bào, ung thư di căn, ung thư tế bào hắc tố, ung thư hạch, sarcôm, u nhú chuyển dạng là những bệnh lý gia tăng nguy cơ gây ung thư.

Triệu chứng ung thư mũi

Triệu chứng của bệnh ung thư mũi đã xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, các biểu hiện của khối u vẫn chưa rõ rệt nên bệnh nhân khó phát hiện sớm. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện dưới đây, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe:

Dấu hiệu nhận biết ung thư mũi chỉ xuất hiện rõ rệt trong giai đoạn sau. Khi bệnh đã ở tình trạng nặng, quá trình điều trị sẽ gặp vô vàn khó khăn. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện vấn đề. Ung thư xoang mũi được phát hiện càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao.

Triệu chứng điển hình của ung thư mũi là chảy máu cam

Ung thư mũi có chữa được không?

Thực tế, ung thư mũi có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Đa số các bệnh nhân chỉ phát hiện ung thư ở giai đoạn cuối, nghĩa là tế bào ung thư đã di căn sang cơ quan khác và rất khó điều trị.

Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị ung thư mũi sống được bao lâu? Các bác sĩ cho biết, thời gian sống của từng người dựa vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có lối sống, sự hợp tác khi điều trị, tinh thần…

Nếu người bệnh phát hiện ung thư mũi sớm, cơ hội chữa khỏi nằm ở mức cao, thời gian sống cũng kéo dài. Muốn quá trình chữa bệnh thuận lợi, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm chẩn đoán và xác
định mức độ di căn. Sau đó, chuyên gia có thể dựa vào kết quả kiểm tra để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Khám lâm sàng

Quy trình chẩn đoán cần dựa vào những yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, loại ung thư nghi ngờ, triệu chứng, kết quả xét nghiệm trước.

Bác sĩ có thể quan sát triệu chứng tại những vị trí như mô, má, cổ, nướu… và hỏi về lịch sử bệnh tình. Bước thăm khám giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ các khả năng bệnh nhân dễ gặp phải.

Xét nghiệm khác

Để kết quả kiểm tra có độ chính xác cao nhất, bệnh nhân sẽ được thực hiện thêm một số chẩn đoán khác. Bao gồm:

Sinh thiết: Bác sĩ tiêm thuốc gây mê rồi lấy mẫu mô tại xoang mũi soi dưới kính hiển vi. Bước này được thực hiện để xác định bạn có bị ung thư không.

Nội soi:

Nhân viên y tế sử dụng thiết bị nội soi chuyên dụng có gắn camera và luồn qua hốc mũi, miệng, cổ, vòm họng… Thông qua hình ảnh chiếu trên máy tính, bác sĩ có thể thấy sự bất thường trong hốc xoang.

Chụp X-quang:

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp chuyên gia thấy tình trạng khối u nằm trong xoang. Tuy nhiên, biện pháp này thường được áp dụng với bệnh nhân có khối u với kích thước lớn.

Xạ hình xương:

Mục tiêu của kỹ thuật này là kiểm tra tình trạng di căn của các khối u tại xương. Xương lành sẽ có màu xám trong khi xương chấn thương xuất hiện màu tối

MRI (chụp cộng hưởng từ):

Với MRI, bác sĩ có thể thấy rõ lớp hộp sọ, nếp cuộn, rãnh, tam thất não… để xác định ranh giới khối u cũng như tình trạng tổn thương tại phía chân sau.

PET (chụp cắt lớp phát xạ Positron) hoặc chụp PET-CT:

Biện pháp quét PET thường kết hợp với chụp CT để ghi hình ở mức độ tế bào và phân tử. Từ đó, phương pháp này sẽ hỗ trợ quá trình phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Mặt khác, bác sĩ cũng có thể phân biệt được đâu là khối u ác tính và có biện pháp điều trị chính xác.

Nên tìm hiểu: 

  • Thuốc trị viêm xoang của Nhật loại nào được bác sĩ khuyên dùng?

Phương pháp điều trị ung thư mũi

Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng làm giảm triệu chứng nhưng rất khó trị bệnh tận gốc. Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn khá muộn nên cần biện pháp mạnh hơn dùng thuốc. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc để hỗ trợ quá trình chữa bệnh chuyên sâu.

Chữa ung thư hốc mũi bằng xạ trị

Đây là phương pháp dùng tia X tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị được áp dụng trước hoặc sau quá trình phẫu thuật nhằm làm giảm kích thước của khối u. Trong một số trường hợp không thể phẫu thuật, chuyên gia sẽ chỉ định xạ trị là phương pháp chính.

Một trong những biện pháp quen thuộc là xạ trị

Xạ trị trong:

Bác sĩ tiến hành cấy chất phóng xạ vào gần khối u. Trong thời gian này, bệnh nhân cần cách ly để không lây chất phóng xạ cho người khác.

Xạ trị ngoài:

Phương pháp xạ trị ngoài được áp dụng rất phổ biến trong thời kỳ hiện nay. Những cách chữa được áp dụng nhiều là:

Lưu ý, xạ trị có thể gây khô da, khô miệng, kích ứng da, mệt mỏi, chán ăn, giảm thính lực, suy tuyến giáp… Các chuyên gia vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để làm giảm tác dụng phụ của biện pháp này.

Trị ung thư mũi bằng hóa trị

Hóa trị sử dụng hóa chất nhằm ngăn cản tế bào ung thư phát triển, phân bào và tiêu diệt chúng. Những hóa trị phổ biến gồm thuốc, truyền tĩnh mạch IV. Liệu pháp này được tiến hành độc lập nhưng cũng có thể kết hợp xạ trị trước, phẫu thuật sau.

Tác dụng phụ của biện pháp có sự khác biệt ở mỗi đối tượng. Bệnh nhân dễ gặp phải biến chứng như nhiễm trùng, buồn nôn, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi…

Phẫu thuật trị ung thư mũi

Phẫu thuật giúp bệnh nhân loại bỏ khối u trong khoang mũi hoặc xoang cạnh mũi. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật hoạt động độc lập sẽ rất khó loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Vì vậy, bác sĩ cần kết hợp với những biện pháp khác để loại bỏ hoàn toàn tế bào mắc bệnh.

Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

Bệnh nhân có thể được điều trị bởi một trong các loại phẫu thuật sau:

Khi thực hiện cách chữa ngoại khoa, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Bởi lẽ, khối u nằm gần các bộ phận như mắt, não, miệng, mạch máu, dây thần kinh… Mặt khác, biện pháp này còn khiến người bệnh bị sưng mặt hoặc khó thở.

Cách phòng bệnh ung thư mũi

Bên cạnh quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý tới hoạt động chăm sóc giảm nhẹ. Mục đích thực hiện là cải thiện chất lượng cuộc sống khi bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.

Biện pháp chăm sóc giảm nhẹ được thực hiện bởi các nhân viên y tế, chuyên gia vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ được đánh giá toàn diện về sức khỏe và điều trị tâm lý để tinh thần thoải mái.

Những đối tượng khỏe mạnh nên thực hiện các phương pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:

Ung thư mũi có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân khi họ thiếu cẩn trọng trong thời gian điều trị. Vì lẽ đó, bạn nên tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn biến chứng xấu ảnh hưởng sức khỏe. Chúc các bạn tìm được phương pháp trị bệnh phù hợp và sớm thoát khỏi ung thư.

Bài viết hay:

  • TOP 14 thuốc trị viêm xoang tốt nhất, hiệu quả cao, an toàn cho người dùng
  • Viêm xoang trán có gây nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/ung-thu-mui.html

Xem thêm: Tác hại không ngờ của bệnh thiếu hụt vitamin D

Rate this post
Exit mobile version