Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, còn được gọi là hộp thanh âm. Thanh quản dài khoảng 5 cm và rộng khoảng 5 cm, nằm phía trên đường dẫn khí (hay còn gọi là khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản.
Thanh quản có 2 bó cơ hình thành nên dây thanh âm. Sụn nằm phía trước thanh quản đôi khi được gọi là quả táo Adam.
Thanh quản có 3 phần chính:
Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn.
Thanh môn nằm ở giữa. Dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn. Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng. Hạ thanh môn nối liền với đường dẫn khí.
Thanh quản có vai trò trong việc thở, nuốt và nói. Nó có vai trò giống như một van ở trên khí quản. Khi van này đóng mở giúp cho việc thở, nuốt và nói:
Thở: Khi thở, dây thanh âm giãn ra và hai dây tách xa nhau. Khi hít vào, hai dây thanh âm sẽ đóng chặt lại.
Nuốt: Thanh quản giúp bảo vệ khí quản. Khi nuốt, một lá hay còn gọi là vùng cạnh thanh môn sẽ bao phủ phần mở của hạ họng giữ cho thức ăn sẽ không đi vào phổi. Thức ăn sẽ đi qua thực quản trước khi vào dạ dày.
Nói: Thanh quản tạo nên âm thanh của giọng nói. Khi nói, dây thanh âm sẽ đóng chặt lại và di chuyển vào sát nhau hơn. Khí từ phổi sẽ tạo nên áp lực giữa hai dây thanh âm và làm chúng rung lên và tạo nên âm thanh trong giọng nói của bạn. Lưỡi, môi và răng chuyển các âm thanh này thành từ ngữ.
Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản, sự thay đổi trong ADN tế bào làm cho tái tạo các tế bào không kiểm soát được, điều này tạo ra một sự tăng trưởng của mô, dẫn đến khối u. Đây là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung ở Việt Nam và xếp hàng thứ hai ở các bênh ung thư vùng đầu cổ chỉ đứng sau ung thư vòm họng
Nếu khối u ở thanh quản xâm lấn đến phổi, các tế bào ung thư ở phổi cũng chính là các tế bào ung thư thanh quản. Bệnh này được gọi là ung thư di căn của thanh quản, chứ không phải là ung thư phổi và cũng được điều trị như ung thư thanh quản chứ không phải như ung thư phổi. Các thầy thuốc đôi lúc gọi khối u mới này là bệnh lan tràn.
Nguy cơ ung thư thanh quản
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Các thầy thuốc không thể giải thích được vì sao bệnh nhân này bị bệnh còn bệnh nhân khác thì không. Nhưng chúng ta biết ung thư thanh quản là bệnh không lây lan. Người ta không thể nhiễm ung thư từ một người khác.
Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng bị ung thư thanh quản cao hơn.
Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng.
Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều nhũng người không hút thuốc lá. Nguy cơ này còn cao hơn ở những người hút thuốc kèm theo có nghiện rượu nặng. Những người đã ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư thực quản cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, từ bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai vùng đầu mặt cổ ở những bệnh nhân đã bị ung thư thanh quản. (Ung thư thanh quản là một trong số các ung thư vùng đầu mặt cổ).
Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu. Nguy cơ tăng cao tuỳ thuộc lượng rượu uống vào. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bệnh nhân vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản. Khoảng 1 trong số 4 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu mặt cổ sẽ bị mắc ung thư thứ 2 cũng tại vùng đầu mặt cổ.
Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản. Ngoài ra, tiếp xúc với amiăng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Những công nhân làm việc với amiăng cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn làm việc để tránh bị hít phải bụi amiăng.
Những nghiên cứu khác cho rằng bị nhiễm một số loại virus hoặc chế độ ăn thiếu vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Một yếu tố nguy cơ khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Các triệu chứng ung thư thanh quản
Các triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của khối u và vị trí của nó ở thanh quản. Các triệu chứng bao gồm:
Nói khàn hoặc thay đổi giọng nói.
Khối u ở cổ
Đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng
Ho kéo dài
Khó thở, thở kém
Đau tai
Gầy sút cân
Các triệu chứng này có thể do ung thư khác gây ra hoặc do bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Chỉ có các bác sỹ mới có thể khẳng định được điều này.
Chẩn đoán ung thư thanh quản
Khi có biểu hiện một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản, các bác sỹ sẽ cho làm một vài hoặc tất cả các xét nghiệm sau:
Khám lâm sàng: Các bác sỹ sẽ khám cổ của bạn và kiểm tra tuyến giáp, thanh quản và các hạch vùng để tìm các khối u hoặc các chỗ phồng bất thường. Để nhìn thấy họng của bạn các bác sỹ có thể phải đè lưỡi của bạn xuống
Nội soi thanh quản gián tiếp: Các bác sỹ sử dụng một gương nhỏ dài để kiểm tra thanh quản của bạn tìm kiếm những vùng bất thường và kiểm tra hai dây thanh âm có di động bình thường hay không. Khám nghiệm này sẽ không gây đau. Bác sỹ có thể sẽ xịt vào họng của bạn một loại thuốc gây tê tại chỗ giúp bạn tránh bị phản xạ nôn oẹ. Khám nghiệm này được làm tại phòng của bác sỹ.
Soi thanh quản trực tiếp: Các bác sỹ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của bạn một ống mỏng có đèn sáng được gọi là ống soi thanh quản. Khi ống soi này đi đến họng của bạn, họ có thể nhìn thấy các vùng mà họ không nhìn thấy được trên gương. Gây tê tại chỗ giúp làm giảm sự khó chịu và chống lại sự nôn oẹ. Bạn cũng có thể được sử dụng một thuốc an thần nhẹ giúp cho bạn đỡ căng thẳng. ĐôI khi bác sỹ có thể sử dụng thuốc gây tê toàn thân giúp cho bệnh nhân ngủ. Khám nghiệm này có thể được làm tại phòng của bác sỹ, ở phòng khám ngoại trú hoặc trong bệnh viện.
Chụp cắt lớp vi tính: máy tia X sẽ được nối với máy tính sẽ chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết của vùng cổ. Bạn có thể phảI tiêm một chất nhuộm màu đặc biệt giúp cho thanh quản của bạn sẽ hiện rõ lên trên hình ảnh. Nhờ biện pháp chụp cắt lớp vi tính các bác sỹ có thể nhìn rõ các khối u vùng thanh quản hoặc các vị trí khác ở cổ của bạn.
Giải phẫu bệnh: Nếu một trong các xét nghiệm trên xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bác sỹ có thể lấy đI một mảnh nhỏ tổ chức để làm xét nghiệm. Việc lấy đI một mảnh nhỏ này được gọi là làm giảI phẫu bệnh. Khi làm giải phẫu bệnh, bạn có thể được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân và các bác sỹ lấy mảnh bệnh phẩm qua nội soi thanh quản. Sau đó nhà giảI phẫu bệnh sẽ nhìn vào mảnh bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử để tìm các tế bào ác tính. GiảI phẫu bệnh là cách duy nhất để khẳng định khối u là ác tính hay không.
Khi cần được làm giảI phẫu bệnh, bạn có thể hỏi bác sỹ các câu hỏi sau:
TôI sẽ được làm loại giải phẫu bệnh gì? Tại sao?
Khám nghệm này kéo dàI bao lâu? Tôi sẽ tỉnh chứ ? Nó có gây đau không?
Trong bao lâu tôI sẽ được biết kết quả?
Có những nguy cơ rủi ro nào không ? Có nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm khuẩn không ?
Nếu tôI bị ung thư, ai sẽ nói chuyện với tôI về biện pháp điều trị, khi nào?
Đánh giá giai đoạn ung thư thanh quản
Để lập được một kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sỹ của bạn cần phải đánh giá giai đoạn, sự lan rộng của khối u. Để đánh giá giai đoạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng xem ung thư đã lan rộng hay chưa, nếu đã lan rộng thì lan đến bộ phận nào của cơ thể. Các bác sỹ có thể chụp Xquang thường hoặc chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định xem khối u đã lan tràn ra hạch vùng, các vị trí khác ở vùng cổ hoặc di căn xa.
Điều trị ung thư thanh quản
Những bệnh nhân bị mắc ung thư thanh quản luôn mong muốn có vai trò chủ động trong việc quyết định chiến lược chăm sóc sức khoẻ của họ. Đó là điều tất nhiên khi bạn mong muốn được biết về căn bệnh và sự lựa chọn điều trị của mình. Tuy nhiên, sau khi được chẩn đoán ung thư, bạn sẽ bị choáng và áp lực sẽ làm bạn khó nhớ được mình sẽ hỏi bác sỹ các vấn đề gì. Sau đây là một vài ý tưởng có thể giúp được bạn:
Tạo một danh sách hàng loạt các câu hỏi.
Ghi lại các điểm cần lưu ý trong cuộc hẹn với bác sỹ.
Hỏi ý kiến bác sỹ liệu bạn có thể ghi âm cuộc đàm thoại hay không.
Yêu cầu một người trong gia đình hoặc một người bạn đi cùng với bạn.
Bác sỹ của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn đến các chuyên gia điều trị ung thư thực quản như phẫu thuật viên tai mũi họng, các bác sỹ xạ trị ung thư hoặc các bác sỹ điều trị nội khoa ung thư. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sỹ của bạn giới thiệu bạn chuyển đi. Quá trình điều trị sẽ bắt đầu trong vòng vài tuần sau chẩn đoán. Đây thường là thời gian giúp bạn nói chuyện với bác sỹ của bạn về sự lựa chọn điều trị, tham khảo ý kiến thứ 2 thu thập thêm nhiều thông tin về căn bệnh trước khi có quyết định điều trị.
Tham khảo ý kiến thứ hai
Trước khi bắt đầu điều trị, có thể bạn cần tham khảo ý kiến thứ hai về kế hoạch chẩn đoán và điều trị. Một vài công ty bảo hiểm yêu cầu có nguồn thông tin thứ hai, một số công ty khác có thể sẽ chi trả cho bạn nếu bạn hoặc bác sỹ của bạn yêu cầu. Có một số cách để tìm bác sỹ cho bạn ý kến thứ hai:
Bác sỹ của bạn có thể giới thiệu bạn hoặc bản thân bạn có thể yêu cầu bác sỹ cho gặp một hoặc nhiều chuyên gia. ở các trung tâm ung thư, các chuyên gia có thể cùng làm việc với nhau thành một nhóm. Nhóm này có thể bao gồm các phẫu thuật viên, bác sỹ xạ trị, bác sỹ nội khoa ung thư, bác sỹ giải phẫu bệnh, và bác sỹ dinh dưỡng và bạn có thể gặp được tất cả các bác sỹ cùng một lúc.
Chuẩn bị điều trị
Bác sỹ có thể sẽ mô tả cho bạn các lựa chọn điều trị và kết quả mà bạn có thể đạt được sau mỗi cách điều trị. Bạn cũng có thể mong muốn được biết các biện pháp điều trị này có thể ảnh hưởng đến hình dáng, giọng nói và hơi thở của bạn thế nào. Bạn và bác sỹ của bạn có thể cùng làm việc để phát triển kế hoạch điều trị phù hợp.
Sự lựa chọn điều trị phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguy cơ, bao gồm: tình trạng chung cơ thể, vị trí khối u trên thanh quản, kích thước khối u, sự lan tràn của khối u.
Bạn có thể hỏi về việc tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu các phương pháp điều trị mới. Các thử nghiệm lâm sàng là một sự lựa chọn rất quan trọng. Các bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm này có cơ hội đầu tiên được hưởng quyền lợi từ các biện pháp điều trị mới có nhiều hứa hẹn từ các nghiên cứu trước đó.
Nếu bạn hút thuốc lá, cách tốt nhất để chuẩn bị cho điều trị là ngừng hút thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị sẽ có kết quả tốt hơn ở những bệnh nhân không hút thuốc.
Các biện pháp điều trị
Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật hoặc hoá chất đơn thuần hay kết hợp.
Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia X tấn công vào khối u và tổ chức xung quanh. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới các tế bào trong trường chiếu. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày một tuần trong 5 đến 8 tuần.
Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay kết hợp phẫu thuật hoặc hoá chất.
Xạ trị đơn thuần: Điều trị cho các khối u nhỏ hoặc các bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật.
Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật. Với những khối u tái phát sau phẫu thuật thường được điều trị tia xạ.
Xạ trị kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.
Sau tia xạ có nhiều bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tạm thời bằng ống thông dạ dày.
Điều trị phẫu thuật là biện pháp sử dụng tia laser nhằm lấy bỏ khối u trong khi bệnh nhân được gây mê. Cách thức phẫu thuật chủ yếu dựa vào kích thước và vị trí khối u. Có nhiều loại phẫu thuật ung thư hạ họng thanh quản:
Cắt toàn bộ thanh quản.
Cắt một phần thanh quản:
Cắt thanh quản trên thanh môn: là phẫu thuật lấy bỏ phần trên thanh quản và vùng thượng thanh môn.
Cắt dây thanh âm: lấy bỏ một hoặc hai dây thanh âm
Đôi khi phẫu thuật viên cũng lấy bỏ cả những khối hạch vùng cổ. Phương pháp này được gọi là nạo vét hạch. Phẫu thuật viên nhiều khi cũng cắt cả tuyến giáp.
Trong cuộc mổ ung thư thanh quản, phẫu thuật viên có thể cần phải mở khí quản. ống mở khí quản là một đường dẫn khí mới đi qua một lỗ mở ở phía trước cổ. Không khí sẽ vào và đi ra khỏi khí quản và phổi thông qua lỗ mở này. ống mở khí quản hay giúp đường dẫn khí mới luôn mở. Đối với một số bệnh nhân, lỗ mở khí quản chỉ là tạm thời. Nó chỉ cần thiết cho tới khi bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật. Các thông tin sẽ được cung cấp thêm ở phần “Chung sống với mở khí quản”
Sau phẫu thuật một số bệnh nhân có thể cần một ống nuôi dưỡng tạm thời.
Hoá trị liệu ung thư là việc sử dụng các thuốc diệt tế bào ung thư. Các bác sỹ có thể điều trị một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Các thuốc được sử dụng trong ung thư thanh quản thường dùng đường tiêm tĩnh mạch bơm trực tiếp vào hệ tuần hoàn vào phân bố đến khắp nơi trên cơ thể.
Có nhiều cách sử dụng hoá chất trong ung thư thanh quản:
Trước phẫu thuật hoặc xạ trị: Trong một vài trường hợp, các thuốc được đưa vào với mục đích làm lỏng các khối u kích thước lớn trước phẫu thuật hoặc xạ trị.
Sau phẫu thuật và xạ trị: Hoá chất có thể được sử dụng để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Hoá chất cũng được sử dụng cho các khối u đã lan tràn.
Thay thế phẫu thuật: Hoá chất có thể được sử dụng cùng với xạ trị để thay thế phẫu thuật. Thanh quản không bị cắt bỏ và giọng nói vẫn được giữ nguyên.
Các tác dụng phụ của điều trị ung thư
Điều trị tia xạ
Các bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ có thể bị một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:
Khô miệng: Uống nhiều nước có thể giúp ích cho bạn. Một số bệnh nhân sử dụng nước bọt nhân tạo qua một ống xịt hoặc vắt.
Đau họng và miệng: Nhân viên chăm sóc y tế của bạn có thể xoa giúp làm đau.
Chảy máu khi chăm sóc răng miệng: Rất nhiều bác sỹ khuyên bệnh nhân đến khám nha sỹ trước khi điều trị xạ trị.
Sâu răng: Chăm sóc răng miệng tốt có thể giữ cho răng lợi của bạn được khoẻ và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn thấy khó khăn khi đánh răng như bình thường, bạn có thể sử dụng miếng vải mềm hoặc bàn chải đánh răng mềm hoặc bàn chải với miếng bông mềm thay vì các sợi lông bàn chải.Việc sử dụng kem đánh răng có fluor rất hữu ích.
Thay đổi mùi vị: Trong suốt quá trình điều trị tia xạ, thức ăn có thể sẽ có mùi khác
Mệt mỏi: Trong suốt quá trình điều trị bạn sẽ trở nên rất mệt mỏi, đặc biệt vài tuần sau điều trị. Nghỉ ngơi rất quan trọng nhưng các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân giữ được hoạt động tối đa có thể.
Thay đổi chức năng giọng nói: Vào cuối ngày, giọng nói của bạn có thể trở nên yếu. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết. Phồng thanh quản do tia xạ có thể làm cho bạn có cảm giác thay đổi giọng nói và có khối u ở họng. Bác sỹ điều trị có thể cho bạn dùng thuốc làm giảm sự sưng nề này.
Thay đổi vùng da điều trị: Da vùng điều trị có thể trở nên đỏ và khô. Chăm sóc da tốt là rất quan trọng trong thời gian này. Cố gắng để da vùng này lộ nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tránh mặc quần áo chật, không chà sát vào vùng da được điều trị. Không nên đắp bất kì một thứ gì lên da bệnh nhân trước khi điều trị tia xạ. Hơn nữa, bạn không bao giờ được sử dụng sữa hoặc kem bôi mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Phẫu thuật
Các bệnh nhân được điều trị phẫu thuật có thể gặp các tác dụng phụ sau:
Đau: Bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu trong vòng mấy ngày đầu sau mổ. Tuy nhiên thuốc giảm đau sẽ có tác dụng. Bạn nên cảm thấy thoải mái khi đề cập đến chuyện giảm đau với bác sỹ và y tá chăm sóc bạn.
Mệt mỏi do mất năng lượng: Bạn sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và yếu sau phẫu thuật. Thời gian phục hồi sau mổ khác nhau đối với từng bệnh nhân.
Sưng đau họng: trong một vài ngày sau phẫu thuật, bạn sẽ không thể nào ăn uống và nuốt được. Đầu tiên bạn sẽ được tiếp nước qua đường tĩnh mạch đặt ở tay. Trong vòng một hoặc hai ngày tiếp theo, bạn sẽ ăn và uống qua một ống nuôi dưỡng được đặt trong quá trình phẫu thuật đi từ mồm hoặc mũi đến dạ dày của bạn. ống nuôi dưỡng sé được lấy bỏ khi bạn hết sưng nề và vùng tổn thương bắt đầu lên sẹo. Đầu tiên có thể bạn sẽ nuốt khó khăn và bạn có thể sẽ cần sự giúp đỡ của y tá. Sau một thời gian ngắn bạn sẽ ăn uống đều đặn hơn.
Nếu bạn phải dùng ống nuôi dưỡng hơn 1 tuần, bạn có thể phải dùng một ống đi trực tiếp vào dạ dày. Phần lớn các bệnh nhân sẽ trở lại ăn đồ ăn cứng bằng miệng, nhưng có một số rất ít bệnh nhân phải sử dụng ống nuôi dưỡng vĩnh viễn.
Tăng tiết dịch nhầy: sau phẫu thuật và đường dẫn khí thường tăng tiết dịch. Để loại bỏ chúng, một ống nhựa sẽ được đưa vào khí quản sau đó bệnh nhân sẽ tự ho và hút đờm qua ống mở khí quản mà không cần y tá.
Mệt mỏi: Sau phẫu thuật, một phần của cổ và họng bị tê bì do việc cắt bỏ các dây thần kinh. Hơn nữa vai cổ, cánh tay bị yếu đi và cứng do đó bệnh nhân cần được phục hồi chức năng.
Thay đổi hình dạng bên ngoài: vùng cổ bị nhỏ đi và có sẹo, do đó một số bệnh nhân sử dụng áo cao cổ để che.
Mở khí quản: Sau phẫu thuật ở vùng thượng thanh môn hoặc một phần thanh quản, bệnh nhân sẽ được mở khí quản tạm thời. Sau một thời gian hồi phục ống này được lấy bỏ. Sau đó bệnh nhân sẽ thở và nói như tự nhiên. Với một số bệnh nhân sẽ bị nói khàn hoặc yếu. Với phẫu thuật cắt thanh quản toàn bộ, ống mờ khí quản là vĩnh viễn, bệnh nhân cần được học cách nói mới.
Điều trị hoá chất: Tác dụng phụ của điều trị hoá chất phụ thuộc vào loại thuốc và liều sử dụng. Nhìn chung các thuốc điều trị ung thư tác dụng lên các tế bào phân chia nhanh như:
Tế bào máu: là những tế bào giúp cơ thể chống nhiễm trùng, tạo cục máu đông và chuyên chở oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào máu bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ dễ bị nhiếm khuẩn, dễ chảy máu, và mệt mỏi.
Tế bào vùng chân tóc: hoá chất gây rụng tóc nhưng chỉ tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau điều trị, tuy nhiên tóc có thể bị đổi màu và gẫy rụng.
Tế bào ống tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng bởi hoá chất gây nôn, buồn nôn, ỉa chảy hoặc đau miệng. Phần lớn các dụng phụ trên có thể được kiểm soát bởi những thuốc thế hệ mới.
Dinh dưỡng người bệnh
Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản không còn cảm giác ngon miệng, sau miệng và thay đổi vị giác và khứu giác. Do đó lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Dinh dưỡng tốt đảm bảo đủ năng lượng và protein giúp bệnh nhân không bị gầy sút cân, phục hồi sức khoẻ và hàn gắn vết thương. ăn uống khó khăn có thể do khô miệng do tia xạ, do đó bệnh nhân muốn ăn đồ lỏng, ẩm với nước sốt, cháo, súp và sữa sẽ dễ nuốt hơn. Các y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn thức ăn phù hợp.
Sau phẫu thuật hoặc xạ trị, một số bệnh nhân được đặt sông dạ dày. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường. Các y tá sẽ giúp đỡ bệnh nhân học nuốt trở lại. Một số bệnh nhân thấy nuốt chất lỏng dễ hơn, một số khác thì ngược lại, do đó bản thân bệnh nhân sẽ tìm được cách ăn phù hợp cho chính mình.
Chăm sóc sau mở khí quản
Khắc phục các thay đổi do ung thư thanh quản mang lại là rất khó khăn và là thách thức lớn. Các nhân viên y tế sẽ cố gắng giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh nhất.
Bệnh nhân sẽ được học cách tự chăm sóc sau mở khí quản:
Khi nằm viện, bệnh nhân được học cách làm sạch ống mở khí quản, hút đườm dãi và chăm sóc vùng da xung quanh.
Nếu không khí quá khô và lạnh về mùa đông, phổi và đường dẫn khí tiết nhiều dịch hơn, vùng da xung quanh mở khí quản có thể bị đau. Chăm sóc vùng da xung quanh lỗ mở khí quản và sử dụng máy điều hoà độ ẩm ở nhà và nơi làm việc có thể làm giảm được các triệu chứng này.
Sẽ rất nguy hiểm nếu để nước vào phổi qua lỗ mở khí quản,sử dụng một tấm chắn nhựa hoặc vải sẽ giúp ngăn nước vào trong khi tắm hoặc rửa mặt. Một số dụng cụ che phủ ống mở khí quản chuyên dụng giúp giữ đọ ẩm trong và xung quanh ống mở khí quản, giúp lọc bỏ khói, bụi trong không khí trước khi vào đường dẫn khí. Ngoài ra chúng sẽ giữ các chất tiết của đường dẫn khí không bị bắn ra khi bệnh nhân ho hoặc khạc.
Khi cạo râu, bệnh nhân cần lưu ý rằng cổ có thể bị cứng trong vòng vài tháng sau phẫu thuật. Tốt nhất nên sử dụng dao cạo râu nhựa tránh làm tổn thương da.
Bệnh nhân có sử dụng ống mở khí quản có thể làm hầu hết tất cả mọi công việc đã từng làm trước đó, tuy nhiên khi làm công việc nặng sẽ khó khăn do họ không giữ được hơi. Ngoài ra họ không thể tham gia bơi lội và các môn thể thao dưới nước khi không có các phương tiện bảo hộ đặc biệt.
Một số bệnh nhân cảm thấy lo sợ về những ảnh hưởng trong quan hệ tình cảm. Các chuyên gia tư vấn hoặc các tổ chức khác có thể giúp ích nhiều cho họ.
CHỦ ĐỀ ĐANG XEM:
Xem thêm: Viêm da dị ứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?