Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Vảy phấn hồng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả

Vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh khiến người mắc phải vô cùng khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vậy nguyên nhân bệnh vảy phấn hồng là gì? cách chữa vảy nến hồng như thế nào hiệu quả? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.

Vảy phấn hồng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả

Bệnh vảy phấn hồng là gì? Có ngứa không?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh, chúng ta phải hiểu được vảy phấn hồng là bệnh gì. Vảy phấn hồng là một dạng tổn thương da cấp tính. Người đầu tiên phát hiện và mô tả bệnh là Gibert, vì vậy tên tiếng Anh của căn bệnh này được gọi là Pityriasis rosea of Gibert.

Thông thường, vảy phấn hồng khá lành tính và tự khỏi sau một thời gian. Vậy nên nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy vậy, nếu là trẻ nhỏ hoặc bà bầu bị vảy phấn hồng thì chúng ta cần điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra một số biến chứng.

Thống kê cho thấy, vảy nến hồng xuất hiện ở phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi, nằm trong khoảng 10 đến 35 tuổi. Trong đó, nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn nam giới, chiếm 58-60%.

Vảy phấn hồng có ngứa không? câu trả lời là có. Bệnh gây tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Hơn thế nữa, vảy phấn hồng còn có thể gây ra một số biến chứng ở trẻ em và phụ nữ mang thai như:

Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng

Khi mắc vảy nến phấn hồng, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các đốm hình tròn hoặc hình bầu dục màu hồng. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thông thường là lưng, bụng, tay,… Dưới đây là một số hình ảnh vảy phấn hồng cụ thể.

Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở mặt
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở bụng
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở cổ
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở tay
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở lưng
Vảy phấn hồng nang lông

Nguyên nhân bị vảy phấn hồng

Để điều trị bệnh dứt điểm, chúng ta cần biết nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tuy nhiên, Y học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh của vảy phấn hồng. Dựa trên những nghiên cứu, các chuyên gia cho biết đây là một bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng bệnh Gibert có liên quan đến một số loại thuốc như: ketotifen, griseofulvi, isotretinoin, barbioturiques, metronidazon,…

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy vảy nến hồng có nguyên nhân là một loại virus hoặc vi khuẩn, cụ thể là virus Epstein-Barr – thuộc họ Herpès, HHP6 hay HHP7. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh có khả năng phát thành dịch nhỏ vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Dấu hiệu bệnh vảy nến phấn hồng

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh vảy nến phấn hồng thường không có các biểu hiện rõ rệt. Vậy nên, người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, dị ứng tiếp xúc,…

Sau một thời gian, vảy nến phấn hồng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: 

Dấu hiệu bệnh vảy nến phấn hồng

Với bệnh vảy nến hồng, các tổn thương trên da xuất hiện từ lớn tới nhỏ. Nghĩa là một đám da lớn xuất hiện biểu hiện, sau đó khoảng 1-2 tuần sẽ có các đám da nhỏ hơn có màu đỏ, sần, giống như các nốt ban mề đay, đôi khi sẽ có vảy khô màu xám phủ lên. Sau khi phát bệnh một thời gian, các tổn thương trên da sẽ tạo thành các đường song song tương tự như hình cây thông.

Bị vảy phấn hồng phải làm sao? Cách chữa hiệu quả

Vẩy phấn hồng ngứa ngoài da khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, chúng ta có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây.

Áp dụng Tây Y chữa bệnh vảy nến phấn hồng

Như đã nói ở phần trước đó, thông thường bệnh vảy nến hồng sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy vậy, những cơn ngứa rát mà bệnh gây ra khiến người bệnh phải dùng tay gãi để giảm bớt cơn ngứa, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nên, để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dưới đây:

Da của người mắc bệnh vảy nến phấn hồng rất nhạy cảm. Do đó bạn nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không hương và có chiết xuất từ thiên nhiên. Kết hợp với Calamine để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.

Những thuốc kháng Histamin thường để giảm các triệu chứng của vảy phấn hồng thường được chỉ định đó là: Loratadine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine và Cetirizine,…

Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến như: Aciclovir, Erythromycin và Famciclovir. Những loại thuốc này có khả năng rút ngắn thời gian bệnh xuống 1-2 tuần và đặc biệt hiệu quả với những trường hợp mới bị vảy nến hồngmắc bệnh.

Thuốc này thường dành cho những trường hợp da bị ngứa nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Một số loại thuốc chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như: Diprosone, Flucinar, Elomet, Elomet…

Thuốc chứa Corticoid chữa vảy phấn hồng

Trong trường hợp tình trạng phát ban kéo dài, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và bao phủ phần lớn cơ thể thì bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh. Ngoài ra, có một số người còn dùng ánh sáng tự nhiên để giúp vùng da tổn thương mờ dần. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo phương pháp này có thể gây cháy nắng, sậm màu da và tăng nguy cơ ung thư da.

Áp dụng Đông y chữa bệnh vảy phấn hồng hiệu quả

Một số người bệnh có cơ địa mẫn cảm nên không thể sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh vảy nến phấn hồng, lúc này, Đông y sẽ là phương pháp được lựa chọn. Dựa vào từng giai đoạn bệnh, chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc sau đây.

Thuốc bôi Đông y trong giai đoạn bệnh khởi phát: Bạn sử dụng nhũ cao lưu hoàng 5% thoa đều lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện như vậy cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc bôi Đông y trong giai đoạn bệnh đã ổn định: Người bệnh sử dụng cao mềm lưu hoàng 10% hoặc cao mềm hùng hoàng bôi lên vùng da tổn thương 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc ngâm rửa:

Bài thuốc uống:

Kết hợp thêm châm cứu, bấm huyệt chữa vảy nến hồng:

Theo Đông y, khi bấm huyệt hoặc châm cứu, các kinh mạch sẽ được đả thông, lưu thông máu tốt hơn. Những huyệt bạn có thể tác động đến như: Túc tam lý, Khúc trì, Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Phi dương,…

Chữa bệnh vảy nến hồng hay bất kỳ bệnh nào khác theo Đông y cũng cần sự nhẫn nại, kiên trì. Có thể trong thời gian đầu, bạn sẽ không thấy triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên về lâu dài, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Áp dụng Đông y chữa bệnh vảy phấn hồng hiệu quả

Dùng mẹo dân gian chữa bệnh vảy phấn hồng

Bên cạnh phương pháp Đông y và Tây y, trong dân gian cũng có một số mẹo chữa bệnh vảy nến hồng hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của người bệnh.

Dùng bột yến mạch chữa bệnh vảy nến phấn hồng

Lời khuyên của bác sĩ cho người bị vảy phấn hồng

Để quá trình điều trị bệnh vảy phấn hồng diễn ra hiệu quả và an toàn, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên của bác sĩ như sau:

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh vảy phấn hồng, giúp bạn đọc hiểu được bệnh vảy nến hồng là gì. Khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên đến ngay cơ quan y tế chuyên khoa để ngăn chặn và điều trị bệnh sớm nhất.

Xem thêm: Tác hại của việc nghiện thuốc lá

Rate this post
Exit mobile version