Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn trở nên kém nhạy cảm hoặc “vô hiệu hóa” hoàn toàn hoạt tính của thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải sinh thiết mô và nuôi cấy nhằm xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn để xây dựng phác đồ phù hợp.

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là gì?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là tình trạng xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trở nên kém nhạy cảm với hoạt tính của thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, vi khuẩn có thể tồn tại ngay cả khi sử dụng kháng sinh đều đặn và đúng liều lượng. Nguyên nhân là do vi khuẩn bắt đầu biến đổi và dần “vô hiệu hóa” cơ chế của thuốc.

Hầu hết các loại kháng sinh đều có hoạt tính kém ở môi trường axit. Vì vậy khi xây dựng phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp, bác sĩ thường dùng đồng thời với 1 – 2 loại thuốc giảm axit dạ dày nhằm đảm bảo hiệu quả ức chế vi khuẩn. Trước đây, hầu hết trường hợp đều đáp ứng tốt phác đồ ban đầu (khoảng 95%). Tuy nhiên những năm gần đầy, tỷ lệ kháng thuốc có xu hướng tăng lên đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ở giai đoạn vi khuẩn kháng thuốc, điều trị thường gặp nhiều bất lợi. Nếu không cẩn trọng, vi khuẩn có thể kháng toàn bộ các loại kháng sinh nhạy cảm và không thể điều trị hoàn toàn. Loại vi khuẩn này không chỉ gây viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản mà còn làm teo niêm mạc và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là không tuân thủ điều trị và sử dụng kháng sinh bừa bãi.

1. Không tuân thủ điều trị

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp thường được chỉ định trong vòng 14 ngày hoặc hơn tùy vào mức độ đáp ứng. Để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, cần sử dụng thuốc liên tục theo liều lượng và tần suất được bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên nếu thường xuyên quên dùng thuốc, tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng sai liều có thể làm giảm hoạt tính của kháng sinh, kích thích vi khuẩn biến đổi và “vô hiệu hóa” cơ chế thuốc.

2. Sử dụng kháng sinh bừa bãi

Khác với các dạng nhiễm khuẩn khác, nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) không phát sinh các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì vậy vi khuẩn có thể trú ngụ ở niêm mạc dạ dày trong suốt một thời gian dài.

Sử dụng kháng sinh tùy tiện là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc

Nếu thường xuyên sử kháng sinh, vi khuẩn có thể bị “lờn thuốc” và giảm mức độ đáp ứng khi áp dụng phác đồ tiệt trừ. Ngoài ra, tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc cũng có thể là hệ quả do tùy tiện sử dụng kháng sinh khi chưa tiến hành thăm khám.

Thực tế cho thấy, nhiều người có thói quen dùng kháng sinh khi bị đau bụng, viêm họng, đau nhức tai,… Tuy nhiên các tình trạng này có thể xảy ra do virus, nấm hoặc do dị ứng. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp không do vi khuẩn thường không đem lại hiệu quả, ngược lại còn làm tăng chủng vi khuẩn và nấm men kháng thuốc.

3. Áp dụng phác đồ không phù hợp

Trước khi làm kháng sinh đồ, bác sĩ buộc phải sinh thiết mô và nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh.

Tuy nhiên nếu tiến hành thăm khám tại các phòng khám nhỏ, bác sĩ không đủ chuyên môn và cơ sở vật chất kém, các xét nghiệm có thể cho kết quả sai lệch dẫn đến xây dựng kháng sinh đồ không phù hợp. Tình trạng này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, vi khuẩn Hp kháng thuốc thường khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu. Nếu không cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, vi khuẩn có thể “vô hiệu hóa” toàn bộ kháng sinh và tồn tại vĩnh viễn trong niêm mạc dạ dày.

Với cấu trúc xoắn đặc trưng và khả năng bài tiết men urease, xoắn khuẩn Helicobacter pylori có thể bám chặt vào thành dạ dày, phá vỡ màng nhầy bảo vệ gây viêm loét niêm mạc, tăng nguy cơ thủng dạ dày, teo niêm mạc và ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm teo niêm mạc và ung thư dạ dày

Thực tế cho thấy, đối với các ổ viêm tiến triển trên 10 năm và có sự hiện diện của vi khuẩn Hp có nguy cơ chuyển sản ruột (giai đoạn tiền ung thư) cao hơn so với các trường hợp âm tính với loại vi khuẩn này.

Chẩn đoán vi khuẩn Hp kháng kháng sinh

Vi khuẩn Hp kháng kháng sinh thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Vì vậy để xác định tình trạng này, cần áp dụng các thủ thuật chẩn đoán.

Các thủ thuật chẩn đoán vi khuẩn Hp kháng kháng sinh:

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc – Nên làm gì?

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có thể tiếp tục biến đổi và “vô hiệu hóa” hoạt tính của toàn bộ các loại kháng sinh nhạy cảm. Chính vì vậy khi điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên phối hợp với một số chế phẩm bổ sung và xây dựng lối sống khoa học nhằm tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn.

1. Áp dụng phác đồ cứu vãn

Sau khi kháng phác đồ 1 (được chỉ định trong vòng 14 ngày), bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị thứ 2 với 2 – 3 loại thuốc kháng sinh và 1 – 2 loại thuốc ức chế giảm axit dạ dày.

Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc được bác sĩ chỉ định

Phác đồ 4 thuốc tiệt trừ vi khuẩn Hp:

Nếu tiếp tục thất bại khi áp dụng phác đồ 4 thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô và nuôi cấy vi khuẩn. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phác đồ sau:

Phác đồ cứu vãn:

Trên thực tế, phác đồ cứu vãn vi khuẩn Hp thường được cá thể hóa tùy thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, mức độ nhạy cảm với kháng sinh và các loại thuốc đã từng sử dụng. Vì vậy trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số phác đồ không được đề cập trong bài viết.

2. Sử dụng các chế phẩm bổ sung

Do có nguy cơ kháng thuốc cao nên ngoài phác đồ điều trị, có thể cân nhắc sử dụng phối hợp với một số chế phẩm bổ sung. Các chế phẩm này có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng của vi khuẩn Hp và tăng hiệu quả của phác đồ điều trị.

Các chế phẩm được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc thường chứa các thành phần sau:

Hầu hết các viên uống hỗ trợ đều khá lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên để hạn chế hiện tượng tương tác thuốc, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời với phác đồ điều trị.

3. Lối sống khoa học

Lối sống khoa học có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do vi khuẩn Hp, điều hòa hoạt động bài tiết axit của dạ dày và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp cải thiện các tác dụng phụ do sử dụng thuốc trị vi khuẩn Hp như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt,…

Bên cạnh các biện pháp y tế, nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chính vì vậy ngoài các biện pháp y tế, nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc sau:

Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp kháng thuốc

Hầu hết các trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc đều bắt nguồn từ những sai lầm trong quá trình điều trị.

Để phòng ngừa hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, cần thực hiện các biện pháp sau:

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có thể gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vì vậy cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày HP nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị

Nguồn: https://ihs.org.vn/vi-khuan-hp-khang-thuoc-17557.html

Xem thêm: Giải pháp “vàng” đẩy lùi viêm thanh quản từ gốc bằng thảo dược tự nhiên

Rate this post
Exit mobile version