Vi khuẩn HP là một chủng vi khuẩn có khả năng sinh sống trong môi trường axit dạ dày của con người. Tên khoa học đầy đủ của chủng HP là Helicobacter Pylori. Có đến hơn 200 loại vi khuẩn HP khác nhau, trong đó, loại vi khuẩn HP mang gen CagA có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng cho người nhiễm.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một chủng vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày của người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng vi khuẩn HP có đến 200 loại khác nhau và không phải loại nào cũng sẽ gây ra chứng viêm loét dạ dày cho người bị nhiễm. Trên thực tế, chỉ có một số ít loại khuẩn HP mang mã gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng. Biến chứng nguy hiểm nhất của chứng viêm loét dạ dày là chứng ung thư dạ dày.
Loại vi khuẩn HP mang mã gen CagA sẽ tấn công vào dạ dày của người, gây ra những rối loạn trong tiêu hóa và làm hại niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn HP sẽ không gây ra những cơn đau dạ dày ngay khi chúng xâm nhập. Quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày và tá tràng diễn ra trong nhiều năm liền.
Một số loại vi khuẩn HP khác có thể sẽ không gây ra bệnh viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng và ung thư dạ dày cho người bệnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các loại vi khuẩn HP khác chỉ đóng vai trò như một vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể, giúp cho đường ruột làm việc tốt hơn. Chúng sẽ tấn công một số hại khuẩn trong đường ruột, giúp bảo vệ đường ruột, giúp đường ruột không bị nhiễm trùng.
Vi khuẩn HP có lây nhiễm không?
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng xâm nhập vào hệ thống tiêu quá của chúng ta qua 3 con đường:
- Đường miệng: Vi khuẩn HP sinh sôi và tồn tại nhiều ở trong dịch dạ dày, nước bọt của người bệnh. Trong sinh hoạt thường ngày, nếu người khỏe mạnh tiếp xúc ăn uống với người bệnh, thì sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
- Đường dạ dày: Khi thực hiện các xét nghiệm lấy dịch vị làm mẫu thử, nội soi dạ dày, nếu bác sĩ chuyên khoa không vệ sinh kỹ dụng cụ, vi khuẩn HP sẽ sinh sôi trên các dụng cụ chuyên khoa và lây truyền cho người khỏe mạnh.
- Đường phân: Trong phân của người bệnh cũng có chứa vi khuẩn HP. Nếu người bệnh không xử lý phân thải, không vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn thì sẽ vô tình phát tán nguồn bệnh ra ngoài cộng đồng.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Những dấu hiệu cho biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày là:
- Đau rát dạ dày;
- Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa;
- Đầy hơi, khó tiêu;
- Trào ngược dạ dày;
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…).
Nhìn chung, các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn HP cũng tương tự như triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng. Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.
Xét nghiệm vi khuẩn HP như thế nào?
Để biết bạn có đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn thực hiện một số loại xét nghiệm. Kết quả của đợt xét nghiệm sẽ cho biết bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay chỉ bị viêm loét dạ dày do những tác nhân khác. Lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết bạn đang bị nhiễm loại vi khuẩn HP nào. Nếu đó là vi khuẩn HP mang mã gen CagA, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Một số loại xét nghiệm vi khuẩn HP phổ biến hiện nay là:
- Xét nghiệm hơi thở;
- Xét nghiệm nước bọt hoặc dịch vị dạ dày;
- Xét nghiệm phân;
- Xét nghiệm máu.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể còn tiến hành nội soi dạ dày để quan sát mức độ tổn thương, viêm loét của niêm mạc dạ dày. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Những cách điều trị nhiễm HP
Với nền y học phát triển như hiện nay, có rất nhiều cách điều trị vi khuẩn HP người bệnh có thể lựa chọn.
1. Uống thuốc Tây
Điều trị nhiễm vi khuẩn HP bằng thuốc Tây là phương pháp điều trị phổ biến. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh phù hợp để diệt vi khuẩn HP như: thuốc Amoxicillin, thuốc Tetracyclin, thuốc Clarithromycin,… Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có những tác dụng phụ nhất định. Người bệnh cần phải cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe và các bệnh lý khác để được chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với việc điều trị triệu chứng bằng một số loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc tráng men dạ dày,…
Việc sử dụng Tây y để điều trị HP thường không được khuyến khích vì quá trình xử lý bệnh cần đến sự lâu dài, mà dùng Tây y trong thời gian dài dễ dẫn đến tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Đặc biệt là gây ra tình trạng kháng thuốc khiến HP không được tiêu diệt triệt để.
Người bệnh chỉ nên dùng giải pháp này trong giai đoạn đầu để tạm thời ức chế hoạt động của vi khuẩn. Về sau nên tìm đến các bài thuốc có cơ chế đặc trị khác biệt, có thể chống lại kháng thể của chúng để loại bỏ một cách hiệu quả hơn.
2. Dùng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y là các bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên để bào chế. Các bài thuốc này đã được ông cha ta truyền miệng, lưu trữ trong kinh sách cổ từ nhiều đời. Hiện nay, các bài thuốc Đông y đã được các bác sĩ Y học cổ truyền nghiên cứu, đưa ra những công thức bào chế giúp điều trị bệnh hữu hiệu.
Một số loại dược liệu tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, cải thiện tiêu hóa, làm giảm viêm loét dạ dày là: Mật ong, nghệ, gừng, chè dây, lá khôi, ô tặc cốt, bạch thược, cam thảo,…
Từ việc phát hiện giá trị dược tính của những thảo dược này về dược tính kháng sinh, tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi niêm mạc dạ dày, đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã tìm cách gia giảm, bào chế để tạo ra bài thuốc Đông y thế hệ mới, đặc trị bệnh dạ dày HP vô cùng hiệu quả.
Với việc phân chia thành 3 chế phẩm riêng biệt, Sơ can Bình vị tán đem lại tác dụng cao hơn trong việc loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP, ngăn chặn các vấn đề về dạ dày, làm lành tổn thương để phục hồi chức năng tiêu hóa.
Vì dược tính kháng sinh của bài thuốc được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên chứ không phải dược tính sinh học như các loại thuốc Tây y nên cơ chế loại bỏ HP của Sơ can Bình vị tán là rất cao, dùng thuốc trong thời gian dài không gây ra tình trạng khàng thuốc, HP bị tiêu diệt hoàn toàn.
Cũng chính nhờ nguồn dược liệu sạch, được nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng mà Sơ can Bình vị tán luôn đảm bảo là bài thuốc chất lượng cao, có thể sử dụng cho tất cả mọi đối tượng. Bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi,…
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh
Bài thuốc có cơ chế tác động trong ngoài kết hợp, vừa giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, vừa ôn bổ tỳ vị, thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Hơn nữa để tối ưu nhu cầu và rút ngắn thời gian sử dụng cho mỗi người bệnh, bài thuốc đã được ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế dưới dạng cao, thuốc sắc sẵn, viên hoàn. Nhờ đó thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Lộ trình tối đa chỉ từ 1 – 3 tháng, được kê cắt tùy theo tình trạng bệnh mỗi người và thay đổi, gia giảm theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nên luôn đảm bảo hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.
Bài thuốc đã được bác sĩ Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm) giới thiệu trên chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt, được nhiều chuyên gia đánh giá cao, nhiều bệnh nhân tin dùng. Trong đó có cả giới nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng.
Đừng bỏ qua
- Diễn Viên Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ Đông y
- Chương trình VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược
Suốt 10 năm ứng dụng, bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho hơn 85% số bệnh nhân đau dạ dày tìm đến Trung tâm, chưa ghi nhận trường hợp nào biến chứng hoặc có tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn.
Tuy nhiên, để bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng và có hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được thăm khám trước khi sử dụng liệu trình.
Bệnh nhân không nên áp dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày HP bằng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian vì thực chất chúng chưa được kiểm định khoa học.
3. Duy trì nếp sống lành mạnh
Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị nhiễm vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày đó là tự chăm sóc tại nhà, duy trì một nếp sống lành mạnh.
Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể dục hàng ngày, tránh xa thuốc lá, bia rượu, giữ tinh thần thoải mái,… để tăng cường hệ miễn dịch, giúp đánh bại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?
Vi khuẩn HP mang mã gen CagA là loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, chúng tồn tại trong dịch vị, nước bọt, phân, máu,… của người bệnh nên dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng. Do đó, chúng ta cần phải ý thức trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh và ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh phát tán cho cộng đồng.
Những phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP là:
- Hạn chế dùng hoặc tránh xa các loại thức ăn bày bán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá;
- Chăm sóc sức khỏe cá nhân thật tốt để tăng cường hệ miễn dịch. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, các loại hạt đậu,… Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
- Tránh dùng chung bát đĩa, bàn chải đánh răng,… với người bệnh;
- Thực hiện tốt công tác xử lý phân thải;
- Rửa tay sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các vấn đề liên quan đến vi khuẩn HP và những gợi ý điều trị, phòng tránh đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và luôn có sức khỏe tốt.
Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn HP: Các phương pháp và chi phí thực hiện