Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị hiệu quả
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa có tỉ lệ bệnh nhân mắc phải cao, lại dai dẳng và dễ tái phát nếu chữa trị không hiệu quả. Căn bệnh này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Phải làm sao để thoát khỏi bệnh lý này, chị em hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Viêm cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, sưng nề, mưng mủ hoặc lở loét tại cổ tử cung do tác động trực tiếp của vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng có hại. Bệnh khiến chị em cảm thấy đau đớn vùng hạ vị, dễ làm rối loạn kinh nguyệt và chức năng của tử cung.
Viêm cổ tử cung thường tiến triển ở hai cấp độ là viêm cổ tử cung cấp tính và viêm mãn tính. Trong đó viêm cấp là tình trạng viêm cổ tử cung nhẹ, diễn ra đột ngột. Viêm mãn tính được xem là viêm cổ tử cung nặng, khó chữa trị do tái phát đã nhiều lần.
Tử cung viêm nhiễm có khả năng xảy ra với mọi phụ nữ, trong đó thường gặp nhất là nhóm nữ giới đã trải qua quan hệ tình dục và dưới 25 tuổi, phụ nữ sau sinh.
Những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất
Theo các chuyên gia phụ khoa, viêm cổ tử cung có thể khởi phát do những nguyên nhân trực tiếp là:
- Các loại khuẩn nội sinh: Tụ cầu khuẩn, khuẩn E.coli, phế cầu khuẩn
- Mầm bệnh đường tình dục: Khuẩn lậu, trùng trichomonas, chlamydia…
- Vi nấm, ký sinh trùng có hại
Bên cạnh những tác nhân trực tiếp này, bệnh còn do những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:
- Tổn thương hoặc kích thích cơ học tại vùng cổ tử cung: Rách cổ tử cung, nạo hút thai, phẫu thuật vùng kín…
- Hóa chất: Những sản phẩm có nồng độ axit cao, kiềm cao, nhiều thành phần hóa học như sữa tắm, xà phòng diệt khuẩn, dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước hoa, kem dưỡng da vùng kín… đều có thể làm mất cân bằng PH âm đạo, khiến vi khuẩn có điều kiện bùng phát, gây viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục thiếu khoa học: Quan hệ tình dục khi còn ít tuổi, quan hệ nhiều lần, không vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, quan hệ thô bạo… cũng có thể dẫn đến tổn thương cổ tử cung, thúc đẩy viêm nhiễm.
- Vệ sinh vùng kín kém sạch: Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ hoặc ít thường xuyên nhất là trong chu kỳ kinh, trước và sau quan hệ tình dục cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra nếu chị em mắc các bệnh phụ khoa kéo dài như viêm âm hộ, âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu… thì cổ tử cung hoàn toàn có thể bị viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm cổ tử cung là gì?
Việc nhận biết sớm viêm nhiễm tại cổ tử cung đóng vai trò quan trọng giúp rút ngắn thời gian chữa trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Phụ nữ có thể nhận diện căn bệnh này thông qua những triệu chứng điển hình như sau:
- Khí hư nhiều bất thường: Viêm nhiễm khiến cổ tử cung và âm đạo tiết nhiều dịch nhầy hơn. Khí hư lúc này thường đặc quánh, có mùi hôi và kèm theo nhiều màu sắc bất thường như vàng, trắng đục, màu mủ.
- Ngứa ngáy vùng kín: Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ khiến âm đạo châm chíc
h, ngứa ngáy.
- Đau vùng thắt lưng và bụng dưới: Viêm nhiễm khiến cổ tử cung tăng cường co thắt các bó cơ quanh cổ tử cung, khi đó người bệnh có cảm giác đau nhiều vùng thắt lưng và bụng dưới. Cơn đau rõ ràng khi bị viêm cổ tử cung nặng, khi thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục.
- Rối loạn kinh nguyệt: Cổ tử cung bị tổn thương khiến cho chu kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn. Bên cạnh đó lượng kinh tiết ra cũng không như bình thường.
- Xuất huyết âm đạo: Tình trạng này thường gặp ở những người viêm nhiễm nặng. Máu xuất ra bất thường, ngoài kỳ kinh. Hiện tượng xuất huyết âm đạo đặc biệt dễ gặp khi quan hệ tình dục lúc cổ tử cung viêm nhiễm.
Nhìn chung các triệu chứng của bệnh rất giống với đa phần các bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Vì vậy ngay khi có các triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc bệnh, phụ nữ nên đi kiểm tra, xác định rõ và có hướng chữa trị phù hợp nhất.
Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không, mang thai được không?
Cổ tử cung tổn thương, viêm nhiễm là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ, không chỉ bởi vì những triệu chứng cực kỳ khó chịu của bệnh và cảm giác đau đớn mà còn bởi cổ tử cung là cơ quan quan trọng đối với “hệ thống sinh sản” của nữ giới. Đây là bức tường, ngăn cản vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại xâm nhập vào tử cung. Vì thế khi cổ tử cung bị viêm, các cơ quan sinh sản khác như tử cung, buồng trứng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Đặc biệt, nếu phụ nữ mắc bệnh do chlamydia hoặc lậu thì khả năng viêm lan đến niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng sẽ rất cao. Khi đó, khả năng sinh sản của nữ giới sẽ suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, cổ tử cung bị viêm sẽ khiến dịch nhầy đặc dính tụ nhiều ở cổ tử cung và lỗ tử cung hẹp lại do sưng nề. Tinh trùng khó vượt qua cổ tử cung để tìm trứng thụ tinh. Chúng cũng khó sống sót trong âm đạo do môi trường có độ pH khắc nghiệt, nhiều dịch nhầy. Khi đó khả năng thụ thai sẽ bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
Nguy hiểm hơn, bệnh tái phát nhiều lần sẽ làm răng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm, dễ đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh những nguy cơ trên, nhiều chị em cũng rất quan tâm đến vấn đề viêm cổ tử cung có mang thai được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, khi cổ tử cung đã bị ảnh hưởng, chị em không nên có kế hoạch mang thai mà cần điều trị khỏi hẳn, khôi phục sức khỏe các cơ quan sinh sản trước. Bởi vì việc điều trị viêm cổ tử cung trong quá trình mang thai khá khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi và khả năng sinh nở bình thường. Thai nhi có thể chậm phát triển, dễ mắc dị tật bẩm sinh, thậm chí ra sớm và dễ lưu thai. Viêm nhiễm cũng làm cho cổ tử cung giảm dần độ đàn hồi. Tình trạng này gây khó khăn khi sinh nở và phải cần đến mổ bắt con.
Vì vậy khi có triệu chứng bệnh, chị em nên chủ động thăm khám và chữa trị tích cực để loại bỏ bệnh nhanh chóng, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung
Để chữa trị căn bệnh này, trước hết chị em cần đi khám để làm các kiểm tra cần thiết. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp chữa trị thích hợp. Sau đây là một số cách điều trị thường được áp dụng hiện nay, chị em có thể tham khảo để chủ động hơn trong quá trình chữa bệnh:
Sử dụng thuốc tây y
Đây là phương pháp nội khoa được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Các loại thuốc tây y thường được chỉ định nhằm loại bỏ tác nhân trực tiếp gây viêm, kháng viêm, giảm đau, loại trừ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh có thể được chỉ định thuốc đặt tại chỗ, thuốc đường uống hoặc kết hợp cả hai loại thuốc.
Viêm cổ tử cung uống thuốc gì?
Thuốc uống thường được chỉ định cho những trường hợp viêm cổ tử cung nhẹ – cấp tính. Loại thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh như doxycycline, azithromycin…
Thuốc kháng sinh giúp giảm nhanh những triệu chứng viêm nhiễm khó chịu. Tuy nhiên người bệnh cần cẩn trọng, sử dụng đúng theo chỉ đị
nh của bác sĩ. Bởi vì kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn có hại còn có thể loại luôn các lợi khuẩn và làm mất cân bằng pH âm đạo. Dùng không đúng liều cũng có thể gây kháng thuốc, khiến bệnh dễ tái lại.
Sử dụng thuốc đặt viêm cổ tử cung
Thuốc đặt thường được chỉ định cho những bệnh nhân viêm nhiễm nhẹ nhằm loại bỏ triệu chứng bệnh tại chỗ, hỗ trợ giải quyết bệnh nhanh chóng hơn. Thành phần chính của thuốc đặt là kháng sinh, đặc trị khuẩn và nấm. Người bệnh nên đặt thuốc vào buổi tối để thuốc giữ trong âm đạo và phát huy tác dụng tốt nhất.
Để biết chính xác viêm cổ tử cung uống thuốc gì, đặt thuốc gì, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Chị em tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ trong khi bệnh không được loại trừ.
Chữa viêm cổ tử cung bằng Đông y
Phương pháp Đông y cũng là giải pháp trị bệnh được nhiều chị em lựa chọn nhờ có độ lành tính cao, loại trừ bệnh từ căn nguyên bên trong và ngăn ngừa bệnh tái phát tốt. Đông y thường sử kết hợp các loại thảo dược phù hợp nhằm đi vào can, tỳ, thận, điều chỉnh phần huyết, loại trừ tổn thương ở hai mạch nhâm – xung. Nhờ đó thuốc đông y nâng cao sức đề kháng, cải thiện nội tiết tố và loại trừ các triệu chứng viêm nhiễm tại cổ tử cung. Thuốc điều trị có thể ở dạng thuốc ngâm rửa và thuốc thang sắc.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để chữa bệnh này là:
Bài thuốc 1: Dùng 50gr Ích Mẫu, 30gr lá nhội, bồ kết khô 10 quả nấu nước rồi đợi nguôi bớt. Sau đó dùng nước này rửa bên ngoài vùng kín.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị Trinh nữ hoàng cung (30gr), Đương quy (20gr), lá đào tươi (30gr), phèn chua (10gr). Sắc các nguyên liệu với nhau. Dùng nước này để vệ sinh âm hộ.
Bài thuốc 3: Phụ Khang Tán của Trung tâm Đông y Việt Nam. Bài thuốc gồm hai dạng kết hợp:
- Thuốc ngâm rửa: Gồm các thảo dược như bạch đồng nữ, bạch chỉ, xà sàng tử, thược tương, xuyên khung, đan sâm… Thuốc giúp cân bằng pH âm đạo, kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm, giảm phù nề, hoạt huyết trục ứ.
- Thuốc uống trong: Được kết hợp từ Ích mẫu, đương quy, bạch thược, trinh nữ hoàng cung, hoàng bá… Thuốc giúp hoạt huyết, dưỡng huyết, loại bỏ khí hư, tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn, dự phòng viêm nhiễm phụ khoa.
Ngoài ra, Đông y còn có nhiều bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung khác. Người bệnh nên đến gặp các thầy thuốc để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp nhất. Khi sử dụng, bệnh nhân nên kiên trì vì thuốc thảo dược có cơ chế tác động từ từ nên cần nhiều thời gian mới phát huy tác dụng.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Bên cạnh các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc, nhiều chị em thường sử dụng các mẹo dân gian để điều trị tại nhà. Những mẹo dân gian này thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính với cách thực hiện khá đơn giản. Sau đây là một số mẹo người bệnh thường áp dụng.
- Lá trầu không: Trầu không có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu viêm, loại bỏ vi nấm. Phụ nữ có thể dùng lá trầu không đun cùng nước sạch, thêm một ít muối. Đợi nước nguội dùng để ngâm rửa vùng kín. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
- Chè xanh: Lá chè có tác dụng giải độc, thanh nhiệt kháng vi khuẩn và nấm tốt, loại bỏ khí hư hi
ệu quả. Người bệnh có thể dùng chè xanh nấu nước, thêm chút muối để xông vùng kín. - Lá lốt + phèn chua: Dùng 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua. Rửa sạch và vò nát lá lốt rồi cho vào nồi cùng hai nguyên liệu còn lại. Thêm nước vào ngập 2 đốt ngón tay rồi đun sôi. Dùng nước này xông vùng kín. Khi nước nguội thì dùng để vệ sinh vùng kín.
Ngoài các mẹo kể trên người bệnh còn có thể áp dụng nhiều cách chữa khác từ tỏi, gừng… Tuy nhiên chị em cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ hỗ trợ kháng viêm, loại bỏ khí hư, giúp vùng kín thông thoáng hơn. Những mẹo chữa dân gian không giúp loại trừ bệnh hoàn toàn, vì vậy không nên lạm dụng mà bỏ qua những cách chữa đặc trị khác.
Thủ thuật ngoại khoa
Các thủ thuật thường được áp dụng cho những phụ nữ bị viêm nhiễm nặng, bệnh tái phát nhiều kèm theo viêm loét, cơ thể không đáp ứng với giải pháp nội khoa và có nguy cơ biến chứng. Những thủ thuật bệnh nhân có thể được chỉ định là:
- Đốt điện: Phương pháp này sử dụng nguồn điện tần số cao để đốt cháy các tế bào bị viêm loét ở cổ tử cung. Người bệnh sẽ được gây tê trước khi tiến hành thủ thuật nhằm giảm đau. Phương pháp này dễ để lại sẹo nên cần lựa chọn địa chỉ đốt uy tín.
- Laser: Đây là phương pháp dùng các tia laser cường độ cao chiếu vào vùng mô bệnh bị viêm nhằm phá vỡ chúng. Người bệnh sẽ được gây mê trước khi thực hiện thủ thuật.
- Áp lạnh: Đây là biện pháp sử dụng nito lỏng ở nhiệt độ cực lạnh để khiến các tế bào viêm chết đi và bong ra.
Các thủ thuật luôn tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro nhất định. Vì vậy người bệnh nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện.
Ngoài các biện pháp điều trị bệnh kể trên, người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chú ý đến lối sống, quan hệ tình dục khoa học để hỗ trợ việc điều trị sớm đạt được kết quả tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Để phòng tránh viêm cổ tử cung, chị em cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa như sau:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày, nhất là vào kì kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Tránh sử dụng các sản phẩm nhiều hóa chất dễ kích ứng vùng kín.
- Không nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày, tránh dùng tampon.
- Sử dụng loại dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Tránh thụt rửa vùng kín
- Mặc quần lót vừa size, nên chọn sản phẩm có chất liệu co giãn tốt, bằng cotton thoáng mát.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai, bảo vệ vùng kín khỏi tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục
- Có chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.
Viêm cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Mong rằng những thông tin cụ thể về bệnh và cách điều trị trên đây sẽ giúp chị em bảo vệ cổ tử cung của mình tốt hơn. Nếu có các triệu chứng bất thường hãy nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm: Ung thư da và những điều bạn phải biết
Tin mới nhất
- Bài thuốc Nha chu tán – Giải quyết mọi vấn đề về răng miệng bằng thảo dược
- Sưng đầu gối (đau đầu gối)
- Công dụng của nấm lim xanh chữa bệnh ung thư giá trị như thế nào
- Dấu hiệu bệnh thận yếu ở phụ nữ và cách điều trị
- Bệnh viện Đa khoa Hà Thành
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì và kiêng gì thì tốt?
- Viêm da cơ địa ở người lớn là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị hữu hiệu
- Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?
- Rối loạn thần kinh
- Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu: Những điều cần biết