Nhân sâm

Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).

Dược Liệu Nhân sâm

  1. Tên khoa học: Radix Ginseng
  2. Tên gọi khác: ginseng
  3. Tính vị, quy kinh: Cam, khổ, bình. Vào kinh tỳ, phế, tâm.
  4. Bộ phận dùng: Rễ

Đặc điểm sản phẩm:

Viên sâm: Sâm trồng, phơi hoặc sấy khô; rễ cái có hình thoi hoặc hình trụ tròn, mặt ngoài màu vàng hơi xám, phần trên hoặc toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang. phần dưới có 2 – 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mấu dạng củ nhỏ không rõ. Chất tương đối cứng. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và ngọt.

Hồng sâm: Hấp, sấy và phơi khô rễ viên sâm thu được Hồng sâm; Hồng sâm có dạng rễ cái hình thon hoặc hình trụ, mặt ngoài trong mờ, màu nâu hơi đỏ.  Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy nhẵn, tựa như sừng. Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt và hơi đắng.

Sơn sâm: Nhân sâm mọc hoang, phơi hay sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ, mặt ngoài màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu, dày đặc; thường có 2 rễ nhánh; các rễ con trông rõ ràng, mảnh dẻ, nhỏ sắp xếp có thứ tự.

Phân bố vùng miền:

  • Thế giới: vùng ôn đới Bắc bán cầu, Viễn Đông Liên Bang Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc
  • Việt Nam: vùng núi

Thời gian thu hoạch:

  • Mùa thu ( tháng 9 – 10)

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây Nhân Sâm

2. Phân bố

  • Thế giới: vùng ôn đới Bắc bán cầu, Viễn Đông Liên Bang Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc
  • Việt Nam: vùng núi

3. Bộ phận dùng

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey), họ Nhân sâm (Araliaceae). Sâm trồng gọi là viên sâm, sâm mọc hoang gọi là sơn sâm.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9-10), ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô. Cũng có khi chế bằng cách đồ rồi ép để được hồng sâm.
  • Chế biến: Viên sâm: Ủ mềm, thái phiến mỏng, phơi khô.
    Sơn sâm: Khi dùng tán thành bột hoặc giã nát, hay phân ra thành miếng nhỏ.
  • Bảo quản: Đựng trong hộp kín, để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Nhân Sâm

Viên sâm: Sâm trồng, phơi hoặc sấy khô; rễ cái có hình thoi hoặc hình trụ tròn, dài khoảng 3 – 15 cm, đường kính 1 – 2 cm, mặt ngoài màu vàng hơi xám, phần trên hoặc toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang, thô, không liên tục, rải rác và nông. phần dưới có 2 – 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mấu dạng củ nhỏ không rõ. Thân rễ (Lô đầu) sát ở đầu rễ, dài 1 – 4 cm, đường kính 0,3 – 1,5 cm, thường cong và co lại, có rễ phụ (gọi là Đinh) và có vết sẹo thân, tròn, lõm, thưa (gọi là Lô uyển). Chất tương đối cứng, mặt bẻ màu trắng hơi vàng, có tinh bột rõ; tầng phát sinh vòng tròn, màu vàng hơi nâu; vỏ có ống tiết nhựa, dạng điểm, màu vàng nâu và những kẽ nứt dạng xuyên tâm. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và ngọt.

Hồng sâm: Hấp, sấy và phơi khô rễ viên sâm thu được Hồng sâm; Hồng sâm có dạng rễ cái hình thon hoặc hình trụ, dài khoảng 3 – 15 cm, đường kính 1 – 2 cm, mặt ngoài trong mờ, màu nâu hơi đỏ, đôi khi có một vài vết đốm màu nâu hơi vàng thẫm, có rãnh dọc, vân nhăn và các vết sẹo rễ con; phần đầu rễ cái có các vòng tròn gián đoạn, không rõ nét; phần đuôi rễ cái mang 2-3 rễ nhánh vặn xoắn, chéo nhau và nhiều rễ con cong queo, hoặc chỉ mang những vết sẹo thân, tròn, lõm (Lô uyển); một số thân rễ mang 1 – 2 rễ phụ, còn nguyên dạng hoặc đã gẫy (gọi là đinh). Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy nhẵn, tựa như sừng. Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt và hơi đắng.

Hồng Sâm

Sơn sâm: Nhân sâm mọc hoang, phơi hay sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ, dài 2 – 10 cm; mặt ngoài màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu, dày đặc; thường có 2 rễ nhánh; các rễ con trông rõ ràng, mảnh dẻ, nhỏ sắp xếp có thứ tự; có mấu nổi lên rõ gọi là ‘mấu hạt trân châu’. Thân rễ mảnh dẻ, nhỏ, dài; bộ phận trên có các vết sẹo thân, dày đặc, các rễ phụ tương đối dày đặc, trông tựa như hình hạt táo.

6. Thành phần hóa học

Saponin triterpen, vitamin, đường, tinh bột.

7. Phân biệt thật giả

Chú ý:  Nhân Sâm đã được ngâm, hay sử dụng rồi lại được làm mới để bán cho người tiêu dùng. Đó là Xác thảo dược. Tình trạng này xảy ra nhiều hiện nay là do bên Trung Quốc nhiều phế thải thảo dược đã được sử dụng, Rồi được tái tạo mới và được nhập về Việt Nam.

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí.
  • Công dụng: Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát, đái tháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, tâm hồi hộp, suy tim kiệt sức, hay choáng ngất.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 4 – 10 g. Dạng thuốc hãm hoặc lấy dịch chiết bằng cách: Thái lát mỏng cho vào chén sứ, thêm ít nước, đậy nắp, đun cách thuỷ đến khi chiết hết mùi vị.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Không được dùng phối hợp với Lê lô. Ngù Linh chi..

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Nhân Sâm

Nhân sâm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bồi bổ sức khỏe…

Mời xem theo bệnh, hoặc tìm kiếm theo từ khóa

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Mặt cắt ngang: Tầng bần có một số hàng tế bào. Vỏ hẹp; phía ngoài libe có khe nứt, phía trong libe có tế bào mô mềm, sắp xếp tương đối dày hoặc rải rác, với những ống nhựa chứa chất tiết màu vàng. Tầng phát sinh hình vòng tròn; tia gỗ rộng, các mạch rải rác, đơn hoặc tụ họp lại, xếp thành dãy xuyên tâm, gián đoạn, đôi khi có kèm theo các sợi không hoá gỗ; tế bào mô mềm có chứa những cụm tinh thể calci oxalat.

2. Bột

Bột viên sâm: Màu trắng hơi vàng, mảnh vụn ống nhựa dễ nhìn thấy, chứa chất tiết dạng khối, màu vàng. Cụm tinh thể calci oxalat có góc nhọn đường kinh từ 20 – 68 m. Tế bào bần gần hình vuông, hoặc hình nhiều cạnh, thành mỏng, hơi nhăn. Các mạch hình vân lưới và hình thang, đường kính 10 – 56 m. Khá nhiều hạt tinh bột, hạt đơn gần hình cầu, hình bán nguyệt hoặc hình nhiều cạnh, không đều; đường kính 4 – 20 m, rốn dạng điểm hoặc dạng khe; hạt kép do 2 – 6 hạt đơn hợp thành.

Vi phẫu và bột của Hồng sâm: Giống như đã mô tả ở trên, trừ đặc điểm hạt tinh bột.

3. Định tính

A. .Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 96% (TT), lắc 5 phút; lọc. Lấy một ít dịch lọc, bốc hơi đến cắn khô; nhỏ giọt vào cắn dung dịch cloroform bão hoà stibi triclorid (TT), rồi bốc hơi đến khô, sẽ có màu tím

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel G

Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat – methanol – nước (15: 40: 22: 10), lấy lớp dưới.

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 40 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, loại bỏ dịch cloroform, làm khô bã dược liệu. Làm ẩm bã dược liệu bằng 0,5 ml nước, sau đó thêm 10 ml n – butanol bão hoà nước (TT), lắc siêu âm 30 phút; gạn lấy dịch chiết butanol, thêm 3 thể tích dung dịch amoniac (TT), lắc đều rồi để yên cho tách lớp. Gạn lấy lớp trên, bốc hơi đến khô, hoà tan cắn trong 1 ml methanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu : Lấy 1 g bột Nhân sâm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử được dung dịch đối chiếu dược liệu.

Hòa tan các chuẩn ginsenosid Rb1, Re, Rf và Rg1 trong methanol (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 2 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 – 2 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC trong vài phút, quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết hoặc các vết phát quang cùng giá trị Rf và và màu sắc với các vết hoặc các vết phát quang của các dung dịch đối chiếu.

4. Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tiến hành chạy sắc ký

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (rây qua rây có cỡ mắt rây 0,25 mm) vào túi giấy lọc rồi đặt vào bình chiết Soxhlet, thêm 40 ml cloroform (TT), đun 3 giờ hồi lưu trên cách thuỷ, để nguội, loại bỏ lớp cloroform, để bay hơi hoàn toàn dung môi ra khỏi cắn. Chuyển cắn và túi giấy lọc đựng cắn sang bình nón 100 ml. Thêm chính xác 50 ml n-butanol đã bão hoà nước (TT), đậy nút và để yên qua đêm, lắc siêu âm trong 30 phút, lọc. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô, hoà tan cắn trong methanol (TT) rồi chuyển vào bình định mức 5 ml, thêm methanol (TT) vừa đủ và trộn đều.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác các chuẩn ginsenosid Rg1, Re, Rf và Rb1 và hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ mỗi chuẩn khoảng 0,2 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

  • Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 m).
  • Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 203 nm.
  • Tốc độ dòng: 1 ml/phút
  • Thể tích tiêm: 20 l.

Cách tiến hành:

  • Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn ginsenosid Rg1 phải không được dưới 6000.
  • Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của các ginsenosid Rg1, Re, Rf và Rb1 trong dược liệu.
  • Dược liệu phải chứa không dưới 0,3% hàm lượng của ginsenosid Rg1 (C42H72O14) và ginsenosid Rf (C48H82O18); và không dưới 0,2% hàm lượng ginsenosid Rb1 (C54H92O23), tính theo dược liệu khô kiệt

5. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

  • Không quá 12,0% (Phụ lục 9.6, 1g, 105 0C, 5 giờ).

Tro toàn phần

  • Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

  • Không quá 1,0% (Phụ lục 9.7).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Nhân sâm là gì ?

Nhân sâm là loài thảo dược quí hiếm và rất khó trồng, có tên khoa học là (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT). Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.Sở hữu một hộp hồng sâm quý trong nhà là sở hữu một nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe của bạn.

Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều tác dụng quý giá của Nhân Sâm.

Mà các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh.  Phạm vi chuyên khảo ngắn này có tính cách tổng hợp lại từ các huyền thoại về Nhân sâm của YHCT đến các nghiên cứu và kinh nghiệm ứng dụng của Nhân sâm trong điều trị.

Là loài thực vật mọc hoang và trồng của vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

  • Ở Trung Quốc có 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm.
  • Liên Bang Nga có ở miền Viễn Đông, nhưng trên thị trường thế giới người ta chỉ chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, có tên chung là Sâm Cao Ly.

Trong Y văn cổ của Đông y có câu chuyện: “Phúc thống phục Nhân Sâm… tắc tử”. Kể về trường hợp một thầy thuốc khi tra sách thấy ghi đoạn trên ở cuối trang đã vội dùng Nhân Sâm cho người bệnh đau bụng, uống thuốc xong sau 30 phút thì tử vong. Ông ta lại giở sách để tra cứu, đọc tiếp trang sau có chữ “ắt chết”. Như vậy sách cổ chỉ ghi 1 trường hợp: đau bụng uống Nhân Sâm… ắt chết.

Nhân Sâm Hàn Quốc

Theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ  3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ(Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

Ngày nay khoa học cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

  1. Nhân sâm có Tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Chống đỡ bệnh tật cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  2. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  3. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
  4. Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
  5. Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
  6. Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  7. Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
  8. Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  9. Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  10. Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Tham khảo một số loại Sâm khác:

  • Nhân Sâm
  • Đẳng Sâm
  • Đan Sâm
  • Huyền Sâm
  • Khổ Sâm
  • Sa Sâm
  • Sâm Ngọc Linh
  • Sâm Đại Hành

Xem thêm: Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!