Viêm da cơ địa ở tay còn được hiểu là tình trạng tổn thương da kéo dài với các triệu chứng điển hình như: sưng tấy, bong tróc, ngứa dai dẳng trên khắp các bề mặt từ cánh tay, khuỷu tay, lòng bàn tay đến ngón tay, móng tay. Do vậy, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, chất lượng công việc, sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của mỗi người.
Viêm da cơ địa ở tay là bệnh gì? Hình ảnh viêm da địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay là bệnh lý ngoài da do người bệnh tiếp xúc với các chất hóa học, vi khuẩn hoặc có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Khi mắc bệnh, thông thường phần ngón tay, các chi, lòng bàn tay là vị trí bị tổn thương nhiều nhất và có khả năng di chứng sang các vị trí lân cận.
Có thể thấy rằng, mặc dù đây là bệnh lý dễ kiểm soát và điều trị dễ dàng hơn so với các vị trí khác như viêm da cơ địa ở đầu, mặt, ngực, lưng, bụng, đùi,… Tuy nhiên, nếu không bảo vệ đúng cách, tay tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều các tác nhân gây bệnh sẽ dẫn đến khó chữa, lây lan nhanh và thậm chí là biến chứng, nhiễm trùng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ, tính mạng của mỗi người.
Cũng giống như các vị trí khác bệnh viêm da cơ địa ở tay trải qua hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Thường ở giai đoạn cấp tính chỉ gây đỏ, khô ngứa, bong tróc vảy ở tay. Thế nhưng, nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng bội nhiễm và nhiễm trùng tương đối cao.
Một số hình ảnh viêm da địa ở tay để người bệnh dễ dàng nhận biết:
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở tay
Nói về nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa quanh các vị trí như ngón tay, bàn tay,… Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác căn nguyên gây ra bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố tác động gây viêm da cơ địa được tìm th
ấy nhiều nhất ở người bệnh hiện nay là:
- Yếu tố di truyền: Những người thân cận huyết thống có tiền sử bị bệnh viêm da cơ địa ở chân, tay, môi,… có thể di truyền sang đời con hoặc cháu.
- Tiếp xúc với hóa chất: Với người có tính chất công việc như làm nhân viên vệ sinh, phục vụ, bồi bàn, rửa bát,… thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý nào do tiếp xúc liên tục với chất tẩy rửa.
- Do dị ứng: Có thể do dị ứng thời tiết hoặc các tác nhân khác như côn trùng cắn, tiếp xúc với lông thú động vật, phấn hoa,… cũng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa ở tay.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Chủ yếu do thay đổi chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị đảo lộn, tác động lên hệ miễn dịch.
- Tính chất của da: Với những người có làn da mỏng, quá mẫn cảm cũng rất dễ mắc phải bệnh.
- Làm việc căng thẳng, stress kéo dài: Khi cơ thể quá mệt mỏi, mất sức hệ miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng theo khiến nồng độ IgE tăng nhanh và bùng phát cả biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa ở tay
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn phát triển của bệnh. Theo đó, tùy thuộc vào cấp độ mãn tính hay cấp tính sẽ xuất hiện các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều gặp phải các dấu hiệu dưới đây:
- Trong giai đoạn đầu viêm da cơ địa ở ngón tay hoặc lòng bàn tay, móng tay,… thường gây ra tổn thương nhẹ chủ yếu là đỏ rát, thâm sạm.
- Xuất hiện các vết nứt kèm ngứa âm ỉ, dấu hiệu này có thể thấy rõ nhất về đêm và các buổi sáng.
- Các vết đỏ lây lan diện rộng kèm theo các mụn nước li ti có thể vỡ bất cứ lúc nào.
- Sau khi các tiết dịch bị vỡ khoảng 10 – 15 ngày vùng da tay sẽ xuất hiện lớp sừng mới thậm chí bị đóng vảy.
- Trong giai đoạn mãn tính, nếu da tay tiếp xúc liên tục với các chất hóa học, chất tẩy thì nguy cơ bội nhiễm rất cao, thậm chí gây nhiễm trùng ở tay.
- Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay,…
Viêm da cơ địa ở tay có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay có nguy hiểm không? Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Thế nhưng các triệu chứng của viêm da cơ địa gây ra ở tay thường ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, giấc ngủ của mỗi người.
Ngoài những cơn ngứa dai dẳng, bùng phát mạnh vào buổi tối gây mất ngủ, mệt mỏi và suy nhược,… Bệnh có thể khiến vùng da tay bị tổn thương nặng gây nhiễm trùng nhẹ lở loét da, viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng huyết nhẹ hơn thì cũng là sưng đỏ, tụ mủ,…
Cách chữa viêm da cơ địa ở tay phổ biến nhất
Chữa viêm da cơ địa ở tay cũng như bệnh viêm da cơ địa nói chung thường áp dụng một trong 3 phương pháp chính là Dân gian, Tây y và Đông y. Với mỗi cách sẽ cho kết quả điều trị khác nhau. Theo đó tùy thuộc vào thể bệnh, cơ địa, mức độ nguy hiểm của bệnh,… các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị cụ thể như sau:
Mẹo dân gian
Những bài thuốc được dân gian điều trị viêm da cơ địa chủ yếu là những dược liệu có sẵn như lá khế, cây sài đất, lá trầu,… Thế nhưng, các mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị chứ không có khả năng trị dứt điểm bệnh.
Lá khế chữa viêm da ở địa ở tay
Lá khế có tác dụng tiêu viêm, tiêu mủ và làm giảm nhanh chứng đau nhức khi bị bệnh viêm da. Để phát huy công dụng bạn thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 10 khế đã được rửa sạch, sát khuẩn bằng nước muối sinh lý.
- Cho lá khế vào ấm và đun cùng với 3,5 lít nước.
- Đun sôi thuốc trong khoảng 10 phút thì dừng.
- Để thuốc trong khoảng 20 phút sau đó đổ ra chậu dùng để rửa hoặc ngâm tay.
- Để đạt hiệu quả có thể lấy bã khế đắp lên vùng da bị bệnh sau đó rửa lại với nước sạch.
- Nên thực hiện bài thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ và để đến sáng.
Cây sài đất trị viêm da cơ địa ở tay
Cây sài đất được coi là vị thuốc nam quý chứa nhiều khoáng chất có lợi như acid béo omega và những hợp chất có tác dụng chống oxy hóa cao,… Theo đó, vị thuốc giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm nhiễm, tán độc và có tác dụng hỗ trợ nhanh quá trình điều trị viêm da cơ địa.
- Tìm hoặc mua khoảng 200g lá sài đất.
- Mang vị thuốc đi rửa sạch, có thể cho thêm muối để loại bỏ vi khuẩn.
- Vớt sài đất ra rổ để ráo nước sau đó cho vào cối giã nhuyễn.
- Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng da tay bị viêm
- Duy trì trong khoảng thời gian tối thiểu là 15 phút sau đó mới rửa lại bằng nước sạch.
- Duy trì bài thuốc ít nhất 5 ngày để thấy hiệu quả.
Chữa bằng Tây y
Khi bị viêm da ở tay người bệnh thường được các bác sĩ khuyên dùng các loại thuốc Tây y chứa các thành phần kháng viêm, tiêu khuẩn. Theo đó, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm trong 3 – 5 ngày sau khi sử dụng.
- Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi, rửa dành cho người viêm da cơ địa ở tay thường được dùng là thuốc mỡ hoặc kem Dexamethason, Hydrocoritison, Betamethasone,…
- Thuốc kháng histamin: Trong trường hợp này các loại thuốc kháng histamin nhất là nhóm H1 thường được sử dụng phổ biến, giúp ngăn ngừa ngứa, dị ứng, mẫn cảm với thuốc.
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm steroid được sử dụng nhiều hơn thuốc thuốc chống viêm không steroid. Bởi nó an toàn hơn với người bệnh, hạn chế khả năng biến chứng xảy ra.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Chủ yếu giúp sử dụng để phòng chống tình trạng nhiễm trùng, lây lan của bệnh. Bên cạnh đó, thuốc cũng được kê đơn với các trường hợp bị bội nhiễm
- Tiêm Botox: Đây là liệu pháp điều trị được áp dụng cho các trường hợp hiếm gặp, điển hình nhất là ra mồ hôi.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y bệnh viêm da cơ địa ở tay chủ yếu do các yếu tố ngoại tà, phong hàn, thấp nhiệt cộng với thể trạng yếu, khí huyết suy giảm, uẩn nhiệt dưới da,… gây nên.
Chính vì vậy, khi điều trị phải căn cứ vào nguyên nhân mới có thể triệt tận gốc, sớm đẩy lùi các triệu chứng viêm da cơ địa. Hiểu rõ nguyên tắc đó các bài thuốc Đông y trị bệnh chủ yếu sử dụng nguồn dược liệu sạch, các vị thuốc nam quý làm thành phần chính trong bài thuốc.
- Bài thuốc 1: Dùng tri mẫu, liên kiều, khổ sâm, sài đất, đinh lăng, thuyền thoái đã rửa sạch đem sắc thuốc với 6 bát nước sạch. Đun đến khi lượng thuốc chỉ còn ⅓ thì ngưng rồi chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị r
au má, đương quy, phòng phong, bồ công anh, đan sâm, sinh địa,… Cho tất cả loại thuốc trên vào nồi hoặc ấm rồi đun cùng với 1000ml nước sạch. Lưu ý, sắc thuốc ít nhất 30 phút và chia làm 2 hoặc 3 lần uống/ngày.
Bài thuốc 3: Chữa viêm da cơ địa ở tay Quân dân 102
Dựa trên nguyên lý trị bệnh từ gốc đến ngọn của Đông y, bài thuốc đặc trị viêm da cơ địa Quân dân 102 đã được hoàn thiện với thành phần 100% từ nam dược tự nhiên. Bài thuốc sử dụng hơn 30 loại dược liệu đặc trị viêm da, tiêu độc hiệu quả. Đặc biệt, với công thức kết hợp giữa 3 dạng bào chế, bài thuốc mang đến “tác động kép”, giúp loại bỏ bệnh toàn diện từ trong ra ngoài.
- Thuốc bôi ngoài da: Thành phần gồm tinh chất nghệ, hoàng bá, diệp hạ châu, trầu không, ô liên rô,… Giúp tác động trực tiếp vào da, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ngoài da như: Đỏ da, mụn nước, bong tróc da, sưng phù, ngứa ngáy. Từ đó phục hồi da và tái tạo lớp biểu bì sâu.
- Thuốc ngâm rửa tay: Gồm các dược liệu quý như đơn đỏ, dâu tằm, khổ sâm, ô liên rô,… Có giúp tăng khả năng điều trị tại chỗ, diệt khuẩn, làm sạch da, ngăn tổn thương lan rộng và giảm ngứa hiệu quả.
- Thuốc uống: Được tạo nên từ các thành phần kim ngân hoa, đơn đỏ, sinh địa, bồ công, phòng phong, thương nhĩ tử, hoàng kỳ, nhân sâm,… Tác động vào bên trong cơ thể để loại bỏ độc tố tích tụ, đồng thời phục hồi chức năng các tạng phủ bị tổn thương, cân bằng miễn dịch và nâng cao đề kháng cho cơ thể.
Với cơ chế tác động toàn diện từ trong ra ngoài, bài thuốc sẽ cho hiệu quả nhanh hơn, giúp người bệnh thấy rõ hiệu quả qua từng giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1 (khoảng 10 – 20 ngày): Giảm triệu chứng viêm da cơ địa ở tay, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, các độc tố tích tụ dưới da và bên trong cơ thể được đào thải ra ngoài.
- Giai đoạn 2 (khoảng 1 – 2 tháng): Các triệu chứng được loại bỏ hoàn toàn, đồng thời cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch ổn định và sức đề kháng được tăng cường, giảm tình trạng tái phát một cách đối đa, kể cả khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
Đặc biệt, tại Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102, bài thuốc chữa viêm da cơ địa ở tay được ứng dụng theo phương pháp Đông y có biện chứng. Theo đó, liệu trình bài thuốc sẽ được xây dựng dựa trên các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng (soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu). Vì vậy, bài thuốc được xây dựng một cách tối ưu, giải quyết đúng nguyên nhân gây bệnh, cho hiệu quả nhanh chóng và bền vững hơn.
Ứng dụng trong điều trị hơn 10 năm, bài thuốc viêm da cơ địa Quân Dân 102 được nhiều bệnh nhân đánh giá cao, phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị. NSƯT Thanh Hiền bị viêm da cơ địa ở tay dai dẳng suốt nhiều năm, nhờ sử dụng bài thuốc Quân dân 102 mà bệnh của cô đã được loại bỏ hoàn toàn.
Để được tư vấn và sử dụng bài thuốc chữa viêm da cơ địa ở tay Quân dân 102, người bệnh có thể liên hệ theo các thông tin sau:
- Hà Nội: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Hotline 0888 598 102.
- TPHCM: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh. Hotline 0888 698 102.
Phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở tay hiệu quả
Bệnh viêm da cơ địa ở tay tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng để lại nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt, gây khó khăn khi làm việc, giảm năng suất. Chính vì vậy tất cả chúng ta nên chủ động thực thi các biện pháp phòng tránh dưới đây.
- Giữ gìn vệ sinh vùng tay, hạn chế để da tay tiếp xúc với các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát, lau sàn,…
- Nên lựa chọn các sản phẩm rửa tay, xà bông,… lành tính, có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.
- Khi da tay có những triệu chứng bất thường cần chủ động thăm khám, tuyệt đối không gãi.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày
- Ngoài việc sử dụng các loại kem dưỡng để bảo vệ da tay bạn nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống để bổ sung những khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dễ gây dị ứng như sữa, hải sản, đậu nành và thuốc lá, nước uống có gas, cồn.
- Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như ô nhiễm, lông thú, phấn hoa,…
- Đảm bảo ngủ nghỉ, làm việc, ăn uống có khoa học, đúng giờ giấc, không nên để cơ thể rơi vào tình trạng stress quá lâu.
Mong rằng, từ những nội dung bài viết cung cấp sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa ở tay. Đồng thời, định hình được những tác nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng tránh,… để có một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị